Ảnh hƣởng của các loại thuốc đến tỉ lệ nhiễm bệnh

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu quả một số thuốc bảo vệ thực vật dùng phòng trị bệnh rụng lá corynespora trên cây cao su (Trang 60 - 62)

Bảng 4.8. Tỉ lệ bệnh trung bình trƣớc và sau các lần xử lý thuốc ngoài đồng

Nghiệm thức (trƣớc xử Đợt I lý)

Đợt II (sau xử

lý lần 1) Đợt III (sau xử lý lần 2) Đợt IV (sau xử lý lần 3)

TLB * TLB * TLB * Cyproconazole 100,00 74,00 26,00 67,00 33,00 34,33 65,67 Flusilazole 99,50 68,67 30,99 56,83 42,88 26,83 73,03 Hexaconazole 100,00 71,17 28,83 55,33 44,67 21,00 79,00 Tebuconazole 100,00 72,33 27,67 63,33 36,67 28,17 71,83 Propiconazole 100,00 75,50 24,50 65,83 34,17 27,17 72,83 Đối chứng 97,17 97,50 -0,34 99,50 -2,40 99,50 -2,40 (Ghi chú: * là % bệnh giảm so với trƣớc xử lý)

Qua bảng 4.8 cho thấy:

– Trƣớc xử lý thuốc, tỉ lệ nhiễm bệnh ở các lô bố trí là khá tƣơng đồng (P = 0,2441; phụ bảng 3.1.1), TLB rất cao và biến động ít từ 97,17 đến 100%.

– Sau xử lý thuốc lần 1, giữa các nghiệm thức thuốc không có sự khác biệt về mặt thống kê, nhƣng đều khác biệt so với đối chứng (phụ bảng 3.1.2). TLB của các nghiệm thức thuốc đều giảm đi rất nhiều so với trƣớc xử lý (từ 24,5 đến 30,99%).

– Sau xử lý thuốc lần 2, tất cả các thuốc đều có TLB thấp hơn nhiều so với đối chứng. Trong đó thuốc Hexaconazole có TLB giảm nhanh nhất, gần đạt 50% (44,67%) và thể hiện khác biệt so với Tebuconazole, Propiconazole, Cyproconazole. Kế đến là thuốc Flusilazole cũng cho thấy hiệu quả giảm bệnh nhanh, không khác biệt so với HexaconazoleTebuconazole. Còn các thuốc Tebuconazole, Propiconazole,

Cyproconazole không thể hiện khác biệt về mặt thống kê (phụ bảng 3.1.3).

– Sau xử lý thuốc lần 3, hầu hết các thuốc đều có mức độ giảm bệnh tƣơng đƣơng nhau và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Trong đó thuốc Hexaconazole vẫn cho hiệu quả giảm bệnh tốt nhất và thể hiện khác biệt so với thuốc Cyproconazole.

Nhƣ vậy, sau 3 lần xử lý các thuốc đều có hiệu quả giảm tỉ lệ nhiễm bệnh tốt, từ 65,67 đến 79%. Trong đó thuốc HexaconazoleFlusilazole cho hiệu quả cao ngay từ những lần xử lý đầu tiên.

Trên bảng 4.8 cũng cho thấy TLB của các nghiệm thức xử lý thuốc giảm đi nhanh chóng sau lần xử lý đầu tiên và lần xử lý sau cùng. Ở lần xử lý thứ 2 TLB cũng giảm đi nhƣng không nhanh bằng lần 1 và lần 3. Điều này có lẽ do lần xử lý đầu tiên thuốc có hiệu quả ngay đối với những vết bệnh mới chớm và những vết bệnh đã lâu ngày không còn khả năng lan rộng. Còn đối với những vết bệnh đã xâm nhập sâu vào trong mô lá thì thuốc chƣa đủ thời gian, liều lƣợng để thâm nhập tiêu diệt chúng (ngay cả lần xử lý thứ 2). Nhƣng đến lần thứ 3 thì các thuốc đã có đủ khả năng tiêu diệt chúng, do đó mà TLB giảm đi nhanh chóng. Nhƣ vậy, thí nghiệm bố trí phun thuốc 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 7 ngày là rất hợp lý trong việc phòng trị bệnh.

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu quả một số thuốc bảo vệ thực vật dùng phòng trị bệnh rụng lá corynespora trên cây cao su (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)