Nhà nước hoàn thiện quy chế trả lương

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng quy chế trả lương cho người lao động trong công ty nhà nước.lấy ví dụ ở khối cơ quan tổng công ty đường sắt việt nam (Trang 42 - 44)

I. VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC

1. Nhà nước hoàn thiện quy chế trả lương

a. Cơ chế chung

Nhà nước quy định mức lương tối thiểu, các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương (hoặc thang lương, bảng lương do Nhà nước ban hành), tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, định mức lao động, chế độ trả lương, trả thưởng trong doanh thu.

Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo lao động, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng hệ thống thang lương, phụ cấp lương, định mức lao động, đơn giá tiền lương, quy chế trả lương, trả thưởng áp dụng trong doanh nghiệp phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh và đăng ký với cơ quan pháp lý.

b. Cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp Nhà nước

Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và chính sách tiền lương do Nhà nước ban hành, doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả. Mức lương thấp nhất trả cho người lao động đơn giản không thấp hơn mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.

Doanh nghiệp xây dựng quỹ lương kế hoạch và xác định đơn giá tiền lương bình quân thấp hơn mức độ tăng năng suất lao động bình quân

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tuyển dụng, đào tạo, sử dụng lao động, xây dựng định mức lao động, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, quyết định đến việc xếp lương, trả lương, nâng bậc lương, thực hiện chế độ tiền thưởng cho người lao động. Doanh nghiệp phải báo cáo tình hình thực hiện và sự kiểm tra của hội đồng quản trị, đại diện chủ sở hữu hoặc cơ quan quản lý Nhà nước. Giám đốc phải chịu trách nhiệm giải quyết mọi chế độ đối với người lao động không có việc là do tuyển dụng quá nhiều.

Nghiên cứu quy định tiền lương đối với hội đồng quản trị và tiền thưởng gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các chính sách kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện để uốn nắn, xử lý, khắc phục sai phạm, trường hợp nghiêm trọng thì phải xử lý theo quy định của pháp luật.

- Phê duyệt kế hoạch lao động, quy chế tuyển dụng, đào tạo lao động, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, quy chế nâng bậc lương chỉ tiêu lợi nhuận trả lương theo Nghị định của Chính phủ.

Về đơn giá tiền lương:

Phương án 1: Do Hội đồng quản trị đại diện chủ sở hữu quyết dịnh

Phương án 2: Do hiện nay, Hội đồng quản trị không phải là cơ quan quản lý Nhà nước và không có bộ phận chuyên môn giúp việc lâu dài sẽ giao cho hội đồng quản trị, đại diện chủ sỡ hữu quyết định đơn giá tiền lương cho doanh nghiệp. Trước mắt theo đề nghị của các Bộ ngành, đề nghị giữ nguyên việc phân cấp quản lý như hiện nay: Doanh nghiệp xây dựng đơn giá tiền lương, hội đồng quản trị, đại diện chủ sở hữu, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp quản lý thẩm định (Bộ lao động thương binh xã hội và Bộ tài chính thẩm định đơn giá tiền lương của các tổng Công ty hạng đặc biệt) trước khi giao đơn giá tiền lương.

Trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay thì nhiều doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy Nhà nước cần có những chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh nhưng vẫn quản lý được doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng trả công là rất cần thiết để phù hợp với tình hình thực tế.

Việc quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước nó bao gồm những lĩnh vực như: Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương thực hiện, xây dựng quy chế phân phối tiền lương và thu nhập trong doanh nghiệp nhằm dùng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để tạo mối quan hệ hài hòa trong doanh nghiệp.

Trong thời gian tới trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp, đổi mới doanh nghiệp, chấn chỉnh mạnh công tác quản lý giá thành, đặc biệt là công tác quản lý chi phí vật tư nguyên liệu (C1, C2), tính toán và giao chỉ tiêu lợi nhuận thành chỉ tiêu pháp lệnh. Thay đổi chế độ bổ nhiệm bằng việc thuê giám đốc, có cơ chế khuyến khích vật chất đối với tập thể viên chức giỏi, đem lại lợi nhuận cao hơn chỉ tiêu pháp lệnh, thì được ăn chia phần lợi nhuận vượt chỉ tiêu theo tỷ lệ 50% - 50%. Doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương phụ cấp lương, tự lựa chọn và quyết định mức lương tối thiểu không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố. Nhà nước hướng dẫn phương pháp xây dựng tiền lương, định mức lao động, đơn giá tiền lương, phương pháp tính năng suất lao động gắn với tiền lương.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng quy chế trả lương cho người lao động trong công ty nhà nước.lấy ví dụ ở khối cơ quan tổng công ty đường sắt việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w