Hoàn thiện việc đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất (Trang 67 - 71)

II/ MÔT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY

3. Hoàn thiện việc đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá công việc được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động.

Đánh giá công việc là một việc không thể thiếu và luôn tồn tại trong mọi tổ chức. Thông qua việc đánh giá công việc mà người lao động đã thực hiện để xác định mức độ hoàn thành hay chính là xác định hệ số hoàn thành cho mỗi người lao động nhất định. Từ đó, có thể xác định được mức lương trả cho họ tương xứng với kết quả họ đã thực hiện được.

Vấn đề đang tồn tại hiện nay của công ty là việc xác định hệ số hoàn thành công việc để có thể tiến hành trả lương cho người lao động còn găp khó khăn, chưa đánh giá đúng kết quả làm việc của người lao động. Do vậy, hoàn thiện công tác đánh giá công việc càng trở nên có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi tổ, nhóm nhằm xác định chính xác hệ số hoàn thành cho mỗi lao động thuộc tổ mình. Vậy làm thế nào để hoàn thiện công tác đánh giá công việc hiện nay của công ty?

Để đánh giá thực hiện công việc cần phải thiết lập một hệ thống đánh giá với các yếu tố cơ bản sau:

Một là, xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc.

Tiêu chuẩn thực hiện công việc là một hệ thống các chỉ tiêu hay tiêu chí để thể hiện các yêu cầu của việc hoàn thành một công việc cả về số lượng và chất lượng. Đó chính là các mốc chuẩn cho việc đo lường thực tế thực hiện công việc của người lao động.

Để có thể đánh giá có hiệu quả, các tiêu chuẩn cần được xây dựng một cách hợp lý vầ khách quan, tức là phản ánh được kết quả và hành vi cần có để thực hiện thắng lợi một công việc.

Nhưng trên thực tế, việc xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc không phải là dễ dàng. Có 2 cách để xây dựng các tiêu chuẩn:

 Chỉ đạo tập trung: Người lãnh đạo bộ phận viết các tiêu chuẩn và phổ biến cho người lao động để thực hiện.

 Thảo luận dân chủ: Người lao động và người lãnh đạo cùng bàn bạc để đưa ra quyết định về các tiêu chuẩn thực hiện công việc.

Hai là, đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn. Đo lường sự thực hiện công việc chính là việc đi so sánh thực tế thực hiện công việc với các tiêu chuẩn đã được đề ra, từ đó đưa ra các đánh giá có tính quản lý về mức độ tốt hay kém việc thực hiện công việc của người lao động. Hay nói cách khác, đây chính là việc ấn định một con số hay một thứ hạng cụ thể để phản ánh mức độ thực hiện công việc của người lao động dựa trên những đặc trưng hay khía cạnh đã được xác định trước của công việc.do vậy, cần xây dựng một công cụ đo lường tốt và nhất quán sao cho tất cả mọi người đều có thể áp dụng được.

Các bước đo lường:

* Bước 1: Xác định đối tượng cần đo lường trong công việc của người lao động.

* Bước 2: Lựa chọn tiêu thức để đo lường.

* Bước 3: Lựa chọn phương hướng cho hệ thống đo lương nên hướng vào việc sử dụng các kết quả của công việc hay hành vi thực hiện hay các phẩm chất của người lao động khi thực hiện công việc.

Ba là, thông tin phản hồi với người lao động và bộ phận quản lý nguồn nhân lực.

Thông tin phản hồi về kết quả đánh giá thường được thực hiện thông qua một cuộc thảo luận chính thức giữa người lao động và lãnh đạo bộ phận vào cuối mỗi chu

kỳ đánh giá. Việc phản hồi thông tin đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các quyết định về thù lao hay kỷ luật ...của người lao động.

Tùy thuộc vào tính chất và mục đích đánh giá của từng công việc, mỗi đơn vị sẽ lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp trên cơ sở thiết kế các phiếu đánh giá.

Trong các phiếu đánh giá này các đơn vị sẽ chấm điểm cho lao động của mình theo ba mức độ thực hiện công việc là hoàn thành và hoàn thành vượt mức công việc được giao và không hoàn thành.

Từ việc phân tích tình hình thực tế như trên, ta có thể nhận thấy trong hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể của công ty hiện nay vẫn đang còn tồi tại một hạn chế chưa khắc phục được. Đó là làm thế nào để có phương pháp giúp xác định chính xác hệ số hoàn thành công việc cho các cá nhân trong tổ, để có thể trả lương thích đáng cho người lao động nhằm khuyến khích họ tích cực làm việc, nâng cao năng suất lao động.

Qua việc nghiên cứu tìm hiểu công việc thực tế của từng đối tượng hiện nay trong công ty, đồng thời kết hợp với việc tham khảo các phương pháp đánh giá thực hiện công việc của công ty làm ăn hiệu quả khác, tôi xin đề xuất một phương pháp như sau. Đó là phương pháp kết hợp giữa cá nhân và lãnh đạo trực tiếp của cá nhân đó cùng tham gia đánh giá. Dựa vào các chỉ tiêu đánh giá đã được xây dựng trong

bảng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc tương ứng với công việc họ làm được quy định cụ thể trong quy chế trả lương của công ty, các cá nhân có thể tự chấm điểm kết quả hoàn thành công việc của mình và sau đó, người lãnh đạo từng bộ phận có thể kiểm tra kết quả của nhân viên bằng cách chấm điểm lại. Để lãnh đạo các bộ phận cũng như từng cá nhân trong bộ phận đó có thể dễ dàng tự chấm điểm cho mình, phòng tổ chức nên có biện pháp phổ biến rộng rãi các tiêu chuẩn đánh giá đã được công ty quy định đến từng cá nhân, từng phân xưởng như có thể dán trực tiếp các bảng tiêu chuẩn tại các bộ phận, phân xưởng…nơi công nhân trực tiếp làm việc. Làm như vậy, không những tạo cho các cá nhân tính tự giác, trung thực trong việc đánh giá (vì tất cả đều được công khai) mà còn khuyến khích họ tham gia đánh giá cùng vì điều này giúp họ xác định được mức lương nhận được sau này. Đồng thời phương

pháp này còn giúp cho lãnh đạo các bộ phận có thể đánh giá kết quả làm việc của nhân viên một cách chính xác, công bằng, công khai nhờ việc kết hợp tham khảo kết quả đánh giá của chính các cá nhân. Mặt khác, việc để lãnh đạo trực tiếp các cá nhân xác định hệ số hoàn thành cho nhân viên thuộc bộ phận mình, rồi mới trình phòng tổ chức để tính lương cho người lao động sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Bởi chính họ là người gắn bó, giám sát sát sao trực tiếp công nhân làm việc nên họ có cơ sở để đánh giá chính xác hơn.

Dưới đây là mẫu phiếu chấm điểm mà công ty có thể sử dụng để giúp các cá nhân và lãnh đạo có thể tự tính điểm cho mình.

PHIẾU CHẤM ĐIỂM CÁ NHÂN

STT Chỉ tiêu đánh giá Thang điểm Chấm điểm Cá nhân tự chấm điểm Lãnh đạo đơn vị chấm 1

- Thực hiện khối lượng công

viêc 0 - 36

+ Thực hiện công việc theo kế

hoạch được giao 0 - 21 + Thực hiện kế hoạch theo chức

trách ngoài kế hoạch được giao 0 - 9

2 - Tính chất công việc thực hiện 0 - 10

3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w