II. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
11. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động là một doanh nghiệp thương mại nên vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn cơ cấu vốn của công ty. Trong những năm qua, vốn lưu động của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn 96 -98% song việc sử dụng vốn lưu động của công ty chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong những năm tới, công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau:
11.1. Giải pháp huy động vốn đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh của công ty. công ty.
Để có thể thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đề ra, công ty phải tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý và phương thức kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường tạo thị trường ổn định trong nước, tích cực đầu tư cơ sở vật chất, áp
dụng công nghệ mới tăng khả năng dự trưc hàng hoá. Tuy nhiên, để giải quyết được những vấn đề trên công ty cần phải có vốn. Thông qua công tác tìm hiểu nhu cầu thị trường và mục tiêu đầu tư cho phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ, công ty có thể xác định được nhucầu vốn cho hoạt động kinh doanh, từ đó tìm ra biện pháp tạo vốn để đáp ứng nhu cầu về vốn một cách tốt nhất.
Trong những năm qua, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty còn thấp, vì vậy để đáp ứng nhu cầu kinh doanh công ty đã sử dụng nguồn vốn nợ. Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng đã được kiện toàn và cải tổ mạnh mẽ, chính sách tín dụng có nhiều đổi mới, lãi suất cho vay đã có biến đổi tích cực. Việc huy động vốn từ nguồn tín dụng ngân hàng của công ty cần tính toàn kỹ sao cho phát huy hết, sử dụng hợp lý nguồn vốn vay. Công ty phải tính đến lãi suất, phí cam kết tín dụng, rủi ro tín dụng để tính toán hiệu quả đầu tư, nhằm lựa chọn giải pháp huy động vốn tín dụng ngân hàng thích hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Nhưng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh doanh, công ty nên tích cực huy động triệt để nguồn vốn chủ sở hữu, giảm được rủi ro tín dụng, giảm bót chi phí kinh doanh do trả lãi suất vốn vay. Muốn vậy, công ty cần tăng cường tích luỹ vốn bằng việc tiết kiệm chi phí kinh doanh và chi tiêu, danh lợi nhuận vào đầu tư phát triển kinh doanh. Trong đó tăng tích luỹ là yếu tố quan trọng, là điều kiện không thể thiếu trong kinh doanh, thực hiện chuyển đổi cơ cấu tài sản phù hợp với nhu cầu kinh doanh trên thị trường theo nguyên tắc bảo toàn, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Việc huy động và sử dụng vốn lưu động đa dạng, thích hợp, vừa bảo đảm tập trung được lượng vốn lưu động cần thiết cho nhu cầu kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn của đồng vốn nhằm tối đa hoá lợi ích của doanh nghiệp. Đối với công ty, trong những năm qua nguồn vốn tự bổ sung còn hạn chế, vì thế trong những năm tới cần phải tăng lượng vốn tự bổ sung để có thể khai thác các nguồn vốn khác, tăng tính chủ động tài chính cho công ty.
11.2. Bảo toàn vốn lưu động, hạn chế đến mức tối thiếu lượng vốn lưu động bị chiếm dụng.
Mỗi một doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào thì mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp mong muốn đạt được là lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp phải có những
chiến lược kinh doanh đúng đắn, thích hợp với mình, và vấn dề sử dụng vốn kinh doanh sao cho có hiệu quả là chiến lược hết sức quan trọng ảnh hưởng tới vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Vì thế, sử dụng vốn có hiệu quả nghĩa là doanh nghiệp phải có chiến lược bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vón kinh doanh, đặc biệt là vốn lưu động.
Muốn sử dụng có hiệu quả vốn lưu động, trước hết công ty cần phải bảo toàn được giá trị thực tế vốn lưu động đã sử dụng trong từng thời kỳ. Về cơ bản, bảo toàn vốn lưu động giúp cho công ty xác định được số lợi nhuận mà công ty cần phải thu hồi, và số lợi nhuận công ty thu được sau kỳ kinh doanh.
Như vậy, bảo toàn vốn lưu động là bảo toàn theo giá trị thực tế của đồng vốn tức là phải bảo toàn cả về mặt hiện vật và giá trị. Trong cơ chế thị trường thường xuyên biến động, giá hàng hoá đầu kỳ và cuối kỳ luôn có sự chênh lệch. Do vậy, yêu cầu đối với Công ty là phải xác định đúng giá trị đồng vốn mình đang quản lý.
