Định luật Beer

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các ứng dụng cảm biến quang (Trang 43 - 44)

Định luật Beer (Còn được gọi là định luật Beer Lamber hoặc đinh luật Bouguer) miêu tả sự làm yếu đi của ánh sáng truyền qua một môi trường trung gian bao gồm một dạng hấp thụ của vật chất. Nếu như ánh sáng tới đơn sắc có cường độ là IO qua môi trường, một phần của ánh sáng này sẽ đựơc truyền qua môi trường trung gian trong khi phần khác sẽ được hấp thụ . Cường độ ánh sáng I sẽ truyền qua sẽ giảm dần theo số mũ của khoảng cách.

( )0 0

cd

I I e= −ε λ

*ε λ( ): Hệ số suy giảm hoặc hấp thụ của vật chất tại những bước sóng đặc thù λ.

* c : Hệ số của quá trình hấp thụ vật chất mà nó là hệ số của môi trường trung gian bất biến không thay đổi (c = const).

* d : Hệ số phần độ dài quang học truyền qua môi trường hấp thụ.

Hệ số c được đo bằng mmol L−1 và hệ số làm suy giảm được đo bằng 1 1

mmol cm− − . Định luật Beer dựa trên những tính chất tổng hợp của sự truyền và hấp thụ ánh sáng tới. Nó không đến các quá trình vật lí, gồm sự phản xạ của ánh sáng trên bề mặt của môi trường trung gian hoặc sự tán xạ của ánh sáng trên môi trường trung gian.

Định luật Beer được sử dụng chính xác cho việc xác định sự bão hoà ôxi trong hỗn hợp Hemoglobin nhưng không áp dụng cho tất cả máu trong cơ thể vì sự phân tán của ánh sáng chiếu tới . Tuy thế cách thức làm như vậy sẽ giúp cho chúng ta hiểu sự hấp thụ của ánh sáng như là sự đi xuyên qua tế bào sống , ta có thể dựa vào sự thay đổi đó để tìm ra nhịp tim. Do nhịp tim thay đổi chậm lên phương pháp này rất chính xác.

Trong thực tế của các mô sinh học thì sự tán xạ là cao và định luật này là gần đúng.

Trong luận văn này em dùng sensor TSL 230R để đánh giá sự thay đổi về cường độ sáng khi qua mẫu (ngón tay) và từ đó có thể tính được nhịp tim.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các ứng dụng cảm biến quang (Trang 43 - 44)