ĐÁNH GIÁ QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng quy chế trả lương cho người lao động trong công ty nhà nước.lấy ví dụ ở khối cơ quan tổng công ty đường sắt việt nam (Trang 31)

CÔNG TY NHÀ NƯỚC. LẤY VÍ DỤ Ở KHỐI CƠ QUAN TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT.

1. Quy chế trả lương ở khối cơ quan Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.1.1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương. 1.1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương.

Theo quy chế trả lương của khối cơ quan Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 730 QĐ/TCCB-LĐ ngày 27/6/2000 của Tổng Giám đốc Liên hiệp ĐSVN nay là Tổng Công ty ĐSVN, quỹ tiền lương của Cơ quan Tổng Công ty bao gồm:

- Quỹ tiền lương được trích lập theo đơn giá do Tổng Giám đốc Tổng công ty ĐSVN giao căn cứ vào kết quả doanh thu vận tải đường sắt. (Q1)

- Quỹ tiền lương do Ngân sách Nhà nước cấp cho Ban Thanh tra GTĐS và Ban Cơ sở hạ tầng. (Q2)

- Quỹ hình thành từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao… (Q3)

Nguồn quỹ tiền lương và thu nhập khác trên được gọi là Tổng quỹ tiền lương (Q).

Q = Q1 + Q2 + Q3.

Nhưng trong thực tế thì quỹ tiền lương của Cơ quan Tổng Công ty chủ yếu là Q1 và Q2, còn Q3 không đáng kể. Tổng Công ty ĐSVN là một trong những Tổng Công ty đặc biệt, vì thông thường các Tổng Công ty khác Khối Đảng, Đoàn thể vẫn do Tcty trả lương, chứ không phải hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.

1.1.1. Xác định đơn giá để xây dựng quỹ tiền lương.

Trên cơ sở đơn giá được Liên Bộ (Bộ Lao động – Thương binh Xã hội và Bộ Tài Chính) thẩm định và giao cho Khối Vận tải, Ban Tổ chức cán bộ - Lao động sẽ xác định xây dựng được quỹ tiền lương cho toàn bộ Tổng Công ty. Tổng Giám đốc sẽ giao đơn giá và phân phối quỹ tiền lương cho Khối Cơ quan và 3 Công ty vận tải: Công ty Hành khách Hà nội, Công ty Hành khách Sài gòn và Công ty Hàng hóa. Trong đó quỹ tiền lương chủ yếu là phân phối cho 3 Công ty vận tải.

Đơn giá tiền lương của Khối Vận tải được xây dựng dựa trên tổng doanh thu (từ khối Vận tải) của Tổng Công ty. Cơ quan Tổng Công ty là hệ quản lý của Tổng Công ty nên quỹ tiền lương vẫn được tính theo đơn giá dựa trên tổng doanh thu của khối vận tải. Quá trình xây dựng đơn giá được thực hiện theo các bước như sau:

a. Xác định chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh là tổng doanh thu. (∑T)

Chỉ tiêu tổng doanh thu; tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương); lợi nhuận được tính theo quy định tại Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính.

Tổng Công ty ĐSVN dự tính doanh thu kế hoạch năm 2005 là: ∑T = 1.979.563 triệu đồng = 1.976.563.000 nghìn đồng b. Xác định các thông số để xây dựng đơn giá tiền lương. - Mức lao động định biên. (Lđb)

Năm 2004, lao động sử dụng thực tế bình quân của khối cơ quan Tổng Công ty Đường sắt là 432 người. Năm 2005 Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đăng ký kế hoạch lao động định biên là 456 người (tăng 24 người), do năm 2005 có thêm văn phòng đại diện Tổng Công ty tại Đà Nẵng chuyển về khối cơ quan và bổ sung một số lao động thay thế cho các cán bộ đi học, nghỉ phép.

Mức lao động tổng hợp theo định biên, tính theo công thức được hướng dẫn trong thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH như sau:

Lđb = Lch + Lpv + Lbs + Lql Trong đó:

- Lđb: Lao động định biên của công ty (đơn vị tính là người) - Lch: Lao động chính định biên

- Lpv: Lao động phụ trợ, phục vụ định biên

- Lbs: Lao động bổ sung định biên để thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ theo quy định của pháp luật lao động đối với lao động chính và lao động phụ trợ, phục vụ;

- Lql: Lao động quản lý định biên

Ở cơ quan Tổng Công ty chủ yếu là lao động quản lý, và mang tính chất khá ổn định nên số người bổ sung không đáng kể.

- Xác định tiền lương tối thiểu của Tổng Công ty để xác định đơn giá tiền lương. Theo quy định tại Điều 1, Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ thì mức lương tối thiểu chung (TLmin) được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực là 290.000đ/tháng, và được áp dụng từ ngày 01/01/2004. Nhưng bắt đầu từ ngày 01/10/2005 mức lương tối thiểu chung được thực hiện theo Nghị định số 118/2005/NĐ- CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung từ 290.000 lên 350.000

Tổng công ty sẽ lựa chọn hệ số điều chỉnh mức lương tối thiểu nằm trong giới hạn mà Nhà nước quy định là: hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung (Kđc) tối đa không quá 2 lần. Nghĩa là mức lương tối thiểu của Tổng công ty lựa chọn phải lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu chung của Nhà nước nhưng tối đa là:

Nhưng căn cứ vào tình hình sản xuất và các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, năm 2005 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chọn mức lương tối thiểu để xây dựng đơn giá tiền lương là:

TLmincty= 439.200 đồng/tháng.

- Hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân. (Hcb)

Hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân của cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan. Cấp bậc công việc được xác định dựa trên mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu trách nhiệm ở từng loại công việc.

Ở khối Cơ quan Tổng công ty tính được: Hcb = 4,79. - Hệ số phụ cấp bình quân (Hpc)

Hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá tiền lương được xác định căn cứ vào đối tượng và mức phụ cấp được hưởng của từng loại phụ cấp do Nhà nước quy định, gồm: phụ cấp khu vực; phụ cấp thu hút; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp lưu động; phụ cấp giữ chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương.

Trong Cơ quan Tổng Công ty ĐSVN chỉ có 2 loại phụ cấp là phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm, cụ thể như sau:

Biểu 1: Biểu xác định hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá.

Loại và mức phụ cấp Số người được hưởng Cộng Lao động định biên 1. Chức vụ 64,6 456 Mức 0,7 19 13,3 Mức 0,6 50 30 Mức 0,5 22 11 Mức 0,4 22 8,8 Mức 0,3 5 1,5 Mức 0,2 2. Trách nhiệm 34 4,2 Mức 0,3 4 1,2 Mức 0,1 30 3 Tổng 68,8

Ta tính được: Hpc = 0,15.

- Phần chênh lệch tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể. (Vđt)

Đối với cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương thì phần chênh lệch giữa tiền lương tính theo mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn và tiền lương do tổ chức đoàn thể trả được cộng vào để xác định đơn giá tiền lương của công ty.

Cụ thể, được tính như sau:

Lao động định biên của khối Đảng, Đoàn thể (Đảng, Công đoàn, Thanh niên) bao gồm 65 người (Đảng: 28 người, Công đoàn: 22 người, Thanh niên: 15 người).

Hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân (Hcb) và hệ số phụ cấp bình quân (Hpc) của cán bộ đoàn thể tính trong đơn giá tiền lương là 4,66 và 0,29.

Vậy phần chênh lệch tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể (Vđt): Vđt = Lđbđt x (TLmincty – TLmin) x (Hcb + Hpc)

= 65 x (439.200 – 290.000) x (4,66 + 0,29) = 48.005.100 đồng / tháng

Tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm (Vttlđ): Ở khối Cơ quan phải làm đêm rất ít, nên quỹ tiền lương tính thêm cho làm việc vào ban đêm là không đáng kể.

c. Xây dựng đơn giá tiền lương.

Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu, áp dụng công thức:

Vđg = [ ] ∑+ + × × × kh đt pc cb cty b đ T tháng V H H TL L min ( ) 12 = [ ] 000 . 563 . 979 . 1 12 100 . 005 . 48 ) 15 , 0 79 , 4 ( 200 . 439 456× × + + × tháng = 6,28 đ/ 1.000đồng doanh thu.

d. Đăng ký đơn giá tiền lương.

