0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BALTIC (Trang 61 -76 )

Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phâm rượu Quý 4 năm 2006

Sản lượng sản xuất Thực tế (lít)

Giá thành sản xuất thực tế đơn vị sản phẩm (đ/l)

Giá thành sản xuất kế hoạch đơn vị sản phẩm (đ/l)

Zelka Z Blue Zelka Z Blue Zelka Z Blue

88 321 47 349 12 300,02 13 104,08 11 000 12 000

Gọi Q1i là sản lượng sản xuất kỳ thực hiện của từng loại rượu

Z0i, Z1i là giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm kỳ KH, kỳ TH của từng loại rượu

Ta có Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm: % hoàn thành kế

hoạch Z sản phẩm =

∑ Q1i x Z1i

∑ Q1i x Z0i

x 100

Thay giá trị tương ứng với các biến trong công thức trên ta được: % hoàn thành kế hoạch Z sản phẩm = 88 321 x 12 300,02 + 47 349 x 13 104,08 88 321 x 11 000 + 47 349 x 12 000 x 100 = 110,85(%) Trong đó: % hoàn thành KH Z rượu Zelka = 12 300,02 11 000 x 100 = 111,82 (%) % hoàn thành KH Z rượu Z Blue = 13 104,08 12 000 x 100 = 109,2 (%)

Cả 3 tỉ lệ trên đều lớn hơn 100 % chứng tỏ công ty không hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm sản xuất chung và kế hoạch giá thành sản phẩm sản xuất riêng cho cả hai loại sản phẩm rượu. Nguyên nhân có thể là do công ty sử dụng chưa hợp lý, tiết kiệm nguồn đầu vào, gây tình trạng lãng phí nguyên vật liệu, hoặc do công ty lập chỉ tiêu giá thành đơn vị kế hoạch sản xuất không phù hợp với qui mô, cơ cấu và khả năng sản xuất của máy móc và lao động.

PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN

CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

RƯỢU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BALTIC

I. Nhận xét, đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức công tác kế toán và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm rượu tại công ty cổ phần Quốc tế Baltic.

1. Những ưu điểm về tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức công tác kế toán và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty

1.1. Về tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức khoa học, hợp lý, phân cấp quản lý rõ ràng tạo ra sự chuyên môn hoá trong từng phòng ban. Nhờ đó, các phòng ban hoạt động có hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho lãnh đạo công ty, giúp cho lãnh đạo công ty giám sát được tình hình kinh doanh, phân tích được diễn biến thị trường, ra những quyết định đúng đắn.

Công ty luôn quan tâm nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng từ đó sản xuất ra các sản phẩm rượu có mùi vị đặc trưng, chất lượng đảm bảo, mẫu mã đẹp và bao bì lịch sự.

Công ty cũng áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất sản phẩm và không ngừng học hỏi, sáng tạo từ những công ty sản xuất rượu lớn, có uy tín trên thế giới.

Công ty cũng đã xây dựng được một hệ thống phân phối rộng lớn trên cả nước, từ Bắc vào Nam, từ bán lẻ, siêu thị đến các đại lý, tích cực mở rộng thị trường vốn đã rất khó khăn trong cạnh tranh.

1.2. Về tổ chức công tác kế toán

Công ty thực hiện hạch toán dựa trên chế độ kế toán và tuân thủ chế độ qui định.

Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung là rất phù hợp với qui mô hiện nay của doanh nghiệp, giúp cho việc tổng hợp số liệu được nhanh chóng, kịp thời và thống nhất.

Về sổ sách kết toán:

Việc thực hiện ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ cùng với hệ thống sổ chi tiết, sổ tổng hợp kết hợp với sự hỗ trợ của hệ thống kế toán máy giúp quản lý hiệu quả, chặt chẽ đầu ra và đầu vào cho doanh nghiệp; giảm nhiều công sức trong việc ghi chép và phản ánh số liệu kế toán.

Công ty sử dụng nhiều mẫu sổ mà chế độ qui định và hướng dẫn đã đáp ứng được đầy đủ thông tin cần thiết cho doanh nghiệp.

Về hệ thống tài khoản:

Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo qui định của chế độ và chi tiết cụ thể cho các tài khoản đã đáp ứng nhu cầu theo dõi, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

Về trang thiết bị làm việc:

Công ty đã cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho các kế toán viên: đầu tư một hệ thống máy tính làm việc hiệu quả, sử dụng phần mềm chuyên dụng, nối mạng internet và mạng nội bộ, giúp cho việc xử lý số liệu nhanh chóng cũng như kết nối với số liệu của các máy tính với nhau.

Về đội ngũ nhân viên kế toán:

Đội ngũ nhân viên kế toán của công ty là những người làm việc nhiệt tình, năng động, có trình độ. Công việc kế toán được phân công rõ ràng, không chồng chéo tạo ra tính hiệu quả trong công tác kế toán.

Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành:

Công ty theo dõi hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là hợp lý và đảm bảo việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho doanh nghiệp.

Việc tập hợp chi phí cho từng loại sản phẩm rượu, các tài khoản chi phí được chi tiết cho từng nhóm chi phí và từng loại rượu là có căn cứ khoa học và hợp lý cho công tác kế toán tại doanh nghiệp.

Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, kế toán công ty lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên là thích hợp. Đây là phương pháp có độ chính xác cao, có thể xác định được tình hình nhập, xuất, tồn ở bất kì thời điểm nào. Việc sử dụng phương pháp này cũng giúp cho công ty theo dõi được số tổng hợp của các phiếu xuất vật tư một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, là một công ty mới bước vào hoạt động nên công tác kế toán của công ty đã bộc lộ một số những nhược điểm mà công ty cần có biện pháp điều chỉnh để nâng cao hiệu quả quản lý.

2.Những tồn tại trong hệ thống tổ chức kinh doanh và tổ chức hệ thống kế toán của công ty và biện pháp khắc phục

2.1.Những tồn tại trong hệ thống tổ chức kinh doanh

Trình độ năng lực của một số công nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu trong nền kinh tế thị trường. Tổ chức bộ máy quản lý cồng kềnh khiến cho việc truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống câp dưới và việc phản hồi từ cấp dưới lên cấp trên bị hạn chế. Tổng giám đốc đảm nhiệm toàn bộ các ngành nghề sản xuất kinh doanh trong điều kiện công ty tổ chức kinh doanh đa ngành nghề, do đó đòi hỏi Tổng giám đốc phải có kiến thức sâu rộng, toàn diện, và về nhiều mặt hàng kinh doanh. Mặt khác, việc kinh doanh đa ngành sẽ gây khó khăn cho việc quản lý chuyên sâu một ngành nghề nào đó. Do vậy, công ty nên tăng cường tập trung vốn đầu tư cho một số mặt hàng nào đó; tăng cường giám sát hoạt động cấp dưới và nâng cao năng lực, trình độ nhà quản lý.

2.2.Những tồn tại trong tổ chức hệ thống kế toán

* Về sổ sách, chứng từ:

- Việc hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ đòi hỏi tính chi tiết, hệ thống kế toán máy rất khó đáp ứng toàn diện. Hơn nữa, hệ thống chứng từ, sổ sách còn chưa đồng bộ, thống nhất, gây khó khăn cho công tác hạch toán kế toán của công ty.

- Công ty không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ - 1 trong 4 loại báo cáo bắt buộc đối với các doanh nghiệp là một thiếu sót vì việc lập báo cáo này không chỉ đúng qui định của Nhà nước mà còn giúp công ty theo dõi, phân tích có hiệu quả hơn luồng tiền vào và ra.

- Công ty không lập Bảng kê số 4 để theo dõi tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng mà chỉ lập Nhật ký chứng từ số 7 để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn công ty.

* Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

- Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá nguyên vật liệu tuy đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của từng danh điểm vật tư, nhưng công việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho bị dồn vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác.

- Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn vật tư được lập theo quý nên số liệu nhiều, dễ xảy ra nhầm lẫn, sai sót, gây khó khăn khi đối chiếu, kiểm tra và có thể ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin về nguyên vật liệu.

- Công ty theo dõi giá trị sơn, mỡ,…trên TK 1523 là chưa phù hợp với vai trò, tác dụng của chúng trong sản xuất. Nhiên liệu chỉ bao gồm các loại như: dầu, xăng, than.

- Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Giá thành sản xuất sẽ thay đổi đột ngột nếu số lượng công nhân nghỉ phép nhiều vào kì hạch toán nào đó.

- Công ty hạch toán chi phí nhân công trực tiếp cho từng phân xưởng theo tiền lương sản phẩm và lương thời gian, không áp dụng tiền lương cấp bậc trong bảng lương của Nhà nước. Việc tính lương cho công nhân không tính đến hệ số cấp bậc có thể làm làm giảm sự nỗ lực của công nhân trong các kỳ thi

* Về hạch toán chi phí sản xuất chung:

- Công ty không tổ chức đánh giá lại tài sản cố định mà trong điều kiện tăng trưởng kinh tế như nước ta hiện nay, lạm phát hàng năm đang ở mức cao, giá trị tài sản biến động từng ngày. Từ đó dẫn đến sai lệch trong việc phân bổ giá trị của tài sản cố định vào chi phí sản xuất chung.

- Công ty thực hiện trích khấu hao đối với một số tài sản cố định không trong khung qui định thời gian sử dụng tài sản cố định mà Nhà nước qui định tại Quy định 206/2003/QĐ-BTC ra ngày 12/12/2003 như: xe tải, nhà tạm, một số máy móc,…

- Bảng phân bổ khấu hao mà công ty đang sử dụng không cho thấy khấu hao kỳ trước cũng như số khấu hao tăng giảm trong kỳ này, vì vậy không có sự so sánh giữa giá trị khấu hao ở kỳ trước với kỳ này.

