Hạch toán thiệt hại trong sản xuất

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Quốc tế Baltic (Trang 49)

I. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Quốc tế

3.4.Hạch toán thiệt hại trong sản xuất

3. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất tại đơn vị

3.4.Hạch toán thiệt hại trong sản xuất

3.4.1. Thiệt hại về sản phẩm hỏng

Quá trình sản xuất thể sản xuất ra một số sản phẩm không đúng như tiêu chuẩn của công ty về mùi vị, nồng độ, màu sắc, mẫu mã,… sẽ tạo ra những sản phẩm hỏng. Công ty thực hiện hạch toán thiệt hại như sau:

Đối với sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được, các chi phí phát sinh để sửa chữa sản phẩm đó được cho vào chi phí sản xuất sản phẩm, làm tăng giá thành sản phẩm:

Có TK 111, 152, 153,…

Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được, trong trường hợp trước khi nhập kho phát hiện sản phẩm hỏng, kế toán sẽ hạch toán giảm giá trị chi phí sản xuất trong kỳ và tăng phải thu khác:

Nợ TK 138

Có TK 154

Còn trong trường hợp sau khi nhập kho phát sinh sản phẩm hỏng, kế toán hạch toán giá trị sản phẩm hỏng vào chi phí quản lý doanh nghiệp:

Nợ TK 642

Có TK 155

3.4.2. Thiệt hại về ngừng sản xuất.

Sản phẩm rượu của công ty có tính mùa vụ cao nên trong năm công ty có những tháng ngừng sản xuất. Hơn nữa, vì một sự cố không mong muốn nào đó, việc ngừng sản xuất không mong muốn có thể làm quá trình sản xuất bị gián đoạn, gây khó khăn cho việc cung ứng sản phẩm trên thị trường và tăng các chi phí khác. Hiện tại kế toán công ty qui định: các khoản phát sinh chi phí về ngừng sản xuất được tập hợp vào TK 627, TK 641, TK 642 phụ thuộc vào nơi phát sinh chi phí.

Nợ TK 627, TK 641, TK 642 Có TK 111, 112

II. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang tại phân xưởng rượu

1. Tồng hợp chi phí sản xuất tại phân xưởng rượu

1.1. Tài khoản sử dụng

Để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ công tác tính giá thành, công ty sử dụng TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (phân xưởng rượu).

1.2. Phương pháp hạch toán

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã được tập hợp trên TK 621 (số liệu trên Sổ cái TK 621) vào TK 154:

Nợ TK 154

Có TK 621

Két chuyển chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trên TK 622 (số liệu trên Sổ cái TK 622) vào TK 154:

Nợ TK 154

Có TK 622

Kết chuyển chi phí sản xuất chung được tập hợp trên TK 627 (số liệu trên sổ cái TK 627) vào TK 154:

Nợ TK 154

Có TK 627

Cuối kì, máy tính tự động tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và phản ánh lên Nhật ký chứng từ số 7, sau đó vào sổ cái TK 154.

Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất

TK 621 TK 154 Kết chuyển chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp cuối kỳ Giá trị hế liệu thu hồi nhập kho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3. Sổ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

TK 622

Kết chuyển chi phí nhân công

trực tiếp cuối kỳ Giá trị sản phẩm hỏng

Sản phẩm hoàn thành nhập kho (tổng giá thành sản xuất thực tế) TK 138 TK 155-TP TK 627 Kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳ

Sản phẩm hoàn thành không nhập kho, bán thẳng (tổng giá thành sản xuất thực tế)

Biểu 14:

NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7

Từ ngày 01/10/2006 đến 31/12/2006

Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp

STT Ghi Có Ghi Nợ 152 153 154 334 338 214 621 622 627 NKCT khác NKCT số 1 … Cộng 1 154 1 423 855 177 90 339 272 349 154 026 … 1 863 348 475 2 621 1 423 855 177 … 1 423 855 177 3 622 75 456 600 14 882 672 … 90 339 272 4 627 8 326 000 36 500 000 17 462 000 1 094 300 116 203 784 169 567 942 … 349 154 026 5 641 380 200 000 70 986 000 99 730 000 … 765 236 101 6 642 11 716 703 116 565 000 19 458 300 74 187 726 … 264 963 450 7 Cộng A 1 432 181 177 48 216 703 589 683 600 86 962 672 290 121 510 1 423 855 177 90 339 272 349 154 026 169 567 9424 756 896 501 8 155 9 156 10 632 11 152 12 111 13 131 14 Cộng B 15 Tổngcộng 16 (A + B)

2. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang trong đơn vị

Sản phẩm dở dang sau quá trình sản xuất rượu bao gồm: rượu tinh, nguyên liệu pha chế, than dư, vỏ chai, nhãn mác,…

Việc đánh giá sản phẩm dở dang là một trong những nhân tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản phẩm hoàn thành trong kì. Đánh giá sản phẩm dở dang là đánh giá phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kì phải chịu được thực hiện sau khi có sự kiểm kê sản phẩm dở dang. Ban kiểm kê tiến hành kiểm kê sản phẩm dở dang về mặt số lượng, lập biên bản và báo cáo kiểm kê gửi lên phòng tài vụ công ty để kế toán giá thành có căn cứ đánh giá giá trị sản phẩm sản xuất.

Doanh nghiệp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính và giá trị nguyên vật liệu phụ còn dư nằm tại phân xưởng.

Tổng giá trị

SPDD =

Giá trị NVL chính nằm

trong SPDD +

Giá trị NVL phụ còn dư nằm tại phân xưởng

Giá trị NVL chính nằm trong SPDD =

sản lượng NVL chính

nằm trong SPDD x

giá xuất kho NVL chính (theo phương pháp BQ cả kì dự trữ)

Giá trị nguyên vật liệu phụ còn dư nằm tại phân xưởng là giá trị nguyên vật liệu phụ xuất kho ( theo phương pháp bình quân cả kì dự trũ) nhưng chưa được sử dụng.

Ví dụ: Tại ngày cuối kỳ xác định được có 100 lít cồn đang được sử dụng nằm trong sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất, giá mỗi lít cồn nhập về là 19 058 đồng. Bên cạnh đó, kiểm kê được giá trị sản phẩm phụ xuất dùng cho phân xưởng nhưng chưa đi vào sản phẩm sản xuất bao gồm: than hoạt tính,

phẩm màu, cát, đá,… là 500 000 đồng. Khi đó ta tính được tổng giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bằng:

100 x 19 058 + 500 000 = 2 405 800 (đồng).

III. Tính giá thành sản phẩm rượu hoàn thành tại công ty cổ phần Quốc tế Baltic tế Baltic

1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành sản phẩm hoàn thành tại công ty thành tại công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty thực hiện tính giá thành sản phẩm hoàn thành sau mỗi đợt nhập cồn. Mỗi năm công ty thường có 4 đợt nhập cồn, mỗi đợt thường vào đầu quí để cung ứng cho sản xuất; số lượng cồn nhập phụ thuộc vào việc tính toán, dự kiến số lượng sản phẩm rượu có thể tiêu thụ, công suất hoạt động của máy móc và năng suất của người lao động. Đối tượng tính giá của công ty là sản phẩm rượu Zelka Vodka và Z Blue Vodka.

2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm rượu tại công ty

Công tác tính giá thành được thực hiện sau khi hoàn tất việc tập hợp chi phí từ các tài khoản chi tiết của 621, 622, 627 cho từng sản phẩm rượu. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được chi tiết cho từng loại rượu và được kết chuyển vào TK 154 (chi tiết cho từng loại rượu ) trước khi tính giá thành.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp đều là khoản chi phí phí trực tiếp, song chi phí nhân công trực tiếp không thể tập hợp trực tiếp vào từng sản phẩm để tính giá thành, do công nhân trong phân xưởng thực hiện sản xuất cả hai loại rượu. Vì vậy, kế toán tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo tỉ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Cách phân bổ như sau:

Xác định tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của mỗi loại rượu trên tổng số chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Lấy đó làm tỷ lệ để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm rượu và chi phí sản xuất chung (bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao

TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác). Riêng đối với chi phí nguyên vật liệu xuất dùng chung cho cả 2 sản phẩm rượu được phân bổ gián tiếp vào giá trị mỗi loại rượu theo định mức tiêu hao của mỗi loại rượu:

