Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua:

Một phần của tài liệu Phan tich hoat dong kinh doanh Viet Uc ppt (Trang 51 - 54)

- Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua.

5.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua:

doanh nghiệp trong thời gian qua:

5.1 Các nhân tố bên trong:

Công ty đang sở hữu một nguồn nhân lực trẻ, trình độ cao, giàu lòng nhiệt huyết và hăng say trong công việc. Vì vậy năng lực cũng như năng suất lao động luôn ở mức cao. Đồng thời tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, thoả mản nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Do đó uy tín của công ty ngày càng được nâng cao trên thị trường trong nước và ngoài nước.

Trình độ nhân sự ở công ty: Sau đại học: 3 người.

Đại học: 38 người. Cao đẳng: 09 người. Trung cấp: 48 người.

Lao động khác và lao động thời vụ: 197 người.

Công ty có một đội ngũ Marketing giàu kinh nghiệm, thu thập thông tin và xử lý thông tin kịp thời, chính xác, từ đó làm cho hoạt động của toàn công ty luôn được phối hợp hài hoà với nhau từ khâu sản xuất đến tiêu thụ thành phẩm điều đạt được tiêu chuẩn cao đủ chất lượng để cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của công ty là do sự lãnh đạo của ban giám đốc công ty, luôn đưa ra những phương hướng chỉ đạo đúng hướng, sát với tình hình thực tế nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Công ty luôn tìm hiểu kỹ khách hàng trước khi giao dịch nên đã tránh được các vụ làm ăn lừa bịp trên thương trường.

Do công ty sản xuất nhiều mặt hàng đa dạng, về chủng loại nên khó khăn trong việc xác định giá thành của từng loại sản phẩm riêng biệt.

Tài chính của công ty còn hạn chế nên còn phụ thuộc vào nguồn vốn vay của ngân hàng. Mặc khác do lãi suất ngân hàng còn khá cao đã gây không ít khó khăn cho việc cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Thành Uỷ - UBND TP Cần Thơ cùng các cơ quan chức năng, các nhà cung cấp nguyên vật liệu đã nhiệt tình ủng hộ, các ngân hàng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn do đó Công ty ngày càng phát triển bền vững.

Ngoài việc sản xuất tôn xây dựng các công trình Công ty còn kinh doanh trồng Tràm nên phần nào cũng chủ động được nguồn nguyên vật liệu cho xây dựng công trình cũng như thu được một nguồn lợi không nhỏ từ việc xuất bán nguồn nguyên liệu này.

5.2 Các nhân tố bên ngoài:

Yếu tố kinh tế:

Trong những năm qua nước ta tốc độc tăng trưởng kinh tế không ổn định do bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong những năm qua. Theo Tổng cục Thông kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 ước tính tăng 8.48% so với năm 2006.Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 là 5,32% tuy vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,18% của năm 2008, nhưng đã vượt mục tiêu tăng 5% của kế hoạch. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng dương tương đối cao như trên là một thành công lớn. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2010 ước tính tăng 5,83% so với cùng kỳ năm 2009, tuy chưa bằng mục tiêu tăng 6,5% đề ra cho cả năm nhưng cao hơn nhiều so với quý I/2009, chứng tỏ nền kinh tế nước ta đang tiếp tục phục hồi và tăng trưởng nhanh dần.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta bắt đầu ổn định thì nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ phải gấp đôi sự phát triển kinh tế, nếu không cơ sở hạ tầng sẽ là lực cản. Trong bối cảnh hội nhập mạnh của Việt Nam như hiện nay, nhu cầu về nhà ở, khách sạn, các quy hoạch đô thị mới đã đưa Việt Nam trở thành thị trường xây dựng có nhiều cơ hội để đầu tư sinh lời. Các chỉ số dự báo về tăng trưởng, phát triển kinh tế của Việt Nam và các dự án xây dựng được công bố trong thời gian gần đây đã làm cho thị trường xây dựng Việt Nam càng trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Italy, Pháp, Trung Quốc, Singapore. Thị trường xây dựng ngày càng được mở rộng sẽ kéo theo thị trường vật liệu xây dựng phát triển.

Nền kinh tế đang biến động theo mọi chiều hướng không ai có thể ngờ trước được, do đó song song với những cơ hội là những thách thức đối với doanh nghiệp. Trong tình hình hiện nay, giá vật liệu đang lên cơn sốt, nên gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên vật liệu đôi khi phải mua bán thành phẩm, việc đầu tư một công trình thi công nào đó công ty cần xem xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.

Lạm phát:

Trong thời gian qua vấn đề lạm phát luôn được các nhà kinh tế quan tâm rất nhiều, vì nó là một tác nhân luôn ngầm làm giảm những lợi ích mà họ nhận được. trong một nền kinh tế thị trường thì lạm phát là tất yếu khi kinh tế phát triển nhưng nó phải ở mức một con số thích hợp. Khi lạm phát quá cao, cao hơn cả tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thì khi đó nó sẽ làm giảm động lực đầu tư kinh doanh. Theo các nhà tư vấn kinh tế Việt Nam thì tỷ lệ lạm phát nên giữ ở mức một con số.

Khi chúng ta gia nhập nền kinh tế thế giới, hứa hẹn nền kinh tế nước nhà sẽ có những bước tiến nhất định nhưng đồng thời cũng mang về nhiều rủi ro trong đó có “lạm phát” gia tăng. Trong năm 2007 lạm phát ở mức 12,63 %, và cao hơn nữa là 22,97 % năm 2008, tỷ lệ này đã vượt qua mức

một con số. Các nhà kinh tế thấy rằng những gì mình mang về ít hơn. Đặc biệt, trong tháng 08 năm 2008 tỷ lệ lạm phát đã chạm mức 28,3% mức cao nhất trong nhiều năm qua từ khi tỷ lệ này lên mức 67,1% năm 1991. Tỷ lệ lạm phát tăng cao đã mang lại nhiều hậu quả cho nền kinh tế và lợi ích của người dân mà đặc biệt là người nghèo.

