Để đo nhịp tim của một bệnh nhân ta dùng một đèn LED màu đỏ chiếu vào ngón tay. Cách bố trí phép đo dưới biểu diễn trên hình 34.
Nhìn vào hình 35 ta thấy được đường cong đặc tính hấp thụ của ánh sáng đỏ của Hemoglobin bị ôxi hoá và Hemoglobin không bị ôxi hoá
Hemoglobin ôxi hoá hấp thụ mạnh ánh sáng ánh sáng đỏ (600 đến 700nm) , còn Hemoglobin không bị ôxi hóa thì ngược lại.
Hình 35 : Sự phụ thuộc của độ hấp thụ ánh sáng vào biên độ sóng ánh sáng tới.
Sau khi truyền ánh sáng đỏ lên mẫu thử qua mẫu thử và đến TSL230, thì ta sẽ thu được xung ra theo tỉ lệ của độ hấp thụ tế bào Hemoglobin.
Cường độ ánh sáng mà photodiode nhận được có dạng như hình 36. Mỗi tín hiệu gồm 2 thành phần:
Thành phần 1 chiều DC: Idc gây ra do sự hấp thụ của tĩnh mạch (V), xương, da, mô (T) là không đổi.
Thành phần xoay chiều AC, biến đổi đồng bộ với nhịp tim: Iac là thành phần mang thông tin về nồng độ oxy bão hoà của máu trong động mạch (A).
Sau khi tách thành phần một chiều DC (không mang thông tin về nồng độ oxy bão hoà trong động mạch) ta thu được tín hiệu như sau.
Hình 37: sự thay đổi cường độ sáng khi truyền qua ngón tay.
Nhìn vào hình 37 ta thấy sự biến đổi tuần hoàn. Ứng với một xung tương đương với nhịp tim. Do sự thay đổi là rất châm ta có thể lấy khoảng từ 5 mẫu xung trở lên thì ta có thể tính được nhịp tim rất chính xác chấp nhận được.