Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty xăng dầu Hàng không Việt nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam (Trang 78 - 93)

tiêu thụ tại công ty xăng dầu Hàng không Việt nam

* Về tổ chức công tác tiêu thụ hàng hoá

Công tác tiêu thụ hàng hoá ở các xí nghiệp được chuyển về cho kế toán văn phòng công ty vào cuối tháng. Chính vì vậy, điều này đôi khi gây ứ đọng công việc cho kế toán trong những ngày cuối tháng. Công ty nên phân làm hai ngày để cho kế toán đơn vị chuyển kết quả về, có thể ngày 15 và 25 hàng tháng. Điều này vừa thuận tiện cho công tác hạch toán tại công ty, vừa tạo điều kiện cho việc giám sát kỹ lưỡng hoạt động kinh doanh của đơn vị.

* Về nhân viên kế toán

Khối lượng công việc nhiều, vì vậy, để mang lại hiệu quả cao, công ty nên có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân viên kế toán, đảm bảo được nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong công tác kế toán. Mặt khác, một khi mỗi kế toán thực hiện một công việc nhất định, công việc kế toán sẽ được chuyên môn hoá, lại dễ dàng quy trách nhiệm trong trường hợp có sai sót.

* Về tin học trong kế toán

Phòng thống kê tin học trong công ty nên cài đặt thêm các phần mềm diệt virut hữu hiệu cho kế toán, tránh tình trạng tất cả dữ liệu đã được hoàn tất, chuẩn bị lên báo cáo thì lại bị virut xâm nhập, phá huỷ dữ liệu, gây khó khăn cho việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, nhanh nhạy.

* Về xây dựng bộ máy kiểm soát trong công ty

Kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ nói riêng đều phải tuân thủ nguyên tắc đầu tiên là hạch toán phù hợp với các chuẩn mực, chế độ hiện hành của Nhà nước. Để đảm bảo thực hiện tốt các quy định của Nhà nước, ngoài việc nhân viên kế toán phải cực kỳ xem trọng hạch toán đúng chế độ, việc xây dựng thêm một bộ phận kiểm soát trong công ty là rất cần thiết. Bộ máy kiểm soát sẽ thực hiện kiểm tra sự chính xác trong công tác hạch toán, kiểm tra độ trung thực của số liệu xí nghiệp gửi về hàng tháng, đối chiếu kết quả kinh doanh hàng tháng để xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động, và có thể cuối năm đến thực tế các xí nghiệp để kiểm tra quá trình làm việc của kế toán và ban quản trị các xí nghiệp. Công việc này nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với chi phí công ty phải bỏ ra.

* Về công tác lập và luân chuyển chứng từ

Trường hợp hàng bán tại xí nghiệp, dù là khách hàng công ty trực tiếp ký kết hợp đồng hay không, công ty cũng nên uỷ quyền cho xí nghiệp gửi hoá đơn cho khách hàng ngay tại thời điểm giao hàng, điều này vừa góp phần

giảm một khoản chi phí lưu thông, vừa đảm bảo cung cấp chứng từ kịp thời cho khách hàng.

* Về hình thức ghi sổ và sổ sách kế toán

+ Kế toán tiêu thụ công ty nên mở thêm hệ thống sổ theo dõi kết quả hoạt động kinh doanh của từng xí nghiệp để đánh giá được tình hình kinh doanh của các xí nghiệp trong năm, so sánh để có biện pháp điều chỉnh hợp lý cho chiến lược kinh doanh năm sau của doanh nghiệp.

+ Các sổ cái của công ty đều không có cột số chứng từ. Số chứng từ chỉ được phản ánh trong sổ chi tiết. Điều này là chưa chính xác. Công ty nên thiết kế thêm cột này vào các sổ cái, có như vậy, mới thuận tiện cho công tác hạch toán và công tác kiểm tra đối chiếu cuối kỳ, kiểm tra đối chiếu khi có sai sót.

+ Trường hợp công ty bán hàng qua các kho của chi nhánh, xí nghiệp, thì cùng với việc chuyển kết quả kinh doanh qua mạng internet kế toán nên chuyển các báo cáo tiêu thụ và tình hình thu tiền định kỳ ngày 15 và ngày cuối mỗi tháng, điều này thuận tiện cho việc hạch toán tiêu thụ của kế toán công ty, tạo điều kiện cho kế toán cung cấp thông tin kịp thời cho ban quản lý khi có yêu cầu. Còn trong trường hợp bán lẻ hàng hoá, kế toán tại các cửa hàng bán lẻ tiến hành lập bảng kê xuất hàng hoá và bảng kê bán lẻ hàng và gửi về công ty cũng theo một quy định thống nhất là vào ngày 15 và ngày cuối mỗi tháng. Điều này cũng góp phần giảm bớt được công việc cho kế toán công ty, tăng cường trách nhiệm cho kế toán chi nhánh bán lẻ.

