Chương trình và cấu hình làm việc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các ứng dụng cảm biến quang (Trang 47 - 48)

Trong luận văn em dùng PIC 16F877A để đo tần số đầu ra của TSL230.

Ánh sáng đi qua ngón tay, nó sẽ được thu bởi chíp TSL 230 với đặc tính thu ánh sáng rồi biến đổi thành xung vuông.

Xung vuông đưa ra khỏi chân của TSL 230 đã được điều chỉnh tỉ lệ bằng cách tác dụng xung ở các chân (S0, S1, S2, S3) để ta có một tỉ lệ tần số xung thích hợp khi đưa vào vi xử lý.

Ta đưa trực tiếp xung vào chân RC1 của vi điều khiển PIC 16F877A.

Dùng bộ đếm timer 1 để đếm số xung vào ở chân RC1. Dùng ngắt timer2 để tạo thời gian đếm trong thởi gian là 21.8 ms.

Từ đó ta có thể biết được số xung đưa vào vi điều khiển trong thời gian là 21.8 ms.

Khi đó ta có thể thấy được sự thay đổi của số xung đưa vào vi điều khiển chính là sự thay đổi tần số. Sự thay đổi này ứng với những thay đổi oxy trong máu và kết thúc một chu kỳ thay đổi chính là ứng với một nhịp tim.

Để xác định được những chu kỳ đó ta sẽ tìm những điểm max trong mỗi chu kỳ vào đếm số lần đạt max đó trong khoảng thởi gian là 10s khi đó ta có thể tính được nhịp tim.

Ta xem hình 36 thấy rằng sự hấp thụ ánh sáng sau khi truyền qua ngón tay và tần số chuyền từ TSL230 đến vi điều khiển cũng có sự biến đổi giống như vậy. Ta thấy có những đỉnh chính và những đỉnh phụ khi dùng các thuật toán ta phải tránh việc đếm nhầm những đỉnh phụ đó. Trong luận văn này em đã khảo sát nhiều lần và điều chỉnh hệ số chia của đầu ra TSL 230 sao cho độ biến thiên đó nằm trong khoảng từ 70 đến 110 xung. Khi đó thì ta thấy rằng các đỉnh chính có giá trị trên 90 xung. Như vậy ta có thể loại trừ được các đỉnh phụ.

Kết quả đo thu được nhịp tim sau khi lấy trung bình sẽ được hiện lên trên màn LCD.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các ứng dụng cảm biến quang (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w