II. Phương pháp kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 1.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất:
1. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
3.3 Sự cần thiết của việc tập hợp chi phí sản xuất và tính đúng tính đủ giá thành sản phẩm:
thị trường.
3.3 Sự cần thiết của việc tập hợp chi phí sản xuất và tính đúng tính đủ giá thành sản phẩm: phẩm:
Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành của công cụ quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng là công cụ của nhà nước để quản lý, kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các doanh nghiệp sản xuất theo chỉ tiêu của nhà nước. Nhà nước cung ứng vật tư, nguyên vật liẹu, định giá thành, giá bán thành phẩm. Trên cơ sở giá thành, giá bán để xác định định mức nộp đồng thời cũng chính nhà nước tìm nơi tiêu thụ sản phẩm. Như vậy nhà nước trực tiếp can thiệp và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn bị động, thiếu cạnh tranh, không tìn hiểu thị trường, tất cả phụ thuộc vào nhà nước.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã phát huy quyền chủ động, tự chủ trong sản xuất kinh daonh, về tài chính, được cạnh tranh, được bình dẳng trong khuôn khổ, chính sách của nhà nước, trong khuôn khổ của pháp luật và chịu sự tác động của chính sách vĩ mô.
Sự tồn tại của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp phải biết ứng xử giá cả một cách linh hoạt, biết tính toán chi phí bỏ ra, biết khai thác khả năng và tiềm lực của mình, giảm chi phí tới mức thấp nhất để sau một chu kỳ kinh doanh thu được lợi nhuận tối đa. Muốn làm được điều đó thì phải hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách đầy đủ, chính xác thì mới phục vụ cho việc phân tích đánh giá kết quả, tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng tài liệu, vật tư tiền vốn, lao dộng trong sản xuất. Quản lý chi phí sản xuất thực chất là quản lý việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh.Mặt khác, chi phí sản xuất là cơ sở để tạo nên giá thành sản phẩm nên tiết kiệm chi phí là cơ sở hạ giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn sử dụng chỉ tiêu giá thành sản phẩm vào quản lý thì điều cần thiết là phải tính đúng, tính đủ giá thành các loại sản phẩm sản xuất ra. Có như thế mới xác định đúng kết quả sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, tính đúng, tính đủ giá thành có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực trong việc tăng cường và cải tiến công tác quản lý giá thành nói riêng và công cuộc đổi mới kinh tế, quản lý doanh nghiệp nói chung.
Nhận thức được điều đó, cũng có nghĩa là chúng ta nhận thức được rằng việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là quan trọng và cần thiết mà mỗi chúng ta phải nắm thật vững các nguyên tắc cơ bản của việc này.
KẾT LUẬN
Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành là một khâu đặc biệt quan trọng trong công ty cổ phần may 19 nói riêng và trong các doanh nghiệp sản xuất nói
định kết quả kinh doanh mà còn là nhân tố quan trọng để công ty điều chỉnh và hoạch định chính sách chiến lược phát triển sản phẩm của công ty.
Qua quá trình học tập ở trường và đi sâu tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Cổ phần May 19, được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, cùng sự giúp đỡ của các phòng ban trong công ty em đã hoàn thành báo cáo thực tập với chuyên đề: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần May 19”
Trong báo cáo này em đã trình bày một cách có hệ thống các vấn đề chủ yếu liên quan đến công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Mặc dù chưa tìm ra những đóng góp, giải pháp cụ thể nhưng với mong muốn cùng hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và kế toán tính giá thành nói riêng, em đã mạnh dạn đua ra một số ý kiến của mình.
Tuy nhiên, kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm thực tế còn ít nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô để nghiệp vụ này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thấy cô giáo trong khoa kế toán, đặc biệt là thày giáo Nguyễn Đình Đỗ và các cán bộ phòng kế toán cũng như các cán bộ các phòng ban trong công ty cổ phần may 19 đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập chuyên đề này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2010 Sinh viên
PHẠM THỊ THU HƯƠNG