NHÀ MÁY SẢN XUẤT ÔTÔ 3-
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy ôtô 3-2.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh thực tế tại Nhà máy ôtô 3-2, kết hợp với những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập và trên sách báo, dưới góc độ là một sinh viên thực tập em xin đưa ra một số ý kiến mang tính chất đóng góp, nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy ôtô 3-2, như sau:
3.2.1. Ý kiến thứ nhất:
Đối với việc quản lý nguyên vật liệu, Nhà máy cần xây dựng một hệ thống danh mục nguyên vật liệu hoàn chỉnh, điều đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Nhà máy khi quản lý nguyên vật liệu, và tính trị giá vật liệu xuất kho.
Đồng thời hiện nay Nhà máy đã tiến hành phân loại các NVL, như đã trình bày trong phần trước, đồng thời vì sản xuất nhiều loại sản phẩm, nên phân xưởng nào cũng tổ chức kho vật liệu riêng của phân xưởng mình. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho kế toán hạch toán chi tiết, vì vậy phòng kế toán nên mở chi tiết cho tài khoản 152, theo loại nguyên vật liệu, và nếu có thể mở chi tiết cho từng phân xưởng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc quản lý NVL cũng như tập hợp chi phí sản xuất.
Đối với việc tính trị giá vật liệu xuất kho, doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp bình quân gia quyền, trị giá vật liệu xuất kho sẽ chính xác hơn, và việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng sẽ chính xác hơn.
Việc tính giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền được thể hiện như sau.
NVL xuất kho trong tháng, không tính trị giá ngay mà chỉ quản lý về mặt số lượng, đến cuối kỳ kế toán, thông qua bảng kê nhập- xuất - tồn của loại NVL ấy để tính ra trị giá NVL xuất kho trong kỳ, theo công thức:
Trị giá NVL xuất Trị giáNVL tồn ĐK + Trị giá NK TK Số lượng = --- x NVLXK kho trong kỳ Lượng NVL tồn ĐK + Lượng NK TK trong kỳ Ví dụ:
Ta tính trị giá xuất kho của ghế đôi có chân như sau: Số lượng tồn đầu kỳ : 200chiếc, đơn giá 160231đ Số lượng nhập kho TK : 700 chiếc, đơn giá 161642đ Số lượng xuất kho TK : 620chiếc
200 x160.231 + 700 x 161.642
Đơn giá xuất = --- = 161.328đ 200 + 700
Trị giá XKghế đôi có chân = 161.328 x 620 = 100.023.636đ 3.2.3. Ý kiến thứ 3.
Để đảm bảo sự ổn định của CPNCTT trong tổng giá thành sản phẩm sản xuất ra, phòng kế toán mà cụ thể là kế toán tiền lương nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của lao động trực tiếp sản xuất.
Cụ thể phòng kế toán tiến hành tính toán quỹ lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất trong 1 năm trên cơ sở:
+ Tổng quỹ lương cơ bản của CNSX trong năm + Số công nhân sản xuất của năm
+ Tổng số ngày nghỉ phép theo chế độ quy định hiện hành
Khi đó tính toán được
Tiền lương nghỉ phép lương CB bình Số CN SX tổng số ngày = x x
phải trả cho CN SX quân 1 CN SX trong tháng nghỉ phép
Trên cơ sở số tiền lương nghỉ phép phải trả cho CNSX đã tính hàng tháng, kế toán tiến hành trích một phần tổng số tiền đã trích trước này vào giá thành để đảm bảo giá thành không bị biến động do ảnh hưởng của số lao động thực tế phát sinh.
Số tiền trích trước hàng kỳ được tính theo công thức:
Mức trích trước tiền lương Số tiền lương cơ bản nghỉ phép của CN SX hàng = Tỷ lệ trích trước x phải trả cho số CNSX
kỳ theo kế hoạch trong kỳ
Tổng tiền lương nghỉ phép của CNSX phải trả theo KH Tỷ lệ trích = --- trước Tổng tiền lương CB phải trả cho CNSX trong năm theo KH
Cuối cùng căn cứ vào kết quả tính toán số trích trước hàng kỳ tiền lương nghỉ phép của CNSX kế toán ghi
Nợ TK 622 Có TK 335
Nợ TK335 Có TK 334
Khi thanh toán lương nghỉ phép cho CNSX, kế toán ghi: Nợ TK 334
Có TK 111
Cuối năm kế toán tiến hành so sánh số chi lương nghỉ phép thực tế của công nhân sản xuất thực tế với mức lương nghỉ phép trích trước và tìm ra chênh lệch (nếu có).