* Về tài khoản kế toán

Công ty đã vận dụng sáng tạo hệ thống tài khoản kế toán mới đáp ứng yêu cầu hạch toán tổng hợp và chi tiết. Tuy nhiên, công ty nên hạn chế việc sử dụng nhiều tài khoản trung gian làm giảm khối lượng công tác kế toán tránh sự phản ánh không chính xác nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Khi phản ánh lượng hàng về nhập tại các kho cảng đầu nguồn, nguồn hàng này công ty đã hoàn tất việc mua và nhập kho, chính vì vậy, công ty nên dùng TK 1561 – hàng hoá thay cho TK 1511- hàng đang đi đường là. Tương tự, chi phí thu mua nên tập hợp và tách riêng ra trên TK chi tiết 1562 – chi phí thu mua hàng hoá thay cho TK 1512.

* Về thanh toán công nợ

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc thu hút khách hàng là điều kiện quan trọng, quyết định sự thành công giai đoạn đầu trong kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các doanh nghiệp thường xuyên cho khách hàng nợ nhiều, gây ứ đọng vốn. Công ty nên đưa ra các biện pháp quản lý tiền hàng, quản lý công nợ hiệu quả. Từ đó giúp theo dõi, đốc thúc việc thanh toán nợ cho công ty đồng thời cũng đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời đối với nợ quá hạn, tránh gây thiệt hại không đáng có cho công ty. Để khuyến khích khách hàng trả nợ sớm, công ty nên đưa ra các các thời hạn thanh toán được hưởng chiết khấu, trên cơ sở tỷ lệ phần trăm công ty tính ra khoản chiết khấu thanh toán khách hàng được hưởng. Nếu khách hàng thanh toán càng sớm, tỷ lệ chiết khấu càng cao. Bên cạnh đó, đối với các khách hàng trả nợ chậm, công ty nên áp dụng mức lãi suất tương đương lãi suất quá hạn của Ngân hàng, để giảm thiểu việc chiếm dụng vốn của công ty. Đồng thời, ngừng cung cấp hàng cho tháng kế tiếp nếu khách hàng vẫn chưa thanh toán được các khoản nợ đến hạn.

* Về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Do giá cả mặt hàng xăng dầu biến động thường xuyên, nên việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là hết sức cần thiết. Tuy vậy, công ty chưa thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dẫn đến việc hạch toán cuối kỳ là chưa chính xác, lại dễ gây rủi ro cho công ty. Việc trích lập dự phòng được thực hiện cho các loại hàng hoá, công cụ dụng cụ…thuộc quyền

sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp có giá trị ghi sổ lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.

Ta có thể khái quát phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau: Dự phòng giảm giá cần lập cho hàng tồn kho = Số lượng hàng tồn kho cuối năm * -

Cuối năm tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập cho năm tới lớn hơn số dự phòng giảm giá hiện còn tính đến cuối năm thì kế toán trích bổ sung:

Nợ TK 632 Có TK 159

Ngược lại, kế toán tiến hành hoàn nhập dự phòng: Nợ TK 159

Có TK 632

Việc trích lập dự phòng sẽ phản ánh chính xác chi phí phát sinh trong kỳ, giúp cho việc hạch toán kết quả kinh doanh được chính xác, phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt 1 kỳ kế toán.

* Về việc phân bổ chi phí kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí quản lý tại văn phòng công ty chưa phản ánh đúng bản chất của chi phí. Thực tế, công ty cũng tiến hành bán hàng trực tiếp, chính vì vậy, có phát sinh chi phí bán hàng. Tuy nhiên, chi phí này lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, tại văn phòng công ty nên tách riêng hai

Trần Thị Phương Thanh Kế toán 46B

Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho i

82

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho i

loại chi phí này. Như vậy, khoản chi phí bán hàng – 641 sẽ bao gồm chi phí phát sinh tại công ty và chi phí được tập hợp tại các xí nghiệp. Khoản chi phí quản lý doanh nghiệp - 642 chỉ là những khoản chi phí liên quan đến hoạt động quản lý tại văn phòng công ty và văn phòng đại diện. Việc phân ra như vậy sẽ rõ ràng hơn, mặt khác lại phản ánh đúng tính chất của hai loại chi phí này.

