Những hạn chế còn tồn tại:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hoạt động Kinh Doanh dịch vụ du lịch của Cty cổ phần du lich Bưu điện giai đoạn 2000-2005 (Trang 38 - 42)

4. Thực trạng hoạt động đầu tư của Công ty du lịch cổ phần Bưu điện trong giai đoạn 2000-2005:

4.4. Những hạn chế còn tồn tại:

Tuy đã đạt được nhiều thành công, song quá trình đầu tư của công ty còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục.

Trong cơ cấu vốn huy động của công ty, nguồn vốn vay chiếm một tỷ lệ rất cao, tới 65% tổng nguồn vốn đầu tư. Hiện nay, khi Nhà nước vẫn chưa thực sự đưa vào những biện pháp khuyến khích đầu tư cho ngành du lịch thì đây trở thành một nguy cơ lớn, chứa đựng nhiều rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là khi doanh nghiệp đã chuyển thành công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên, không còn có sự trợ giúp cho hoạt động đầu tư từ phía Nhà nước. Sở dĩ có tình trạng trên là do nguồn vốn nội tại của công ty không thể theo kịp với nhu cầu phát triển chung, đặc biệt là đối với những dự án liên doanh có số vốn đầu tư rất lớn.

Công ty đã vấp phải những trở ngại lớn trong quá trình quản l

C ý vốn đầu tư

khiến cho các dự án không theo kịp tiến độ định trước, mà nguyên nhân chủ yếu là quá trình lập kế hoạch đầu tư không được tiến hành đều đặn và kịp thời điều chỉnh theo thực tế hàng năm, nên tính khả thi của kế hoạch đầu tư không cao.

Trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, trong những năm qua, công ty giành khá nhiều vốn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho việc quản l

n ý và điều hành, tuy nhiên, dự

án thường bị chậm hơn so với tiến độ. Nguyên nhân của vấn đề này là do quá trình giải quyết thủ tục hành chính chậm, vấn đề giải ngân của công ty gặp phải khó khăn trong quá trình vay vốn, nhà thầu thi công tiến hành không đúng tiến độ. Đây là những hạn chế còn tồn tại phổ biến trong quá trình thi công xây dựng tại các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Công ty chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực khách sạn nhà hàng, trong những năm gần đây, công ty đã thực hiện liên doanh với các công ty nước ngoài trong việc xây dựng

các khách sạn có tiếng tại Hà Nội, song, các lĩnh vực khác của loại hình dịch vụ du lịch lại chưa được đầu tư nhiều. Theo một cuộc điều tra tại triển lãm quốc tế về du lịch tại Hồng Kông, khách sạn và khu nghỉ dưỡng chỉ chiếm 21,1% sự quan tâm của khách du lịch, còn phương tiện giao thông chiếm 14,8%, điểm du lịch và các công viên chủ đề chiếm 13%. Công ty đã thực hiện nhiều dự án liên doanh trong lĩnh vực khách sạn nhưng chỉ có một dự án liên doanh trong lĩnh vực phương tiện vận chuyển khách và không có dự án xây dựng các điểm vui chơi, khu công viên, khu giải trí. Hơn nữa, công ty vẫn chủ yếu đầu tư phát triển tại thị trường Hà Nội, các dự án đầu tư của công ty đa phần chỉ tập trung trên địa bàn Hà Nội mà không có nhiều các dự án mở rộng ra các tỉnh. Đối với hoạt động du lịch thì hạn chế này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình cung cấp các dịch vụ du lịch của công ty. Sở dĩ còn tồn tại hạn chế này là do công ty vẫn chỉ tập trung vào phát triển khu vực thị trường du lịch tại Hà Nội, vốn là thị trường truyền thống của công ty, hơn nữa khi đầu tư ra địa bàn khác, công ty gặp phải những thủ tục hành chính rườm rà và sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ cạnh tranh vốn đã chiếm được những thị phần không nhỏ tại các địa bàn này. Trong tương lai, nếu chỉ co cụm đầu tư trong một địa bàn, công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ, mở rộng địa bàn hoạt động và nâng cao sức cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp trên thị trường.

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng thương hiệu, mặc dù đã giành những nguồn quỹ tương đối lớn trong việc quảng bá thương hiệu, song nguồn vốn này vẫn chưa xứng tầm với sự phát triển mở rộng của công ty như hiện nay. Công ty vẫn coi nhẹ việc đầu tư vào lĩnh vực này nên so với các đối thủ cạnh tranh như Sài Gòn Tourist, thương hiệu của công ty phát triển tương đối kém hơn, ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường. Hạn chế này do nhiều nguyên nhân: thứ nhất, cũng giống như các công ty Việt Nam khác, công ty cổ phần du lịch Bưu điện ít coi trọng việc đầu tư phát triển thương hiệu mà công ty chú trọng nhiều vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ, mở rộng phạm vi hoạt động. Thứ hai, do các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm về thương hiệu ở Việt Nam chưa đủ mạnh, thương hiệu của công ty liên tiếp bị các công ty du lịch mới hình thành ăn cắp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của công ty

trên thị trường, cho dù trong nhiều năm qua, công ty đã không ít lần lên tiếng đòi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý triệt để vấn nạn này, song, số vụ xử phạt vẫn rất hạn chế, số công ty du lịch tư nhân hoạt động dưới tên công ty vẫn còn tồn tại phổ biến và hoạt động ngang nhiên,

b điều này đã làm nản lòng các nhà quản lý của công

ty.

Giai đoạn 2000-2005, việc cải thiện về chất lượng dịch vụ lại không đi kèm với việc việc mở rộng về quy mô. Chất lượng dịch vụ của công ty đã tăng lên rất nhiều so với những năm trước kia, song loại hình dịch vụ của công ty không có được nét đột phá, không tương xứng với tốc độ phát triển như hiện nay của công ty. Đây là điểm yếu chung của các công ty du lịch Việt Nam làm giảm uy tín của các công ty này trên thị trường quốc tế, giảm sức cạnh tranh đối với những nhà điều hành hoạt động lữ hành của nước ngoài. Nguyên nhân là do công ty đã coi nhẹ hoạt động Marketing nên không đầu tư nhiều vào hoạt động này, biểu hiện cụ thể là trong công ty không có phòng Marketing mà nhân viên các phòng du lịch kiêm nhiệm luôn hoạt động này, điều này đã làm cho hoạt động kinh doanh của công ty không theo kịp với yêu cầu của thị trường, không nắm bắt được hết yêu cầu của khách hàng. Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến hạn chế này đó là do hiện nay, các công ty du lịch của Việt Nam thường không chú trọng vào việc phát triển sản phẩm riêng của mình mà thường có xu hướng bắt chước sản phẩm của nhau, khi một công ty chào sản phẩm mới thu hút được nhiều khách hàng thì ngay lập tức, các công ty khác cũng có những sản phẩm tương tự, do vậy, sản phẩm của các công ty thường giống nhau, không có được nét đột phá đáng kể.

Đội ngũ nhân viên đã được công ty đầu tư khá nhiều, song, trong những năm gần đây, một số nhân viên có trình độ chuyên môn cao đã tách khỏi công ty, gây ra sự thiếu hụt về đội ngũ nhân viên được đào tạo đúng chuyên ngành. Nguyên nhân chính là mặc dù đã có nhiều chế độ đãi ngộ đối với nhân viên, nhưng so với các công ty nước ngoài về lương, điều kiện làm việc và chế độ thưởng thì công ty vẫn không thể theo kịp, thêm vào đó, nền kinh tế thị trường phát triển không ngừng đã tạo ra những cơ hội kinh doanh lớn khi đã có được kiến thức và những kinh nghiệm thực tế thì

những nhân viên này lại muốn thử sức với hoạt động kinh doanh riêng của mình, chính vì vậy, công ty khó có thể giữ chân họ làm việc tại công ty. Bên cạnh đó, công ty vẫn chưa đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nên không có những chuẩn mực nhất định đánh giá quá trình hoạt động trong toàn công ty, khiến cho công tác quản lý đội ngũ nhân viên gặp nhiều khó khăn, khó kiểm soát được chất lượng của hoạt động đầu tư vào nguồn nhân lực.

Mặc dù đã được đầu tư các trang thiết bị hiện đại, nhưng việc sử dụng các trang thiết bị này vẫn còn hạn chế, không khai thác được hết công dụng của thiết bị hiện đại không tận dụng khai thác được những ưu thế do công nghệ thông tin mang lại, không tạo được tác phong chuyên nghiệp trong việc tổ chức và điều hành các chương trình du lịch. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh của công ty, đặc biệt là trong quá trình cạnh tranh tổ chức hình thức du lịch sự kiện, là hình thức du lịch đòi hỏi trình độ tổ chức và tính chuyên nghiệp cao.

Chương III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY C

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hoạt động Kinh Doanh dịch vụ du lịch của Cty cổ phần du lich Bưu điện giai đoạn 2000-2005 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w