Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Quốc tế Baltic (Trang 31)

I. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Quốc tế

3.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

3. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất tại đơn vị

3.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

3.2.1. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Lương chính, lương phụ, thưởng, phụ cấp trả cho công nhân sản xuất; các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất: BHXH, BHYT, KPCĐ phát sinh trong công ty và nhà máy sản xuất.

Chi phí nhân công trực tiếp là một trong những nhân tố quan trọng cấu thành nên giá thành đơn vị sản phẩm. Do vậy, việc tính toán hợp lý, chính xác các khoản phát sinh chi phí nhân công trực tiếp như lương chính, lương phụ, tiền thưởng có tính chất lương,phụ cấp, các khoản trích theo lương có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xác định giá thành sản phẩm.

Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách tiền lương, công ty đã bước đầu xây dựng một chính sách tiền lương khuyến khích người lao động, giúp người lao động yên tâm làm việc trong môi trường công ty mới. Tuy

nhiên, việc thực hiện chính sách phụ cấp của công ty cho công nhân viên còn chưa nhất quán, mới chỉ mang tính chất người làm nhiều được hưởng phụ cấp nhiều, vì vậy gây khó khăn cho việc tính toán các khoản ngoài lương chính.

Ví dụ: Đối với công nhân làm việc với số công là 25 trở lên (để tính lương sản phẩm) được hưởng 60 000 đồng phụ cấp, số công từ 21 đến 24 được hưởng 50 000 đồng phụ cấp.

3.2.2. Tài khoản sử dụng

Để tập hợp được chi phí nhân công trực tiếp cho phân xưởng sản xuất rượu, kế toán sử dụng tài khoản 622 - chi phí nhân công trực tiếp.

Tài khoản này được chi tiết cấp 2 để làm cơ sơ hạch toán chi phí cho từng sản phẩm rượu:

TK 622Z: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất rượu Zelka Vodka TK 622B: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất rượu Z Blue Vodka

3.2.3. Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Công ty thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm cho công nhân dựa trên việc qui định đơn giá lương sản phẩm:

Lương sản phẩm = khối lượng sản phẩm hoàn thành x đơn giá lương sản phẩm

Tiền lương của

1 ngày công =

Tổng lương SP của toàn phân xưởng Tổng số ngày công của phân xưởng

Lương SP của 1 công nhân = số ngày công x tiền lương của 1 ngày công Tổng lương = Lương SP + lương TG + phụ cấp + lương thưởng

Thực lĩnh = Lương SP + Lương TG + Phụ cấp + Lương thưởng – BHXH(5%) – BHYT(1%)

Ví dụ: Trong tháng 12, phân xưởng hoàn thành chiết được 30 000 lít rượu Zelka Vodka và 10 000 lít rượu Z Blue Vodka. Đơn giá lương sản phẩm là 600 đ/lít. Tổng số ngày công của phân xưởng là 500 ngày công.

Khi đó, tổng lương sản phẩm của cả phân xưởng trong tháng 12 sẽ là: 30 000 x 600 + 10 000 x 600 = 24 000 000 (đ).

Tiền lương của 1 ngày công = 24 000 000/500 = 48 000 (đ) Lương sản phẩm của 1 công nhân có số ngày công là 25 sẽ là: 48 000 x 25 = 1 200 000 (đ)

Trong tháng 12, công nhân đó được hưởng lương thời gian là 280 000 đ, phụ cấp là 60 000.

Tổng lương: 1 200 000 + 280 000 + 60 000 = 1 540 000 (đ) Khoản BHXH bị khấu trừ vào lương công nhân:

1 540 000 x 5% = 77 000 (đ)

Khoản BHYT bị khấu trừ vào lương công nhân: 1 540 000 x 1% = 15 400 (đ)

Như vậy, lương thực lĩnh của công nhân này sẽ là: 1 540 000 – 77 000 – 15 400 = 1 447 600 (đ)

Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất trực tiếp mà tháng nào phát sinh chi phí thì tính luôn vào chi phí sản xuất trong tháng như một khoản phải trả cho công nhân sản xuất.

