0
Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Động lực thúc đẩy GPRS.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH VÀ NÂNG CẤP MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM (Trang 27 -28 )

Nh đã trình bày ở trên, yếu tố đầu tiên đòi hỏi áp dụng GPRS là vấn đề tốc độ truyền dữ liệu. Thông thờng mạng GSM cũng cho phép truyền dữ liệu , truy xuất Internet thông qua khối IWU (Internet Working Unit) ở MSC. Tuy nhiên tốc độ truyền dẫn của cấu trúc chuyển mạch tổng đài hiện đại của mạng GSM bị hạn chế từ 9,6 Kb/s đến 14,4Kb/s. Trong trờng hợp tốc độ truyền dữ liệu thay đổi từ vài byte đến trên 100 Kb/s thì chuyển mạch tổng đài ( Circuit Swiched) sẽ không đáp ứng đợc mà phải thay thế bằng cấu trúc chuyển mạch gói ( Packed Switching) của mạng GPRS.

Ưu điểm của GPRS là đạt đợc tốc độ truyền dẫn cao. Bởi vì GPRS không cần một kết nối đầy đủ đầu cuối - đầu cuối, do đó một kênh không chỉ dành cho một ngời sử dụng trong khoảng thời gian tồn tại một cuộc gọi . Điều này cho phép tài nguyên vô tuyến đợc chia sẻ bởi tất cả các trạm di động (MS) Với cách sử dụng tài nguyên mềm dẻo này, GPRS đã làm “hỏng” cấu trúc TDMA cố định trong giao diện vô tuyến. Điều này dẫn đến tốc độ truyền dữ liệu trong GPRS tăng lên tới 160 Kb/s (bằng cách sử dụng tối đa 8 khe thời gian TDMA và mỗi khe có tốc độ 21 Kb/s). Hiệu quả tăng lên và tốc độ bít cao hơn và hầu nh độc lập với cả giá cả dẫn tới sự thay đổi của các dịch vụ sóng mang chuyển mạch kênh qua dịch vụ GPRS. Hai hớng phát triển cơ bản cho hai dịch vụ là:

- Tăng hiệu quả sử dụng các kênh vô tuyến GSM do chia sẻ tài nguyên giữa các trạm MS .

- Cơ chế tính cớc dựa trên lợng dữ liệu đợc truyền chứ không phải dựa vào thời gian kết nối.

Một động lực nữa mà thúc đẩy GPRS là nó đồng thời có ích cho những ng- ời điều hành mạng, vì họ có thể sử dụng tài nguyên khan hiếm của họ một cách có hiệu quả hơn bằng cách cho phép chia sẻ tài nguyên giữa các thuê bao của họ.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH VÀ NÂNG CẤP MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM (Trang 27 -28 )

×