Trong điều kiện hiện nay, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp có xu hướng ngày càng gia tăng. Lượng vốn lưu động bị chiếm dụng không những sinh lãi mà còn làm giảm vòng quay của vốn, hạn chế hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Do vậy, Công ty có thể thực hiện các biện pháp sau để hạn chế bị chiếm dụng trong khâu lưu thông.
Một là, trước khi cung cấp hàng hoá, tín dụng cho khách hàng, Công
ty nên phân tích khả năng tài chính tín dụng cũng như khả năng thanh toán của khách hàng, có như vậy Công ty mới hạn chế được số tiền nợ của khách hàng xuống mức thấp nhất.
Hai là, khi ký kết hợp đồng Công ty cần có sự thoả thuận trong hợp
đồng có phần phạt chậm thanh toán tiền hàng, mức độ tuỳ thuộc vào giá trị lô hàng và thời gian trả chậm của khách hàng. Mặt khác, Công ty sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi khi khách hàng thanh toán đúng thời hạn quy định của hợp đồng.
Ba là, Công ty phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, hàng tháng
cần kiểm tra sổ khách hàng nợ, những khoản nào đã đến hạn thanh toán, những khoản nào quá hạn để có kế hoạch thu hồi nợ. Ngoài ra, để hạn chế tốc độ tăng công nợ, công ty nên quản lý chặt chẽ hoạt động thanh toán của các cửa hàng. Mỗi kỳ nên có bản xác nhận công nợ giữa Công ty và khách
hàng để hai bên cùng đối chiếu và cũng là hình thức nhắc nhở khoản nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, để đề phòng tổn thất do các khoản phải thu khó đòi, Công ty cần có nguồn vốn dự trữ bù đắp vào đó giúp cho hoạt động kinh doanh liên tục, mang lại hiệu quả cao.
1.1.3. Tăng nhanh vòng vốn lưu động
Tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động hay rút ngắn số ngày lưu chuyển hàng hoá, rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm trong lĩnh vực lưu thông, từ đó giảm bớt số vốn lưu động bị chiếm dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Để thực hiện được điều này, Công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Một là, trong những năm tới công ty cần đẩy mạnh khối lượng hàng
hoá bán ra, thu hút thêm nhiều bạn hàng trên cơ sở cung cấp đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước, để tăng thêm doanh thu bán hàng. Việc tăng thêm doanh thu cũng có nghĩa là với số vốn nhất định phục vụ khối lượng kinh doanh lớn hơn.
Hai là, giảm chi phí, muốn vậy công ty phải đổi mới các trang thiết bị
máy móc hiện đại trong việc xếp dỡ hàng hoá, hoàn thiện công tác tổ chức kinh doanh theo hướng đồng bọ, nhịp nhàng giữa các bộ phận trong công ty. Trong từng bộ phận phải bố trí lao động một cách khoa học hợp lý, không để lãng pýi lao động cũng như lượng vốn bỏ ra. Đồng thời, công ty cũng tăng cường xây dựng chế độ thưởng phạt rõ ràng cụ thể thông qua các hình thức khuyến khích vật chất như; tiền lương, tiền thưởng, dodọng viên cán bộ công nhân viên nâng cao năng suất lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ba là, có biện pháp rút ngắn của một số vòng luân chuyển vốn. Bằng
các biên pháp kinh tế - kỹ thuật để có thể rút ngắn số ngày kinh doanh hợp lý, giảm số ngày thanh toán ở khâu lưu thông, sẽ có tác dụng nâng cao được hiệu suát luân chuyển vốn lưu động. Ngoài ra, công ty cần tăng cường quản lý và kiểm tra hàng hoá trong kho, có biện pháp nhanh chóng giải quyết tránh ứ đọng vốn, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn...
Muốn tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, công ty có thể tác động tới hai nhân tố chủ yếu là: tăng doanh thu thuần và giảm thiểu lượng vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ. Đối với chỉ tiêu doanh thu thuần, công ty cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp trong thời tian tới, tìm mọi cách nâng cao khối lượng hàng hoá bán ra, luôn tìm kiếm thị trường
mới, tìm kiếm nguồn hàng mới mà thị trường nội địa có nhu cầu làm đa dạng nguồn hàng kinh doanh bên cạnh đó, công ty cũng có thể sử dụng tiết kiệm chi phí trong khâu lưu thông dự trữ hàng hoá, có các biện pháp tránh trình trạng mất mát, hao hụt lãng phí vốn, nhanh chóng thu hồi vốn nợ của khách hàng để giảm thiểu lượng vốn lưu động sử dụng bình quân.