Ảnh hƣởng của các loại thuốc đến mức độ nhiễm bệnh

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu quả một số thuốc bảo vệ thực vật dùng phòng trị bệnh rụng lá corynespora trên cây cao su (Trang 62 - 64)

Bảng 4.9. Chỉ số bệnh trung bình trƣớc và sau các lần xử lý thuốc ngoài đồng

Nghiệm thức (trƣớc xử Đợt I lý)

Đợt II (sau xử

lý lần 1) Đợt III (sau xử lý lần 2) Đợt IV (sau xử lý lần 3)

CSB * CSB * CSB * Cyproconazole 33,93 17,60 48,13 14,10 58,45 6,93 79,57 Flusilazole 30,77 15,57 49,40 11,70 61,97 5,40 82,45 Hexaconazole 33,70 16,53 50,94 11,23 66,67 4,30 87,24 Tebuconazole 31,27 17,40 44,35 13,07 58,21 5,67 81,88 Propiconazole 33,93 18,37 45,87 14,07 58,55 5,43 83,99 Đối chứng 27,07 29,23 -8,00 32,00 -18,23 31,37 -15,89 (Ghi chú: * là % bệnh giảm so với trƣớc xử lý)

Qua bảng 4.9 cho thấy:

– Trƣớc xử lý thuốc, CSB của các lô xử lý thuốc không có sự khác biệt. Lô đối chứng có CSB nhỏ hơn các lô bố trí thuốc Tebuconazole, Hexaconazole,

Propiconazole, Cyproconazole (phụ bảng 3.2.1).

– Sau xử lý thuốc lần 1, CSB của các nghiệm thức xử lý thuốc đều giảm nhanh từ 44,35 đến 50,94%. Ngƣợc lại, CSB của nghiệm thức đối chứng lại tăng lên 8%. Chính vì vậy, khi xử lý thống kê cho thấy có sự khác biệt giữa đối chứng và các nghiệm thức xử lý thuốc. Giữa các nghiệm thức thuốc không cho thấy khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (phụ bảng 3.2.2).

– Sau xử lý thuốc lần 2, hiệu quả giảm CSB của các loại thuốc đều tăng lên so với lần xử lý 1 (CSB giảm từ 58,21 đến 66,67% so với trƣớc xử lý). Mức độ giảm CSB giữa các loại thuốc không có sự khác biệt về mặt thống kê, nhƣng đều khác biệt so với đối chứng.

– Sau xử lý thuốc lần 3, hiệu quả giảm CSB của các loại thuốc đạt mức cao, từ 79,57 đến 87,24%. Điều này chứng tỏ các loại thuốc thí nghiệm đều có hiệu quả trị

bệnh tốt. Trong đó thuốc Hexaconazole luôn cho hiệu quả tốt nhất, kế đến là thuốc

Flusilazole. Thuốc Cyproconazole ở lần xử lý thứ 3 thể hiện hiệu quả kém hơn thuốc

Hexaconazole, còn các loại thuốc khác không thể hiện sự khác biệt. Nghiệm thức đối chứng vẫn có CSB tăng lên.

Bảng 4.9 cũng cho thấy tất cả các thuốc đều có hiệu quả trị nấm tốt ngay từ lần xử lý đầu tiên. CSB ở lần xử lý đầu tiên giảm đi nhanh chóng, còn các lần xử lý tiếp theo mức độ giảm bệnh vẫn cao song không bằng lần đầu.

Nhƣ vậy, có thể đi đến kết luận rằng cả 5 loại thuốc thí nghiệm đều có hiệu quả phòng trị nấm C. cassiicola tốt. Tỉ lệ khỏi bệnh khá cao từ 65 đến 79%, mức độ bệnh cũng giảm từ 79 đến 87%. Tác dụng của các thuốc ổn định sau 21 ngày theo dõi. Đặc biệt, trong thời gian thí nghiệm, thời tiết có mƣa nhiều là yếu tố thuận lợi cho nấm lây lan và gây bệnh (chính vì vậy mà nghiệm thức đối chứng luôn có TLB và CSB tăng lên qua các đợt theo dõi), đồng thời cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới tác dụng của thuốc. Tuy nhiên, với kết quả nhƣ trên đã khẳng định đƣợc tác dụng lƣu dẫn của các loại thuốc là rất tốt ít bị ảnh hƣởng bởi môi trƣờng.

Trong các loại thuốc thì HexaconazoleFlusilazole mặc dù có nồng độ thấp (25 và 40 ppm) song vẫn cho hiệu quả trị nấm cao nhất. Các thuốc Propiconazole

Tebuconazole cũng có hiệu quả cao song nồng độ sử dụng ở đây là cao hơn (125 và 150 ppm). Còn thuốc Cyproconazole có lẽ cần tăng nồng độ lên (nồng độ sử dụng ở đây là 50 ppm) để tăng hiệu quả trị nấm. Hơn nữa, thuốc Hexaconazole thuộc nhóm độc III, ít gây độc đối với ngƣời sử dụng cũng nhƣ môi trƣờng, đồng thời nó lại dễ tìm và rẻ tiền (thuốc thƣơng mại là Anvil 5 SC có bán phổ biến ở hầu hết các đại lý thuốc BVTV lớn và nhỏ, giá khoảng 340.000 đồng/lít). Do đó nên khuyến cáo ngƣời trồng cao su sử dụng thuốc Hexaconazole để phòng trị nấm C. cassiicola và có thể sử dụng các thuốc khác nhƣ: Flusilazole, Propiconazole, Tebuconazole, Cyproconazole để xử lý luân phiên, tránh hiện tƣợng kháng thuốc có thể xảy ra. Nên phun làm 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 7 ngày để có hiệu quả trị bệnh cao nhất.

Chƣơng 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu quả một số thuốc bảo vệ thực vật dùng phòng trị bệnh rụng lá corynespora trên cây cao su (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)