Đối với nền kinh tế nước nhà nó làm tăng giá cả các loại hàng hóa, tăng chi phí nguyên liệu đầu vào đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm động lực sản xuất kinh doanh vì mọi người thấy lợi ích bị giảm, làm ăn không có hiệu quả, kéo theo sản xuất bị trì trệ. Từ đó tốc độ phát triển kinh tế bị chậm lại. Cụ thể là tốc độ phát triển kinh tế năm 2007 là 8,48 %, trong khi năm 2008 chỉ còn 6,23%. Hậu quả của lạm phát lên cao là rất nghiêm trọng đối với một nền kinh tế còn non trẻ như nước ta.

Riêng đối với ngành xây dựng thì hậu quả của nó còn nặng nề hơn nữa. Vì xây dựng là một ngành có chi phí đầu vào cao, giá nguyên liệu đầu vào phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế thế giới và nước nhà, nhiều loại nguyên liệu đầu vào phải nhập từ nước ngoài. Do đó, một khi nền kinh tế hoạt động không bình thường thì ngành luôn chịu nhiều tổn thất nhất. Điển hình như trong thời gian vừa qua lạm phát lên cao, giá nguyên liệu đầu vào lên cao vùng vụt, hôm nay đấu thầu với mức giá này nhưng ngày hôm sau giá vật liệu đã lên cao không ngờ. Giá cả các loại vật tư trong thời gian qua có những biến động mạnh đã làm giới đầu tư trong ngành này đau đầu. Với tình hình này thì ít ai muốn đầu tư vào để xây dựng nữa.

Nhưng tình hình lạm phát đã bất ngờ đảo chiều, đầu năm 2009 người ta cảm thấy được nguy cơ giảm phát ở nước ta. Trong năm tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống mức 6,88%. Giảm phát nguy hiểm hơn lạm phát rất nhiều, nó mang lại hậu quả còn nghiêm trọng hơn, sẽ không có ai còn muốn sản xuất kinh doanh nữa. Nhưng nhìn ở mặt bằng chung thì năm 2009, tình hình kinh tế nước ta khả quan hơn hai năm trước đó,vì tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống mức một con số. Quý I/2010 con số tỷ lệ lạm phát đã là trên 4%, điều này khiến cho các nhà kinh tế lo lắng về khả năng giữ tỷ lệ này ở mức một con số trong năm 2010.

Yếu tố tự nhiên:

Thành phố Cần Thơ là đô thị trực thuộc Trung ương có diện tích nội thành 53 km2 và diện tích tự nhiên 1.389,59 km² và dân số 1.187.089 người. Trong đó: Dân cư thành thị 781.481 người chiếm 65,8% và dân cư nông thôn 405.608 người chiếm 34,2%. Phía bắc Cần Thơ giáp tỉnh An Giang, nam giáp tỉnh Hậu Giang, tây giáp tỉnh Kiên Giang, đông giáp hai tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp.

Cần Thơ là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm kinh tế, văn hoá, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.

Ngày 24/06/2009 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 889/QĐ-TTg, công nhận TP Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Đây là một mốc quan trọng tạo đà cho quá trình thành phố đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa biến Cần Thơ trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020: là trung tâm kinh tế - xã hội, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hoá của vùng đồng bằng sông Cửu Long; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của Vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hình chung vị trí địa lý của công ty khá thuận lợi vì mặt trước của công ty gần quốc lộ, phía sau gần Sông Hậu nên việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng như công cụ dụng cụ, thành phẩm rất thuận lợi bảo đảm cung cấp nguồn nguyên liệu thường xuyên cho sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Với những điều kiện tự nhiên như trên đã mang đến cho công ty CP Lâm nghiệp và Xây dựng Việt Úc nhiều điều kiện mở rộng thị trường mình, bên cạnh đó cũng là sức ép và thách thức đối với doanh nghiệp trong việc giữ vững vị thế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh:

Trong xu thế hội nhập như hiện nay, để có thể giúp công ty đứng vững trên thị trường thì cần phải có khả năng cạnh tranh cao. Muốn được như vậy, thì chúng ta phải biết được đối thủ trong ngành của công ty là ai, những đối thủ cạnh tranh trực tiếp nào ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Do tính đặc thù của ngành xây dựng nên việc phân tích đối thủ cạnh tranh tương đối khó để biết thông tin của đối thủ cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh ít khi tuyển dụng mà họ thường tuyển dụng những người quen biết và đáng tin cậy. Trong quá trình thực tập, nhờ sự giúp đỡ của các anh/chị trong phòng ban đã cung cấp cho tôi những đối thủ đang cạnh tranh với công ty đó là: Công ty CP Vật liệu Xây dựng Motilen Cần Thơ, Công ty TNHH xây dựng thương mại vận tải Phan Thành và Công Ty TNHH Vật liệu Xây dựng Thanh Trúc. Ngoài ra, công ty còn xác định rõ không chỉ có ba công ty được đề cập dưới đây thì công ty cũng còn nhiều đối thủ cạnh tranh khác nữa.

Công ty CP Vật liệu Xây dựng Motilen Cần Thơ

- Tên tiếng Anh: Motilen Cantho Building Materials Joint Stock Company.

Một phần của tài liệu Phan tich hoat dong kinh doanh Viet Uc ppt (Trang 51 - 54)