Ví dụ: Trong tháng 12 năm 2006, phân xưởng có 2 công nhân nghỉ phép với tổng số tiền lương nghỉ phép là 2 000 000 đồng. Kế toán sẽ hạch toán khoản phát sinh này như sau:

Nợ TK 622: 2 000 000 Có TK 334: 2 000 000

Bên cạnh đó, công ty thực hiện việc trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng chính sách của Nhà nước, đảm bảo đúng lợi ích, nghĩa vụ của công ty và lao động: BHXH là 15%, BHYT là 2% trên lương cơ bản, KPCĐ là 2% trên lương thực trả công nhân sản xuất và hạch toán vào chi phí

sản xuất; còn 6% (BHXH 5%, BHYT 1%) khấu trừ vào lương của người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện thông qua sơ đồ sau:

Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp:

3.2.4. Các chứng từ và sổ kế toán hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Công ty theo dõi số lượng lao động và sự biến động số lao động thông qua sổ “danh sách lao động”. Việc tăng giảm lao động được thể hiện trên các chứng từ về tuyển dụng, nâng bậc, chuyển công tác,… được lấy làm cơ sở để ghi vào sổ “danh sách lao động”.

Các chứng từ làm căn cứ để kế toán hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương bao gồm:

+ Bảng chấm công

+ Bảng chấm công làm thêm giờ + Giấy đi đường

+ Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng + Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành

+ Bảng kê trích lập các khoản theo lương + Bảng phẩn bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

Biểu 05:

TK 334 TK 622

TK 338

Lương chính, lương phụ và phụ cấp phải trả cho nhân công trực tiếp sản

xuất SP

Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cuối kỳ

Trích KPCĐ, BHXH, BHYT trên tổng lương của công nhân trực

tiếp theo tỉ lệ quy định (19%)

BẢNG CHẤM CÔNG

Phân xưởng sản xuất rượu Tháng 12 năm 2006

STT Họ và tên Cấp bậc lương hoặc chức vụ

Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 … 31 Số công hưởng lương sản phẩm Số công hưởng lương thời gian Tổng

1 Mai AnhNguyễn Công nhân PX rượu P + … P 23 2 25

… … … … … … … … … …

Cộng 467 48 515

Trong đó:

P: công hưởng lương sản phẩm +: công hưởng lương thời gian

Biểu 06:

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG

Phân xưởng sản xuất rượu Tháng 12 năm 2006

Họ và tên Chức danh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lương sản phẩm Lương thời gian

Số công Tiền Số công Tiền Phụ cấp Tổng lương Các khoản khấu trừ BHXH (5%) BHYT (1%) Thực lĩnh Trần Văn Bình CN 25 1 204 200 4 280 000 60 000 1 544 200 77 210 15 442 1 451 548 Nguyễn Thị Chi CN 21 1 011 500 2 135 000 50 000 1 196 500 59 825 11 965 1 124 710 Đào Văn Dũng CN 24 1 156 000 2 126 000 50 000 1 432 000 71 600 14 320 1 346 080 … … … … Tổng x 467 22 493 800 48 3 026 000 1 270 000 26 789 800 1 478 090 301 618 25 010 102

Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương của phân xưởng từng tháng trong kỳ hạch toán, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương vào cuối tháng. Cuối quý, máy từ bảng thanh toán lương hàng tháng và bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, máy tính tự động chạy số liệu lên Sổ cái TK 622 để kế toán theo dõi chi phí lương nhân viên trực tiếp tại phân xưởng.

Bieu 07:

BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Tháng 12 năm 2006

STT

Ghi Có TK TK 334 - Phải trả người lao động TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Ghi Nợ TK Lương Phụ cấp Các khoản khác Cộng Có TK 334 KPCĐ BHXH BHYT Cộng Có TK 338 Tổng cộng 1 TK 622 22 219 800 1 120 000 - 23 339 800 466 796 3 500 970 466 796 4 434 562 27 774 362 2 TK 627 3300000 150 000 - 3 450 000 69 000 517 500 69 000 655 500 4 105 500 3 TK 641 122 936 000 5 110 000 - 128 046 000 2 560 920 19 206 900 2 560 920 24 328 740 152 374 740 4 TK 642 38 589 000 2 064 000 - 40 653 000 813 060 6 097 950 813 060 7 724 070 48 377 070 … … … … Tổng cộng 187 044 800 8 444 000 5 120 000 200 608 800 3 909 776 32 115 000 4 026 000 40 050 776 240 659 576

Biểu 08:

SỔ CÁI TK 622

Từ ngày 01/10/2006 đến 31/12/2006

TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng sản xuất rượu

Ngày CT Diễn giải TK đối

ứng PS nợ PS có

Lương phải trả CNSX trực tiếp 334 75 456 600

Trích KPCĐ 3382 1 605 326

Trích BHXH 3383 12 040

946

Trích BHYT 3384 1 236 400

Kết chuyển CP nhân công trực tiếp 154 90 339 272

Tổng phát sinh 90 339

272 90 339 272

3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung3.3.1. Nội dung chi phí sản xuất chung 3.3.1. Nội dung chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung bao gồm các chi phí phát sinh có tính chất phục vụ và quản lý tại phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản mục:

Chi phí vật liệu

Chi phí công cụ dụng cụ

Chi phí lương, phụ cấp phải trả công nhân viên quản lý phân xưởng và các khoản trích theo tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng

Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác

Tài khoản được sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất chung tại phân xưởng là TK 627 – chi phí sản xuất chung, được theo dõi chi tiết đến TK cấp 2: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6271: chi phí nhân viên phân xưởng 6272: chi phí vật liệu

6273: chi phí công cụ dụng cụ 6274: chi phí khấu hao TSCĐ 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài 6278: chi phí bằng tiền khác

Các chi phí sản xuất chung phát sinh phân bổ cho hai loại rượu được tập hợp vào 2 tài khoản cấp 2 phục vụ mục đích tính giá thành từng loại:

TK 627Z: chi phí chung sản xuất rượu Zelka Vodka TK 627B: chi phí chung sản xuất rượu Z Blue Vodka

3.3.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung tại phân xưởng sản xuất rượu xuất rượu

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung tại phân xưởng được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung

3.3.3.1. Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng

Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương. Những nhân viên này không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm ở doanh nghiệp mà họ thực hiện nhiệm vụ quản lý. Vì vậy, lương họ nhận được chủ yếu là lương thời gian. Các chi phí nhân viên phân xưởng phát sinh được tập hợp vào TK 6271 – chi phí nhân viên phân xưởng.

TK 334 TK 627

TK 338

Lương và phụ cấp trả cho nhân viên phân xưởng

Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí sản xuất chung

Trích KPCĐ, BHXH, BHYT (phần tính vào chi phí sản xuất)

TK 111,152,138

TK 152,153

Công cụ, vật liệu sản xuất dùng phục vụ sản xuất

TK 214

Khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng

TK 111,112,331

Chi phí công ty mua ngoài và chi phí bằng tiền khác

Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳ

TK 133

TK 154

Ví dụ: Trích “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội” tháng 12 năm 2006:

Căn cứ vào dòng Nợ TK 627 và Cộng Có TK 334, TK 338 ta có: Lương phải trả cho nhân viên phân xưởng: 3 450 000

Các khoản trích theo lương: 655 500 Số tổng cộng: 4 105 500

Từ Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, máy tính sẽ tự động tập hợp số liệu lên Nhật ký chứng từ số 7 vào cuối quý.

3.3.3.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong phân xưởng

Ngoài nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, công ty còn sử dụng một số nguyên vật liệu mang tính chất sử dụng chung cho toàn phân xưởng như: nguyên vật liệu dùng sửa chữa thường xuyên TSCĐ, nguyên vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng, vật liệu xây dựng, vật liệu điện,… Hàng tháng, khi có nhu cầu về vật tư, trưởng bộ phận đề nghị bằng sổ xin lĩnh vật tư để từ đó kế toán vật tư viết phiếu xuất kho. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho để xuất vật tư cho phân xưởng. Việc tính giá của nguyên vật liệu sử dụng chung cho phân xưởng tương tự như đối với nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trực tiếp. Các chi phí này phát sinh được tập hợp vào TK 6272 – chi phí vật liệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu 09:

BẢNG KÊ CHI TIẾT XUẤT VẬT TƯ

Tháng 12 năm 2006 Số lượng:

Thành tiền: 2 458 300

Kho Ngày CT Tên vật tư Diễn giải TK

đối ứng

ĐV

tính SL ĐG Thành tiền

01/11/2006 PX 62 Dây điện Xuất cho PX rượu 6272 m 100 2 420 242 000

05/11/2006 PX 65 Khẩu trang Xuất cho PX rượu 6272 cái 25 4 500 112 500

09/11/2006 PX 69 Găng tay Xuất cho PX rượu 6272 cái 22 8 000 176 000

… … … …

3.3.3.3. Hạch toán chi phí công cụ dụng cụ sử dụng trong phân xưởng

Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng 1 lần, có giá trị nhỏ, kế toán phân bổ vào chi phí ngay khi sử dụng. Còn đối với công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài thì kế toán phân bổ dần vào chi phí, hạch toán vào TK 6273 – chi phí công cụ dụng cụ. Công cụ dụng cụ sản xuất ở phân xưởng bao gồm: đồ dùng văn phòng, búa, cờ lê, mỏ lết,…

Giá trị công cụ dụng cụ sử dụng nhiều kì được hạch toán: Nợ TK 142

Có TK 153

Hàng kì, khi công cụ dụng cụ được xuất dùng cho phân xưởng, kế toán hạch toán:

Nợ TK 627

Có TK 142

3.3.3.4. Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định

Tài sản cố định của công ty bao gồm nhiều tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng nhiều năm: máy móc, thiết bị động lực, vật kiến trúc,… Công ty mở sổ chi tiết để theo dõi khấu hao từng loại tài sản cố định. Mỗi khi phát sinh một TSCĐ mới, kế toán nhập mã, khai thông tin về TSCĐ và phân xưởng sử dụng TSCĐ đó trên máy tính. Máy sẽ tự động tính khấu hao và giá trị còn lại của từng tài sản cố định. Dựa trên số liệu đó, kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết tài sản cố định vào cuối mỗi quí.

Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

Mức khấu hao bình quân trong năm = nguyên giá tài sản x tỉ lệ khấu hao năm Mức khấu hao bình quân tháng = Mức khấu hao bình quân năm/12 Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện bắt đầu từ ngày mà tài sản cố định tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Việc tính và phân bổ khấu hao sản phẩm được thực hiện trên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Khi phát sinh TSCĐ mới, kế toán TSCĐ căn cứ vào bảng năm dự kiến sử dụng các TSCĐ của Nhà nước để xác định tỉ lệ khấu hao của từng loại.

Biểu 10: SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Từ 01/01/2006 đến 31/12/2006 Đơn vị tính: đồng Tên TSCĐ Ngày đưa vào sử dụng

Nơi sử dụng Nguyên giá

Tỷ lệ KH năm Mức KH năm Khấu hao lũy kế Giảm nguyên giá Giá trị còn lại Nhà xưởng sản xuất 07/06/2005 Phân xưởng sản xuất 1 569 435 000 0.04 62 777 400 94 166 100 1 475 268 900

Xe tải 15 tấn 07/06/2005 Phân xưởng sản xuất 450 008 000 0.03 13 500 240 20 250 360 429 757 640 Nhà kho L1 15/05/2005 Phân xưởng sản xuất 530 237 000 0.16 84 837 920 127 256 880 402 980 120

… … … … … … … … …

Cộng 43 526 739 000 870 364 530 8 641 794 600 34 884 944 400 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu 11:

BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Quốc tế Baltic (Trang 31)