+ Nếu số thực chi < số trích trước, kế toán ghi giảm chi phí: Nợ TK335
Có TK622
+ Nếu số thực chi > số trích trước, kế toán tiến hành trích thêm: Nợ TK622
Có TK335
Việc tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép CNSX không những chỉ có tác dụng ổn định giá thành khi có biến động của số công nhân nghỉ phép trong kỳ, mà số tiền trích trước chưa được hạch toán vào từng kỳ thực tế Nhà máy có thể sử dụng cho các mục đích sản xuất khác trong ngắn hạn… Vì thế mà phát huy được cao nhất hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
3.2.4. Ý kiến thứ 4.
Đánh giá chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ:
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là một phần rất quan trọng, giúp doanh nghiệp không chỉ xác định một cách chính xác tình hình sản xuất kinh doanh trong kỳ, mà còn giúp Nhà máy xác định chính xác giá thành sản xuất của sản phẩm, đây là yếu tố cơ bản để xác định được giá bán.
Việc xác định chi phí dở dang cuối kỳ tại phân xưởng ôtô II và cơ khí II theo chi phí NVL là không chính xác, Nhà máy nên đánh giá chi phí dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương.
Nội dung: Căn cứ vào khối lượng dở dang cuối kỳ và mức độ chế biến hoàn thành để quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang thành khối lượng hoàn thành tương đương. Sau đó lần lượt tính toán từng khoản mục chi phí trong sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:
Với những chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ tính cho một sản phẩm hoàn thành và một sản phẩm làm dở là như nhau.
Với những chi phí bỏ vào theo mức độ gia công chế biến tính cho sản phẩm làm dở theo khối lượng hoàn thành tương đương.
Công thức tính:
+ Với chi phí bỏ vào ngay từ đầu quy trình công nghệ D đk + C
Dck = --- x Sd Sht + Sd
+Với chi phí bỏ vào theo mức độ gia công chế biến: D dk + C
Dck = --- x Sd' Sht + Sd'
Trong đó: Sd' = Sd x mức độ chế biến hoàn thành
Ta tính lại chi phí sản phẩm làm dở cho tháng 1/2005 như sau:
Đối với chi phí dở dang đầu kỳ, vì không có số liệu cụ thể từng khoản mục chi phí, để đánh giá lại chi phí làm dở đầu kỳ ta tạm thời sử dụng giá thành định mức của sản phẩm, và khối lượng hoàn thành tương đương là 50% đối với chi phí bỏ vào theo mức độ gia công chế biến.
+ Tại phân xưởng ôtô II: Số lượng sản phẩm làm dở đầu kỳ là 15 sản phẩm
Chi phí NVLTT: 296.000.000đ Trong đó: Tổng thành satxi: 240.120.000đ chi vật liệu khác : 55.880.000đ Chi phí NCTT : 14.000.000 đ Chi phí SXC : 3.290.000đ Tổng giá thành: 17.290.000đ
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ: Chi phí NVLTT:
Tổng thành satxi : 240.120.000 x 15 = 3.601.800.000đ Chi vật liệu khác : 55.880.000 x 50% x 15 = 419.100.000đ Chi phí NCTT : 14.000.000 x 50% x 15 = 105.000.000đ
Chi phí SXC : 3.290.000 x 50% x 15 = 9.870.000đ Tổng chi phí dở dang đầu kỳ: 114.870.000đ + Tại phân xưởng cơ khí II:
Số lượng sản phẩm làm dở: 40 sản phẩm Giá thành định mức 1 sản phẩm: CPNVLTT : 276.000đ CPNCTT : 342.500đ CPSXC : 211.000đ Tổng giá thành ĐM : 829.500đ
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ: CPNVLTT : 276.000 x 40 = 11.040.000đ CPNCTT : 342.500 x 50 % x 40 = 6.850.000đ CPSXC : 211.000 x 50% x 40 = 4.220.000đ Tổng chi phí dở dang đầu kỳ : 22.110.000đ
Chi phí dở dang cuối kỳ, đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ thì chi phí cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm làm dở là như nhau, đối với chi phí bỏ vào theo mức độ gia công chế biến, mức độ hoàn thành là 60%.
+ Đối với phân xưởng ôtô II.
Chi phí dở dang cuối kỳ : 17 sản phẩm.
