THỰC TRẠNG KẾ TOÁN, CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ 3-
BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ DỊCH VỤ MUA NGOÀI VÀ CHI PHÍ BẰNG TIỀN KHÁC.
BẰNG TIỀN KHÁC.
Phân xưởng sản xuất: Tháng1/2006
Chỉ tiêu PX ôtô I PX ôtôII PX cơ khí I PXcơ khí II PXcơ khí III CP DVmua ngoài Điện Nước Điện thoại Khác 9.780.000 9.123.400 250.400 124.130 282.070 121.981.220 120.920.200 754.200 142.210 164.610 39.336.000 38.575.000 529.100 132.140 99.760 38.505.400 37.716.000 457.200 129.500 202.700 40.882.000 40.124.300 351.120 157.340 249.240 CP bằng tiền khác 1.320.000 1.756.000 500.000 250.000 500.000
Từ số liệu tập hợp được trên sổ chi tiết theo từng khoản mục chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung.
Ở các phân xưởng sản xuất chính, do phân xưởng ôtô I đối tượng tính giá thành là toàn bộ phân xưởng, nên chi phí sản xuất chung đã tập hợp được cho phân xưởng ôtô I không phải phân bổ. Đối với phân xưởng ôtô II và cơ khí III trong kỳ chỉ sản xuất một loại sản phẩm nên cũng không tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung.
Đối với phân xưởng sản xuất phụ, do trong kỳ sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, nên phải tiến hành phân bổ chi phhí sản xuất chung cho từng sản phẩm.
Căn cứ để tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung của 2 phân xưởng này là các phiếu sản xuất do phòng kế hoạch đặt hàng. Tiêu thức phân bổ cho mỗi phiếu sản xuất (mỗi mặt hàng) là số giờ công toàn bộ để sản xuất mặt hàng đó.
Công thức:
Chi phí SXC phân Tổng CPSXC của phân xưởng Số giờ công
= --- x
bổ cho PSX i Tổng số giờ công SX của PX SXcuả PSX i
Từ bảng phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán tập hợp tương ứng với phần có ghi:
Nợ TK 627 456.720.246 (chi tiết theo từng khoản mục, PX) Có TK334 35.347.000 Có TK338 6.715.930 Có TK152 9.449.393 Có TK153 60.546.126 Có TK214 88.851.196 Có TK111 255.810.602
+ Công tác đánh giá sản phẩm làm dở ở công ty cơ khí ôtô 3-2.
Sản phẩm làm dở tại Nhà máy ôtô 3-2 được xác định là sản phẩm còn ứ đọng trong từng quy trình công nghệ sản xuất chưa hoàn thành, hoặc là những sản phẩm chưa tính vào khối lượng sản phẩm bàn giao trong kỳ. Để tính toán chính xác chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ, các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Nhà máy ôtô 3-2 nói riêng rất cần phải xác định đúng và đủ giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Công việc tính, xác định giá trị sản phẩm làm dở phụ thuộc rất lớn vào đối tượng kế toán và đối tượng tính giá thành vì vậy mỗi phân xưởng có phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở riêng.
Đối với phân xưởng sản xuất phụ đối tượng tính giá thành là các phiếu sản xuất hoàn thành, nên những phiếu sản xuất chưa hoàn thành đều là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Trong tháng 1 năm 2006, Nhà máy ôtô 3-2, tại phân xưởng cơ khí I có ba phiếu sản xuất hoàn thành : PSX209 (dở dang từ kỳ trước) và PSX07, PSX12. Chi phí sản xuất của PSX30 là chi phí dở dang. Tại phân xưởng cơ khí III có 2 PSX hoàn thành : PSX206 (dở dang từ kỳ trước) và PSX18. Chi phí sản xuất của PSX24 là chi phí dở dang.
Đối với phân xưởng ôtô I, do đặc điểm của phân xưởng này bảo dưỡng và sửa chữa và bảo dưỡng xe ôtô, nên mang tính chất là kinh doanh dịch vụ chính vì vậy rất khó xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, và chi phí này phát sinh không lớn, không ảnh hưởng nhiều tới việc đánh giá tình hình SXKD của phân xưởng cũng như việc kiểm soát chi phí. Với những lý do trên đây Nhà máy không đánh giá chi phí dở dang của phân xưởng này.
Đối với các phân xưởng sản xuất chính Nhà máy đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo chi phí NVL trực tiếp.
