Quá trình hình thành và xây dựng quy chế trả lương

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng quy chế trả lương cho người lao động trong công ty nhà nước.lấy ví dụ ở khối cơ quan tổng công ty đường sắt việt nam (Trang 25 - 26)

II. QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY NHÀ

3. Quá trình hình thành và xây dựng quy chế trả lương

Vụ Tiền lương – Tiền công là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền lương, tiền công khu vực sản xuất kinh doanh trong cả nước. Do vậy Vụ phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình thực hiện chính sách tiền lương trong các khu vực sản xuất kinh doanh trên cả nước trên cơ sở tiếp nhận thông tin phản hồi từ các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp và đi điều tra thực tế ở các tổ chức, các doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra những nhận xét chung về những mặt được và chưa được của các văn bản hiện hành để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản không còn phù hợp.

Để xây dựng, hình thành một văn bản mới về tiền lương thì Vụ tiền lương – Tiền công phải nghiên cứu các văn bản hiện hành. Trên cơ sở những nhận xét rút ra từ việc khảo sát thực tế thực hiện của các đối tượng áp dụng văn bản đó, Vụ sẽ xem xét cần sửa những nội dung nào, điều nào, khoản nào phải sửa đổi, bổ sung, hay phải ra văn bản mới thay thế văn bản đó.

Đối với Thông tư hay công văn hướng dẫn thuộc thẩm quyền của Bộ thì Lãnh đạo Vụ cùng các chuyên viên và các cán bộ có liên quan họp bàn để sửa đổi, bổ sung, ra Thông tư, công văn mới và trình lên Bộ trưởng xét duyệt. Nếu được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ thì Thông tư, công văn mới sẽ được ban hành. Còn đối với các văn bản không thuộc thẩm quyền của Bộ như Nghị định, Luật, Pháp lệnh…, thì Vụ tiền lương, tiền công sẽ trình dự thảo về văn bản mới lên Bộ xét duyệt và Bộ trình lên Chính Phủ và Quốc hội (nếu thuộc thẩm quyền của Quốc hội). Nếu được sự đồng ý của cấp trên, Lãnh đạo Vụ chỉ đạo các chuyên viên trong Vụ Tiền lương – Tiền công tiến hành xây dựng văn bản chính thức trình lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Chính phủ và Quốc hội (nếu cần) phê duyệt và ban hành.

Sau khi các văn bản được Chính phủ ban hành, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện các quy định của Chính phủ như: Xây dựng các thông tư, công văn hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức, nhân viên, năng suất lao động, tiền lương bình quân, đơn giá tiền lương và quy chế trả lương, trả thưởng của công ty.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng quy chế trả lương cho người lao động trong công ty nhà nước.lấy ví dụ ở khối cơ quan tổng công ty đường sắt việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w