3.601.800.000 + 14.407.200.000 Tổng thành satxi = --- x 17 = 3.976.012.987đ Tổng thành satxi = --- x 17 = 3.976.012.987đ 60 + 17 419.100.000 + 4.001.301.660 chi VL khác = --- x 17 x 60% = 642.280.583đ 60 + 17 x 60% 105.000.000 + 837.547.898 CPNCTT = --- x 17 x 60% = 136.951.403đ 60 + 17 x 60% 9.870.000 + 197.111.596 CPSXC = ---x 17 x 60% = 30.074.248đ 60 + 17 x 60%
+ Phân xưởng cơ khí II.
Chi phí dở dang cuối kỳ 51 sản phẩm. 11.040.000 + 98.277.464 CPNVLTT = --- x 51 = 1.4043.301đ 346 + 51 6.850.000 + 118.495.954 CPNCTT = --- x 51 x 50% = 8.603.827đ 346 + 51 x 50% 4.220.000 + 72.724.792 CPSXC = --- x 51 x 50% = 5.281.540đ 346 + 51 x 50%
3.2.5. Đối với công tác kế toán trên máy.
Hiện nay Nhà máy tuy đã đưa máy vi tính vào công tác kế toán, việc làm này đã giúp phòng kế toán của Nhà máy giảm bớt được khối lượng công việc, quản lý được chính xác và hiệu quả hơn, tuy nhiên vì Nhà máy không áp dụng phần mềm kế toán nên công tác kế toán còn gặp nhiều khó khăn, khó khắc phục được. Vì thế, để giải quyết vấn đề này, Nhà máy cần đầu tư nghiên cứu, xử lý và tìm ra phần mềm kế toán phù hợp với tình hình thực thế của Nhà máy mình, từ đó giúp cho công việc của kế toán viên hiệu quả hơn.
3.2.6. Tăng cường áp dụng kế toán quản trị cho việc ra quyết định
Để phục vụ cho các nhà quản lý Nhà máy trong việc ra các quyết định, thì phòng kế toán của Nhà máy nên tiến hành xây dựng mô hình chi phí thích hợp. Đó chính là xây dựng mô hình theo mô hình chi phí biên. Theo mô hình này Nhà máy cần tiến hành phân tích toàn bộ chi phí của doanh nghiệp theo 2 loại cơ bản là chi phí biến đổi (biến phí) và chi phí cố định. Mặt khác Nhà máy không tính toán, phân bổ chi phí cố định cho mỗi đơn vị sản phẩm mà luôn tính là tổng số và là chi phí thời kỳ. Tổng chi phí cố định của kỳ nào phải được bù đắp đầy đủ ở kỳ đó. Khi đó phần chi phí còn lại trong sản phẩm chỉ bao gồm phần biến phí sản xuất.
Cụ thể các chỉ tiêu tính toán trong mô hình như sau:
Lợi nhuận = sản lượng x (giá bán đơn vị - biến phí đơn vị) - tổng định phí lợi nhuận = tổng lãi trên biến phí - tổng định phí
Hay lợi nhuận = doanh thu x tỷ suất lãi trên biến phí - tổng định phí
Ngoài ra để lựa chọn phương án sản xuất phù hợp, trong việc lựa chọn, phòng kế toán cần tiến hành lựa chọn các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định. Thông tin thích hợp phải đảm bảo 2 tiêu chuẩn cơ bản đó là .
thông tin đó phải có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét và lựa chọn.
Nếu thông tin không đạt một trong 2 tiêu chuẩn hoặc cả hai tiêu chuẩn trên thì không được coi là thông tin thích hợp.
Tóm lại, phát huy những ưu điểm vốn có kết hợp với việc khắc phục những hạn chế còn tồn tại sẽ giúp cho Nhà máy đạt hiệu quả cao hơn trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
KẾT LUẬN
Sau quá trình thực tập tại Nhà máy ôtô 3-2 được tiếp xúc, làm quen với thực tế công tác kế toán tại Nhà máy, cùng với những cơ sở lý thuyết đã học tập, nắm bắt được tại trường lớp, em càng khẳng định thêm việc tổ chức công tác kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa to lớn và đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Với đề tài nghiên cứu này, em hy vọng sẽ đóng góp được một phầm nào đó những ứng dụng thiết thực trong thực tiễn tổ chức, triển khai công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy ôtô 3-2.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ phòng kế toán nói riêng và toàn thể các cán bộ công nhân viên trong Nhà máy ôtô 3-2 nói chung và Th.S. Đinh Thế Hùng đã tạo mọi điều kiện, tận tình hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.