Ví dụ: Công ty qui định định mức tiêu hao theo hệ số của rượu Zelka Vodka là 1.5, còn của rượu Z Blue Vodka là 1.2; tổng chi phí vật liệu có có vai trò là chi phí sản xuất chung là 10 450 000 đ, thì:

Chi phí vật liệu phân bổ

cho rượu Zelka Vodka = 1.5 x 10 450 000 2.7

= 5 805 556 (đ)

Chi phí vật liệu phân bổ cho Z Blue Vodka: = 10 450 000 - 5 805 556 = 4 644 444

Dựa vào sổ tổng hợp TK 154 và sổ chi tiết TK 154Z và TK 154B ( sổ chi tiết cho 2 loại rượu Zelka Vodka và Z Blue Vodka) theo dõi tập hợp chi phí cho 2 loại rượu, kế toán xác định giá thành sản phẩm hoàn thành cuối kì:

Khối lượng SP hoàn thành trong kỳ Z đơn vị SP GTSP DDĐK + CPSX PS trong kì – GTSP DDCK = Chi phí nguyên vật liệu phân bổ cho mỗi loại

rượu

=

Định mức tiêu hao theo hệ số của mỗi loại

rượu

x

Tổng chi phí nguyên vật liệu cần phân bổ

Tổng định mức tiêu hao theo hệ số của các loại rượu

Biểu 15:

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH RƯỢU ZELKA VODKA

Quý 4 năm 2006 STT Chỉ tiêu Giá trị 1 I. Chi phí SXKDDD đầu kì (đ) 125 718 435 2 3 4 5

II. Chi phí sản xuất phát sinh trong kì (đ) 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (đ) 2. Chi phí nhân công trực tiếp (đ) 3. Chi phí sản xuất chung (đ)

1 128 975 974

852 309 756 53 203 563 218 462 655

6 III. Chi phí SXKDDD cuối kỳ (đ) 163 343 979

7 IV. Tổng giá thành rượu Zelka Vodka sản xuất (đ) 1 086 350 430

8 VI. Sản lượng rượu Zelka Vodka (lít) 88 321

9 VII. Giá thành đơn vị rượu Zelka Vodka (đ/l) 12 300,02 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu 16:

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH RƯỢU Z BLUE VODKA

Quý 4 năm 2006 STT Chỉ tiêu Giá trị 1 I. Chi phí SXKDDD đầu kì (đ) 50 871 568 2 3 4 5

II. Chi phí sản xuất phát sinh trong kì (đ) 4. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (đ) 5. Chi phí nhân công trực tiếp (đ) 6. Chi phí sản xuất chung (đ)

728 372 471

559 650 249 35 135 709 128 691 341

6 III. Chi phí SXKDDD cuối kỳ (đ) 153 883 659

7 IV. Tổng giá thành rượu Z Blue Vodka sản xuất (đ)

620 465 208

8 VI. Sản lượng rượu Z Blue Vodka (lít) 47 349

9 VII. Giá thành đơn vị rượu Z Blue Vodka (đ/l) 13 104,08

Biểu 17:

SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

Tài khoản: 154Z

Tên sản phẩm: Rượu Zelka Vodka

Ngày tháng ghi sổ CT Số hiệu Ngày tháng Diễn giải Tài khoản đối ứng Ghi Nợ TK 154 - Zelka Vodka Số dư đầu kỳ 125 718 435 Số phát sinh trong kỳ Kết chuyển chi phí NVLTT 621Z 852 309 756 Kết chuyển chi phí NCTT 622Z 53 203 563 Kết chuyển chi phí SXC 627Z 218 462 655 Cộng số phát sinh trong kỳ x 1 123 975 947 Ghi Có TK 154Z 155Z 1 086 350 430 Số dư cuối kỳ x 163 343 979 Biểu 18:

SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

Phân xưởng sản xuất rượu Tài khoản: 154B

Ngày tháng ghi sổ CT Số hiệu Ngày tháng Diễn giải Tài khoản đối ứng Ghi Nợ TK 154 - Z Blue Vodka Số dư đầu kỳ 50 871 568 Số phát sinh trong kỳ Kết chuyển chi phí NVLTT 621B 559 650 249 Kết chuyển chi phí NCTT 622B 35 135 709 Kết chuyển chi phí SXC 627B 128 691 341 Cộng số phát sinh trong kỳ x 723 477 299 Ghi Có TK 154B 155B 620 465 208 Số dư cuối kỳ x 153 883 659

Biểu 19:

Sổ cái Tài khoản 154

Từ ngày 01/10/2006 đến 31/12/2006

TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng sản xuất rượu SDĐK: Nợ: 176 590 003 SDCK: Nợ: 317 227 638 NT CT Diễn giải TK đối ứng Số tiền Nợ Có

Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 621 1 423 855 177

Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 622 90 339 272

Kết chuyển chi phí sản xuất chung 627 349 154 026

Phế liệu thu hồi nhập kho 152 6 000 030

Giá trị sản phẩm hỏng trong sản xuất 138 9 895 172

Kết chuyển giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ 155 1 706 815 638

IV. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phâm rượu Quý 4 năm 2006

Sản lượng sản xuất Thực tế (lít)

Giá thành sản xuất thực tế đơn vị sản phẩm (đ/l)

Giá thành sản xuất kế hoạch đơn vị sản phẩm (đ/l)

Zelka Z Blue Zelka Z Blue Zelka Z Blue

88 321 47 349 12 300,02 13 104,08 11 000 12 000

Gọi Q1i là sản lượng sản xuất kỳ thực hiện của từng loại rượu

Z0i, Z1i là giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm kỳ KH, kỳ TH của từng loại rượu

Ta có Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm: % hoàn thành kế

hoạch Z sản phẩm =

∑ Q1i x Z1i

∑ Q1i x Z0i

x 100

Thay giá trị tương ứng với các biến trong công thức trên ta được: % hoàn thành kế hoạch Z sản phẩm = 88 321 x 12 300,02 + 47 349 x 13 104,08 88 321 x 11 000 + 47 349 x 12 000 x 100 = 110,85(%) Trong đó: % hoàn thành KH Z rượu Zelka = 12 300,02 11 000 x 100 = 111,82 (%) % hoàn thành KH Z rượu Z Blue = 13 104,08 12 000 x 100 = 109,2 (%)

Cả 3 tỉ lệ trên đều lớn hơn 100 % chứng tỏ công ty không hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm sản xuất chung và kế hoạch giá thành sản phẩm sản xuất riêng cho cả hai loại sản phẩm rượu. Nguyên nhân có thể là do công ty sử dụng chưa hợp lý, tiết kiệm nguồn đầu vào, gây tình trạng lãng phí nguyên vật liệu, hoặc do công ty lập chỉ tiêu giá thành đơn vị kế hoạch sản xuất không phù hợp với qui mô, cơ cấu và khả năng sản xuất của máy móc và lao động.

PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

RƯỢU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BALTIC

I. Nhận xét, đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức công tác kế toán và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm rượu tại công ty cổ phần Quốc tế Baltic.

1. Những ưu điểm về tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức công tác kế toán và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty

1.1. Về tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức khoa học, hợp lý, phân cấp quản lý rõ ràng tạo ra sự chuyên môn hoá trong từng phòng ban. Nhờ đó, các phòng ban hoạt động có hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho lãnh đạo công ty, giúp cho lãnh đạo công ty giám sát được tình hình kinh doanh, phân tích được diễn biến thị trường, ra những quyết định đúng đắn.

Công ty luôn quan tâm nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng từ đó sản xuất ra các sản phẩm rượu có mùi vị đặc trưng, chất lượng đảm bảo, mẫu mã đẹp và bao bì lịch sự.

Công ty cũng áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất sản phẩm và không ngừng học hỏi, sáng tạo từ những công ty sản xuất rượu lớn, có uy tín trên thế giới.

Công ty cũng đã xây dựng được một hệ thống phân phối rộng lớn trên cả nước, từ Bắc vào Nam, từ bán lẻ, siêu thị đến các đại lý, tích cực mở rộng thị trường vốn đã rất khó khăn trong cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Quốc tế Baltic (Trang 49)