Mã hóa khóa công khai

Một phần của tài liệu Mã hóa bảo mật trong Wimax (Trang 52 - 53)

Nhược điểm của hệ mật đối xứng là yêu cầu phải có thông tin về khóa giữa bên gửi và bên nhận qua một kênh an toàn, trước khi gửi một bản tin an toàn trước khi gửi một bản mã bất kì. Trên thực tế điều này rất khó đảm bảo an toàn cho khóa bí mật, vì họ có thể ở cách xa nhau và chỉ có thể liên lạc với nhau bằng thư tín điện tử (email). Vì vậy họ khó có thể tạo một kênh bảo mật an toàn cho khóa bí mật được.

Ý tưởng xây dựng một hệ mật mã hóa công khai hay bất đối xứng là tìm

ra một hệ mật có khả năng tính toán để xác định dk khi biết ek (dk là luật giải mã,

ek là luật mã hóa). Nếu thực hiện được như vậy quy tắc mã ek có thể được công

khai bằng cách công bố nó trong một danh bạ. Bởi vậy nên có thuật ngữ mã hóa công khai hay mã hóa bất đối xứng.

Ưu điểm của hệ mã hóa bất đối xứng là ở chỗ không những chỉ có một người mà bất cứ ai cũng có thể gửi bản tin đã được mã hóa cho phía nhận bằng

cách dùng mật mã công khai ek. Nhưng chỉ có người nhận A mới là người duy

nhất có thể giải mã được bản mã bằng cách sử dụng luật giải bí mật dk của

mình. Ý tưởng về một hệ mật khóa bất đối xứng được Difie và Hellman đưa ra vào năm 1976. Còn việc hiện thực hóa nó thì do Rivest, Shamir và Adleman đưa ra lần đầu tiên vào năm 1977 họ đã tạo nên hệ mật nổi tiếng RSA [17]. Kể từ đó đã công bố một số hệ mật dựa trên các bài toán khác nhau.Sau đây ta sẽ tìm hiểu một số phương pháp mã hóa bất đối xứng hay mật mã công .

Mã hóa bảo mật trong Wimax Chương II : Các phương pháp mã hóa bảo mật

Một phần của tài liệu Mã hóa bảo mật trong Wimax (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w