- Kế toán công ty không trích trước chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch cũng là một thiếu sót. Điều này có thể gây nên những biến động chi phí sản xuất trong các quý.

- Kế toán hạch toán bảo hộ lao động, vật liệu xây dựng vào chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong phân xưởng là không hợp lý vì bản chất chúng là những công cụ, dụng cụ. Điều này gây ra sai lệch trong việc ghi nhận chi phí nguyên vật liệu phân xưởng.

* Về phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang:

Công ty thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang tại phân xưởng mà bỏ qua chi phí chế biến và chi phí nguyên vật liệu phụ gây nên sai lệch trong việc xác định giá trị sản phẩm dở dang.

* Về phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:

- Công ty thực hiện tính giá thành sản phẩm sau mỗi đợt nhập cồn mà không đặt ra kế hoạch trước sẽ gây ra khó khăn trong việc hạch toán kế toán và xác định kết quả kinh doanh vì tính đột ngột của nghiệp vụ và không so sánh được tình hình tăng giảm giá thành giữa các tháng với nhau.

- Mẫu bảng tính giá thành từng loại rượu còn sơ lược, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ không được chi tiết để dễ theo dõi, đánh giá và phân tích số liệu cũng như không tính được giá thành sản phẩm theo khoản mục.

II. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Quốc tế Baltic

* Về sổ sách, chứng từ:

Hình thức sổ Nhật ký chứng từ vốn không thuận tiện cho việc xử lý thông tin trên máy tính. Công ty có thể viết lại phần mềm kế toán cho phù hợp hơn hoặc có thể chuyển đổi từ hình thức Nhật ký chứng từ sang hình thức Nhật ký chung. Hình thưc sổ Nhật ký chung có ưu điểm là thuận tiện xử lý thông tin trên máy tính và cho phép quản lý các nghiệp vụ kinh tế một cách chặt chẽ. Với hình thức ghi sổ này, tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản nghiệp vụ, giúp cho việc thiết kế ghi chép dễ dàng và tính toán trên máy được thuận lợi.

Công ty phải thực hiện việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo qui định của Nhà nước để đản bảo việc chấp hành pháp luật và có cơ sở để phân tích luồng tiền ra vào cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

* Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

- Công ty nên thay đổi phương pháp tính giá vật tư xuất kho để cho việc phản ánh giá trị nguyên vật liệu trên sổ sách được kịp thời hơn. Theo em, công ty có thể xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập. Việc hạch toán theo phương pháp này mặc dù phức tạp hơn, song cùng với sự trợ giúp của phần mềm kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được sai sót trong việc tính toán giá trị nguyên vật liệu xuất kho trong điều kiện có thể thực hiện được. Theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập thì giá xuất vật tư được tính như sau:

Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập =

Giá thực tế vật tư tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng vật tư tồn kho sau mỗi lần nhập Giá trị vật tư xuất kho = Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập x số lượng thực xuất kho.

- Công ty nên lập bảng Nhập – xuất – tồn vật tư theo tháng thay vì theo quý để tránh việc ứ đọng công việc vào cuối quý, giúp cho việc theo dõi vật tư được chặt chẽ, hệ thống, đảm bảo tính chính xác, kịp thời.

- Công ty nên theo dõi sơn, mỡ như công cụ dụng cụ dùng trong phân xưởng để đảm bảo vai trò, tác dụng của chúng trong sản xuất.

* Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

- Số ngày nghỉ phép mỗi tháng của công nhân công ty phát sinh không thường xuyên, không đều. Vì vậy việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân là cần thiết để giảm thiểu rủi ro đến kế hoạch sản xuất và đến chi phí nhân công.

Công ty có thể lập kế hoạch tiền lương và trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân như sau:

Trong năm, khi lập kế hoạch tiền lương, công ty nên tính toán mức trích tiền lương nghỉ phép cho người lao động trong một năm:

Tiền lương nghỉ phép phải trả cho CN SXTT theo kế

hoạch trong năm = Lương bình quân ngày của CN SXTT x Số CN SXTT thực tế x Tổng số ngày nghỉ phép bình quân một năm của CN SXTT Từ đó, hàng quý kế toán trích trước một phần trong tổng số tiền này vào chi phí để đảm bảo cho giá thành sản xuất ít biến động.

Mức trích trước

hàng quý =

Tỷ lệ trích trước

hàng quý x

Số lương chính phải trả cho CN SXTT trong quý

Tỷ lệ trích trước hàng

quý

=

Tổng số lương nghỉ phép của CNSXTT theo kế hoạch trong năm

Tồng số lương chính phải trả cho CNSXTT theo kế

Một phần của tài liệu HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BALTIC (Trang 61 -76 )

×