Kết quả khảo sát 3 quy trình tách chiết DNA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng di truyền cây tiêu tại thị xã bà rịa bằng kỹ thuật RAPD (Trang 55 - 58)

DNA là thông tin di truyền, là vật liệu quan trọng dùng trong các thao tác nghiên cứu về phân tử. Vì vậy, việc tìm ra quy trình ly trích DNA nhằm thu đƣợc DNA tinh sạch, có chất lƣợng cao là bƣớc đầu tiên, không thể thiếu trong các nghiên cứu sinh học phân tử.

Sau khi tiến hành ly trích DNA tổng số từ lá tiêu theo ba quy trình, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lƣợng DNA tổng số ly trích đƣợc bằng phƣơng pháp điện di và đo mật độ quang.

Hình 4.1 DNA ly trích theo quy trình 1

Giếng 1: Mẫu DNA của giống Ấn Độ đọt trắng Giếng 2: Mẫu DNA của giống Ấn Độ đọt tím Giếng 3: Mẫu DNA của giống Vĩnh Linh

Giếng 4: Mẫu DNA của giống Karimunda Giếng 5: Mẫu DNA của giống Phú Quốc

Hình 4.2 DNA ly trích theo quy trình 2

Giếng 1: Mẫu DNA của giống Ấn Độ đọt trắng Giếng 2: Mẫu DNA của giống Ấn Độ đọt tím Giếng 3: Mẫu DNA của giống Vĩnh Linh Giếng 4: Mẫu DNA của giống Karimunda Giếng 5: Mẫu DNA của giống Phú Quốc

Hình 4.3 DNA ly trích theo quy trình 3

Giếng 1: Mẫu DNA của giống Ấn Độ đọt trắng Giếng 2: Mẫu DNA của giống Ấn Độ đọt tím Giếng 3: Mẫu DNA của giống Vĩnh Linh Giếng 4: Mẫu DNA của giống Karimunda Giếng 5: Mẫu DNA của giống Phú Quốc

Bảng 4.4 Tỷ lệ mẫu DNA tổng số tinh sạch ly trích theo các quy trình khảo sát Quy trình Số mẫu thực hiện Số mẫu không tinh sạch Tỷ lệ mẫu tinh sạch

1 15 4 73,3 % 2 15 8 46,6 % 3 15 3 80% 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

26.70% 73.30% 53.40% 46.60% 20.00% 80% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 1 2 3 Quy trình % mẫu tinh sạch % mẫu không tinh sạch

Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ mẫu DNA tổng số tinh sạch của ba quy trình ly trích khảo sát

Bảng 4.5 Hàm lƣợng DNA tổng số ly trích theo ba quy trình khảo sát

Quy trình Hàm lƣợng DNA thu đƣợc (ng/ l)

1 373,63

2 190,58

3 137,57

Biểu đồ 4.2 So sánh hàm lƣợng DNA tổng số ly trích theo ba quy trình

393.87 190.58 137.57 0 100 200 300 400 ng/ul 1 2 3

Qua khảo sát ba quy trình ly trích, chúng tôi rút ra đƣợc những nhận xét:

- Quy trình ly trích 1: Trong tổng số 15 mẫu đƣợc ly trích thì chỉ có 4 mẫu không tinh sạch, đồng thời, DNA ly trích đƣợc không bị gãy do trong quá trình nghiền có sử dụng nitơ lỏng.

- Quy trình 2 : Do sử dụng tác nhân biến tính protein là chloroform/isoamyl alcohol (24:1) là tác nhân biến tính protein yếu nên không đủ để loại bỏ protein tạp trong quá trình ly trích DNA. Đồng thời, quá trình phá vỡ màng tế bào bằng cách nghiền với dung dịch EB rất dễ dẫn đến hiện tƣợng DNA bị gãy nhiều.

- Quy trình 3: Quá trình phá vỡ màng tế bào bằng cách nghiền trong dung dịch EB nên rất dễ dẫn đến việc DNA bị gãy. Tuy tỷ lệ mẫu DNA tinh sạch thu đƣợc cao hơn hai quy trình trên nhƣng lƣợng DNA thu đƣợc ít do thực hiện quá trình biến tính protein nhiều lần, qua nhiều lần thao tác làm mất đi một lƣợng DNA.

Dựa vào các kết quả thu đƣợc, chúng tôi quyết định chọn quy trình 1 để tiến hành ly trích DNA tổng số từ lá của các giống tiêu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng di truyền cây tiêu tại thị xã bà rịa bằng kỹ thuật RAPD (Trang 55 - 58)