Sau khi xây dựng đơn giá tiền lươg, trước khi thực hiện, Cơ quan phải đăng ký đơn giá tiền lương với Hội đồng quản trị. Đơn giá được gửi lên Tổng Giám đốc Tổng Công ty tổng hợp và báo cáo Hội đồng quản trị thông qua.Hội đồng quản trị thẩm định và giao đơn giá cho cơ quan.

Tổng quỹ tiền lương kế hoạch để lập kế hoạch tổng chi về tiền lương của cơ quan Tổng công ty, được tính theo công thức:

Vkh = Vkhđg + Vkhcđ + Vkhns

trong đó:

∑ Vkh: Tổng quỹ tiền lương kế hoạch năm của công ty. Vkhđg: Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương

Vkhcđ: Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá)

Vkhns: Quỹ tiền lương do Ngân sách Nhà nước cấp cho Ban Thanh tra GTĐS và Ban Cơ sở hạ tầng..

Tuy nhiên do tính đặc thù của Ngành Đường sắt nói chung và của khối Cơ quan nói riêng thì quỹ tiền lương của khối Cơ quan không có quỹ lương theo chế độ (bao gồm các khoản phụ cấp đặc biệt không tính trong đơn giá tiền lương và tiền lương bổ sung những ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định).

a. Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá.(Q1) Vkhđg = Vđg x Csxkh

Trong đó

Vkhđg: Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương. Vđg: Đơn giá tiền lương tính ở trên.

Csxkh: Tổng doanh thu, được xác định ở trên. Ta có:

Vkhđg = 6,28 x 1.979.563.000 = 12.431.655.340 đồng.

b. Quỹ tiền lương kế hoạch do Ngân sách Nhà nước cấp.(Q2) Vkhns = Lđbđt x TLmin x (Hcb + Hpc) x 12 tháng

= 65 x 290.000 x (4,66+0,29) x12 = 1.119.690.000 đồng

c. Tổng quỹ kế hoạch:

Vkh = Vkhđg + Vkhns = 12.431.655.340 + 1.119.690.000 = 13.551.345.340 1.1.3. Xác định quỹ lương thực hiện.

Nhưng do quỹ tiền lương thực hiện theo chế độ bao gồm các khoản phụ cấp lương, các chế độ khác và những khoản lương trả cho lao động làm thêm giờ và làm việc vào ban đêm phát sinh là không nhiều nên quỹ tiền lương thực hiện gồm quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá và quỹ tiền lương thực hiện do Ngân sách Nhà nước cấp cho khối Đảng, Đoàn thể.

a. Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá. Vthđg = Vđg x Csxth

= 6,28 x 1.969.500.000 = 12.368.460.000 đồng Vậy Q1 = 12.368.460

b. Quỹ lương thực hiện do Ngân sách Nhà nước cấp. Vnsth = Lđttt x TLmin x (Hcb+Hpc) x12

= 50 x 290.000 x (4,66 + 0,29) x 12 = 861.300.000

c. Quỹ lương thực hiện

Vth = 12.368.460.000 + 861.300.000 = 13.229.760.000 đồng

1.2. Sử dụng và phân phối quỹ tiền lương.

Tổng quỹ tiền lương (quỹ tiền lương theo đơn giá và quỹ do ngân sách Nhà nước cấp) được sử dụng và phân phối như sau:

Trả trực tiếp cho người lao động theo lương thời gian, gọi là quỹ sản xuất, Qsx = 95% Q (không có Q3).

Trả công cho cá nhân, tập thể có thành tích cao, lao động giỏi, có công đẩy mạnh sản xuất kinh doanh ngoài vận tải theo quy định chung của Liên hiệp ĐSVN, gọi là quỹ dự phòng Qdp = 5%Q (không có Q3).

Thực tế quỹ lương được sử dụng:

Quỹ lương sản xuất 12.568.272.000

Quỹ lương dự phòng 661.488.000

Tổng quỹ lương 13.229.760.000

Quỹ tiền lương sản xuất (Qsx) trước hết để phân bổ cho CBCNV Cơ quan (không bao gồm cán bộ hệ Đoàn thể) theo chế độ Nhà nước quy định tại Nghị định số

205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ (phần cứng), phần này gọi là Quỹ lương chế độ (Qcđ). Qcđ = ∑ = m j j T 1 1 (1)

T1j: là tiền lương theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP của từng người làm lương thời gian). Công thức tính T1j: T1j = ( ) Nt N TL HSPC HSL ⋅ × + min

Phần còn lại do sản xuất kinh doanh có hiệu quả (Qcl = Qsx - Qcđ) sẽ được phân phối cho tất cả các bộ phận thuộc Cơ quan Tổng Công ty ĐSVN (kể cả Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên) theo công thức sau:

Qi = i i i i cl n h H N Q ⋅ ⋅ . (1) Trong đó:

Qi: Là quỹ lương của bộ phận thứ i

ni là số ngày công tham gia sản xuất của bộ phận thứ i

hi: là hệ số lương theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004

Ni: tổng số ngày công tham gia sản xuất của toàn Cơ quan Tổng Công ty ĐSVN. Hi: là tổng số hệ số lương theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP toàn Cơ quan 1.3. Cách trả lương.

a. Thời điểm trả lương trong tháng.

- Tiền lương hàng tháng được trả làm 2 kỳ: + Kỳ 1: Trả tạm ứng vào ngày 15-17 hàng tháng.

+ Kỳ 2: Thanh toán lương vào ngày mồng 4-7 tháng sau.

Nếu xác ngày trên trùng vào ngày nghỉ sẽ được trả trước hoặc trả sau ngày liền kề. Ngoài ra nếu có thu nhập khác từ nguồn dịch vụ sẽ được trả ngay trong quý hoặc tháng đó.

Cơ quan Tổng Công ty là cơ quan quản lý toàn ngành ĐSVN, các cán bộ đa số xếp lương chức vụ và trả lương theo thời gian. Cơ quan đã áp dụng cách thứ 2 của phương pháp trả lương theo thời gian để tính lương cho cán bộ trong cơ quan.

Tiền lương của cá nhân được trả gồm 2 phần:

Theo hệ số mức lương được xếp theo quy định của Chính phủ (phần cứng)

Theo kết quả cuối cùng gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế đóng góp vào hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị (phần mềm).

Tiền lương của cá nhân được tính theo công thức sau: Ti = T1i + T2i (2)

Trong đó:

T1i: tiền lương theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP.

T1i = ( ) Nt N TL HSPC HSL cdd × × + min

T2i: là tiền lương theo công việc được gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi.

T2i = nihi i H i N Qi . ' . ' ⋅

Qi: quỹ tiền lương của bộ phận thứ i được phân phối từ Qcl

N’i: là tổng số ngày công thực tế của bộ phận thứ i.

H’i: là tổng hệ số tiền lương tương ứng với công việc của bộ phận thứ i. ni: là số ngày công thực tế của người thứ i

hi: là hệ số tiền lương ứng với công việc được giao, mức độ phức tạp mà hi = K1.K2

Trong đó:

K1: là hệ số mức độ hoàn thành công việc. Chia làm 3 mức: K = 1 (xếp loại A), K1 = 0,9 (xếp loại B), K1 = 0,7 (xếp loại C).

K2: là tỉ số giữa tổng số điểm của độ phức tạp và tính trách nhiệm của người thứ i so với tổng số điểm của công việc giản đơn nhất trong từng cơ quan.

1.4. Trả lương trong một số trường hợp khác.

- Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tạm thời ngắn hạn, được trả lương theo mức lương thỏa thuận ghi trong hợp đồng đã được ký kết.

- Những người nghỉ chờ chế độ hưu trí, nghỉ vì TNLĐ và nghỉ vì những lý do khác (không trực tiếp sản xuất) được trả lương (phần cứng) theo công thức tính T1i

nói trên

1.5. Tổ chức thực hiện quy chế trả lương.

Văn phòng Tổng Công ty, Ban Tổ chức cán bộ - Lao động, Ban Tài chính kế toán có trách nhiệm phối hợp với Công đoàn cơ quan Liên hiệp ĐSVN để xác định quỹ tiền lương theo kết quả doanh thu vận tải, quỹ dịch vụ và tổ chức phân phối cho CBCNV.

Tổng Giám đốc Tổng công ty có trách nhiệm:

Đánh giá thành tích và chấm công hàng tháng cho từng người lao động và gửi cho Văn phòng để thanh toán đúng thời hạn quy định.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng quy chế trả lương cho người lao động trong công ty nhà nước.lấy ví dụ ở khối cơ quan tổng công ty đường sắt việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w