Lịch sử phát hiện virus PMWaV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng di truyền và xác định market liên kết (Trang 28 - 29)

Trong những năm 1920, ngƣời trồng dứa ở Hawaii nhận thấy có nhiều kiến trong các vùng trồng dứa bị bệnh. Họ cho rằng kiến là nguyên nhân gây bệnh và tìm cách tiêu diệt kiến để bảo vệ vƣờn dứa.

Illingworth (1931) đã chứng minh rằng kiến không phải là nguyên nhân gây bệnh mà rệp sáp mới là nguyên nhân gây bệnh. Carter (1939) báo cáo rằng nƣớc bọt của rệp sáp gây độc cho dứa dựa trên các quan sát sau : Bệnh xảy ra khi có 1 lƣợng lớn rệp hiện diện trên dứa; có mối quan hệ bằng thực nghiệm giữa số lƣợng rệp, thời gian rệp tồn tại trên dứa với cừơng độ bệnh; cây phục hồi khi rệp bị diệt. Carter và Schmidt (1935) thực hiện thí nghiệm xác định số lƣợng rệp tối thiểu để gây bệnh héo đỏ đầu lá. Tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh lại không khác biệt có ý nghĩa giữa lô chỉ thả 1 rệp với lô đối chứng không có rệp, do lô chỉ thả 1 rệp chỉ có vài cây biểu hiện bệnh. Carter kết luận 1 rệp cũng có thể gậy bệnh và bệnh có thời gian ủ bệnh có thể tới 2 tháng.

Gunasinghe và German (1989), Maramorosch và cộng sự (1984), Ullman và cộng sự (1989) đã phân lập đƣợc 1 loại closterovirus hình que trên các cây dứa có và không có triệu chứng bệnh và gọi là Pineapple Mealybug Wilt-associated Virus

(PMWaV). Hu và cộng sự (1996) phát hiện PMWaV trên rệp thu từ các cây dứa bệnh mà không phát hiện PMWaV trên rệp thu từ bí đỏ. Các nghiên cứu này đã chứng minh đƣợc PMWaV là nguyên nhân chính gậy ra bệnh héo đỏ đầu là trên dứa.

Melzer và cộng sự (2001) đã phát hiện có ít nhất 2 loại PMWaV (PMWaV-1, PMWaV-2) gây bệnh trên dứa. Sether và Hu (2002) chứng minh rằng bệnh chỉ biểu hiện triệu chứng khi có sự xâm nhiễm của rệp sáp và virus PMWaV-2, bệnh không biểu hiện triệu chứng khi không có rệp hoặc cây có rệp mà chỉ nhiễm PMWaV-1. Sether, Hu, Melzer, Busto và Zee (2004) thực hiện RT-PCR với primer thoái hóa cho protein HSP-70 đã phát hiện thêm 2 loại PMWaV là PMWaV-3 và PMWaV-4. Nhƣ vậy cho đến nay đã phát hiện đƣợc 4 loại PMWaV trên dứa có biểu hiện triệu

chứng bệnh nhƣng chỉ có PMWaV-2 gây biểu hiện triệu chứng theo nghiên cứu của Sether và Hu (2002).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng di truyền và xác định market liên kết (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)