Công thức:
D đk + Cvl
Dck = --- x Sd Sht + Sd
Trong đó Dck: chi phí SXKD dở dang cuối kỳ D đk : chi phí SXKD dở dang cuối kỳ
Cvl : chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ Sht : khối lượng sản phẩm hoàn thành Sd : khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ Trong tháng 1/2006
* Phân xưởng ôtô I có CPSX kinh doanh dở dang đầu kỳ là: 4.352.768.526đ
Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ là : 18.408.501.660đ Số lượng sản phẩm hoàn thành: 60 sản phẩm
Số lượng sản phẩm dở dang là: 17 sản phẩm
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ:
4.352.768.526 + 18.408.501.660
Dck = --- x 17 = 5.025.215.496đ 60 + 17
* Phân xưởng cơ khí II có
CPSX kinh doanh dở dang đầu kỳ là : 42.092.580đ Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ là: 351.686.429đ Số lượng sản phẩm hoàn thành : 346 sản phẩm Số lượng sản phẩm làm dở là : 51 sản phẩm Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là:
11.092.580 + 98.277.464
Dck = --- x 51 = 14.050.056đ 346 + 51
2.2.1.3.4. Kế toán giá thành sản phẩm tại Nhà máy ôtô 3-2
Do đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành khác nhau giữa các phân xưởng, nên tuỳ theo từng phân xưởng có phương pháp tính giá thành riêng.
Đối với phân xưởng sản xuất phụ, đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành theo phiếu sản xuất, nên tính giá thành tương tự như đối với đơn đặt hàng, toàn bộ chi phí tập hợp được trong phiếu sản xuất chính là giá thành sản xuất của sản phẩm.
Đối với phân xưởng ôtô I, đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là theo phân xưởng, PX này cung không đánh giá chi phí dở dang,
chính vì vậy toàn bộ chi phí phát sinh và tập hợp được của phân xưởng là giá thành sản xuất.
Đối với phân xưởng ôtô II, và cơ khí II, có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, tuy nhiên nửa thành phẩm không bán ra ngoài, vì vậy công ty không đánh giá nửa thành phẩm ở các quy trình công nghệ, mà tập hợp chi phí cho cả quy trình và tính giá cho sản phẩm hoàn thành.
Công thức:
Giá thành sản xuất = D đk + CPSX phát sinh trong kỳ - D ck Giá thành SX
Giá thành đơn vị = --- Số lượng SP hoàn thành 2.2.2. Tính giá thành sản phẩm.
2.2.2.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Xuất phát từ đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm, Nhà máy ôtô 3-2 lựa chon đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành, hoặc bán sản phẩm dưới dạng nguyên vật liệu.
Riêng đối với phân xưởng ôtô I đối tượng tính giá thành là toàn bộ phân xưởng.
Kết thúc một quá trình sản xuất, sản phẩm tạo ra của Nhà máy là các loại khung xe máy hoàn thành theo từng lô hàng theo hợp đồng kinh tế của các hãng khác. Vì vậy, đối tượng tính giá thành cũng là từng sản phẩm lô hoặc từng lô hàng hoàn thành.
2.2.2.2. Phương pháp tính giá thành của Nhà máy.
Kỳ tính giá thành của Nhà máy thương là một tháng, cuối tháng lập báo cáo giá thành cho từng loại sản phẩm. Còn đối với lô hàng thì tính giá thành là thời gian khi bắt đầu thực hiện lô hàng đó.
Từ đặc điểm của Nhà máy nên kế toán giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn đối với các loại khung xe máy.
Căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất tập hợp được trong tháng theo từng khoản mục, giá trị làm dở đầu tháng và cuối tháng ước tính để xác định giá thành khoản mục theo công thức:
ZCM = Dđt + GKM - Dct
Trong đó:
ZCM; GKM: Giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất theo khoản mục. Dđt; Dct : Giá trị sản phẩm làm dở đầu tháng và ước tính cuối tháng. Để phù hợp với yêu cầu quản trị của Nhà máy, giá thành sản phẩm của Nhà máy được tính theo các khoản mục sau.
+ Chi phí NVL trực tiếp
- Chi phí NVL chính
- Chi phí NVL phụ
- Chi phí nhiên liệu
+ Chi phí nhân công trực tiếp
- Tiền lương
- BHXH, KPCĐ
+ Chi phí sản xuất chính
- Chi phí nhân viên xưởng
- Chi phí vật liệu
- Chi phí dụng cụ sản xuất
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
PHẦN III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI