Kết quả của cuộc cải cách giáo dục.

Một phần của tài liệu Lịch sử giáo dục VN (Trang 36 - 39)

2. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam năm 1917: Xóa bỏ nền giáo dục Nho giáo, xác lập và củng cố nền giáo dục Việt Nam

2.3. Kết quả của cuộc cải cách giáo dục.

Cuộc cải cách giáo dục lần hai được chính quyền thực dân Pháp triển khai trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Xóa bỏ triệt để nền giáo dục Nho học, thay vào đó là nền giáo dục Pháp - Việt hoàn toàn mới. Cuộc cải cách giáo dục lần hai Pháp đã xác lập một nền giáo dục chung cho cả 3 kỳ: Nam kỳ - Trung kỳ - Bắc kỳ, hệ thống giáo dục cũng được kiện toàn, thống nhất từ bậc tiểu học, trung học, trường nghề cho đến bậc cao đẳng đại học về cách thức tổ chức, nội dung và phương pháp giảng dạy, còn quy chế thi cử và việc học được thắt chặt hơn ở các cấp để hạn chế phát triển giáo dục. Cuộc cải cách đã đưa lại những kết quả khá tốt, phục vụ đắc lực cho công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam nhất là các trường chuyên nghiệp và cao đẳng.

2.4.Nhận định và đánh giá về cuộc cải cách.

.Tác động tích cực.

Về hình thức, đó là việc tổ chức hệ thống trường học, cấp học, lớp học có hệ thống bài bản, với hình thức tổ chức dạy học tập trung.

Về nội dung giáo dục, chương trình được xây dựng với nội dung giáo dục toàn diện không chỉ có khoa học xã hội mà cả khoa học tự nhiên, kĩ thuật, ngoại ngữ. Trang bị cho học sinh hai thứ ngôn ngữ hữu ích để mở rộng giao tiếp và hiểu biết của mình đối với các nền văn hóa thế giới. Giáo dục Nam Kì đã đào tạo được một đội ngũ trí thức Tây học, một tầng lớp mới trong xã hội Nam Kỳ lúc bấy giờ.

.Tác động tiêu cực.

Chính sách ngu dân, hạn chế dân trí khiến cho nhân dân ta chỉ có thể có một số kiến thức cơ bản, đủ để phục vụ cho nhu cầu khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

Chính sách giáo dục theo chiều ngang, chứ không phải theo chiều dọc. Điều này đã hạn chế sự phát triển của nhân dân ta, các thế hệ tiếp nối không có đủ tri

thức để thoát ra khỏi ách áp bức của thực dân Pháp.

Người Pháp sẽ không bao giờ cho dùng tiếng Pháp để truyền bá tư tưởng cách mạng chống lại họ và dĩ nhiên tiếng Việt thì phải là “cỗ xe” dùng để chuyên chở tư tưởng Pháp. Nên bên cạnh những những thuận lợi thì điều này cũng mang lại những bất lợi cho nhân dân ta trong việc truyền bá tư tưởng cách mạng ra bên ngoài để chống lại Pháp, kêu gọi sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế.

Nền giáo dục mới mang tính chất triệt hạ dần nền văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam, loại bỏ cả những yếu tố tốt đẹp.

Các trường Pháp mở ra cho người bản xứ là quá ít và kinh phí hầu như do nhân dân lo liệu.

Lực lượng trí thức do nền giáo dục từ các trường Pháp đào tạo ra không đáp ứng đủ yêu cầu của đông đảo nhân dân.

Trình độ sinh viên chưa đồng đều, thời gian học còn ngắn, chương trình đào tạo chưa hoàn chỉnh.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Thực dân Pháp tiến hành xâm chiếm Việt Nam dưới con bài là khai hóa văn minh, giúp những con người lạc hậu ở xứ An Nam có thể tiếp cận với văn minh phương Tây. Bằng con bài đó, Pháp đã từng bước tiến hành gây ảnh hưởng của nền văn minh mẫu quốc, nền văn minh nước “Đại Pháp” nên xứ An Nam nhỏ bé nhằm giúp những người dân ở đây trở nên văn minh hơn.

Để minh chứng cho sự khai hóa văn minh đó là người Pháp đã cho xây dựng những cơ sở giáo dục, và đặc biệt là cho tiến hành các cuộc cải cách về giáo dục nhằm khẳng định sự ảnh hưởng của mình. Tuy nhiên các cuộc cải cách của thực dân Pháp về giáo dục đối với Việt Nam nó chỉ mang tính chất cục bộ và nó không thật sự làm một cách tới nơi tới chốn như mục tiêu ban đầu của Pháp đến và đề ra. Những cuộc cải cách giáo dục của thực dân Pháp đề ra thì xét cho cùng nó cũng chỉ để nhằm mục đích đó là đem lại lợi ích về cho mẫu quốc và không cần quan tâm tới thuộc địa của mình.

Hai cuộc cải cách giáo dục mà Pháp đề ra nhằm xóa bỏ sự ảnh hưởng không cần thiết của Nho giáo và sự ảnh hưởng của Trung Hoa. Thực tế, qua hai cuộc cải cách lớn về giáo dục đó thực dân Pháp đã căn bản hoàn thành được những gì mà mình muốn đạt được đó là xóa bỏ việc dạy chữ Hán và giáo dục bằng Nho học và thay vào đó là giáo dục bằng tiếng Pháp và tiếng Việt.

Hai cuộc cải cách mà Pháp thực hiện mục đích chủ yếu là chỉ để đào tạo ra những con người ưu tú để phục vụ cho nước Pháp, phục vụ và làm việc trong những vị trí mà được người Pháp sắp xếp.

Tóm lại, hai cuộc cải cách giáo dục của thực dân Pháp thực hiện ở nước ta là những cuộc cải cách chỉ mang tính chất cục bộ, hiệu quả của hai cuộc cải cách này đem lại nó chỉ có tác động tới khoảng 5% dân số, số còn lại là 95% dân số rơi vào tình trạng mù chữ. Đây cũng là một trong những thủ đoạn mà thực dân Pháp muốn tiến hành nhằm thực hiện chính sách “ngu dân” nhằm dễ bề cai trị.

Một phần của tài liệu Lịch sử giáo dục VN (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w