* Về phân bổ chi phí thu mua

Chi phí thu mua hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của các khoản hao phí mà doanh nghiệp thương mại bỏ ra có liên quan đến quá trình mua hàng hoá, chẳng hạn như tiền công tác phí, chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng mua, chi phí lưu kho, lưu bãi…Do chi phí thu mua hàng hoá có liên quan đến lượng hàng đã bán và chưa bán cuối kỳ, nên để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại được chính xác, các chi phí này nên được phân bổ riêng ra cho lượng hàng đã xuất bán và lượng hàng còn tồn cuối tháng. Việc phân bổ như thế tạo điều kiện cho việc xác định giá vốn được chính xác hơn. Theo đặc thù hàng hoá xăng dầu, công ty nên lựa chọn tiêu thức phân bổ là trọng lượng hàng hoá. Công thức xác định chi phí thu mua phân bổ cho hàng đã bán được xác định như sau:

Chi phí thu mua phân bổ

cho hàng hoá đã bán

= Chi phí thu mua đầu kỳ + Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ Trọng lượng của hàng hoá đã bán + trọng lượng của hàng tồn cuối kỳ

*

Trọng lượng của

hàng hóa đã bán Khi chi phí thu mua phát sinh, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 1562

Nợ TK 133 (nếu có) Có TK thích hợp

Cuối tháng, sau khi tiến hành phân bổ chi phí thu mua trong kỳ cho lượng hàng đã bán, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 632 Có TK 1562 * Về xác định giá vốn hàng bán trong kỳ

Việc phân bổ chi phí thu mua và trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho có ý nghĩa quan trọng cho việc xác định giá vốn hàng bán trong kỳ. Bên cạnh đó, để việc hạch toán giá vốn được tiến hành thuận lợi và phù hợp hơn với đặc thù hàng hoá nhập xuất liên tục, công ty nên chuyển việc hạch toán giá vốn từ phương pháp bình quân gia quyền sang phương pháp hạch toán. Theo phương pháp này, công ty có thể xác định được giá vốn hàng bán của bất kỳ mặt hàng nào tại bất kỳ thời điểm nào trong tháng. Điều đó thuận tiện hơn cho việc quản lý hàng hoá và quản lý kinh doanh tại công ty.

KẾT LUẬN

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều thời cơ và thách thức mới cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Hình thành và phát triển trong giai đoạn đất nước đang bước vào thời kỳ đổi mới, công ty xăng dầu Hàng không cũng gặp phải không ít khó khăn. Thêm vào đó, giá cả sản phẩm xăng dầu liên tục leo thang, thị trường tồn tại nhiều mối quan hệ phức tạp, đặt ra cho các doanh nghiệp yêu cầu ”phải cạnh tranh để tồn tại”. Nhận thức được điều đó, toàn bộ công ty đã phấn đấu nỗ lực không ngừng để liên tục phát triển. Sự thành công của công ty hôm nay có một phần đóng góp không nhỏ của bộ máy kế toán.

Là một sinh viên được công ty nhận vào thực tập, em đã bước đầu làm quen được với công việc kế toán, tìm hiểu bộ máy kế toán cũng như các phương pháp hạch toán tại công ty. Em đã nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại.

Vì thời gian tìm hiểu có hạn cộng với trình độ kiến thức còn mang nặng tính lý thuyết nên bài viết của em không thể không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo trong khoa, cùng các cô chú, anh chị trong phòng tài chính kế toán của công ty để em có thể khắc phục sai sót trong bài luận văn cuối khoá sắp tới.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dấn, các thầy cô giáo trong khoa kế toán, cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong công ty xăng dầu Hàng không Việt nam đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 1) – NXB Tài chính 2. Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2) – NXB Tài chính

3. Giáo trình: Kế toán tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Đặng Thị Loan 4. Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh Thương mại –

PGS.TS Nguyễn Văn Công 5. Tạp chí kế toán

6. Luận văn tốt nghiệp khoá 43,44,45

7. Các tài liệu khác (do công ty xăng dầu Hàng không Việt nam cung cấp). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ph

ụ lục I

Trần Thị Phương Thanh 87 Kế toán 46B

TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU HK MIỀN TRUNG

Điện thoại : 0511.656901

Mẫu số: 06

Ký hiệu: MT/2007 Số phiếu xuất: 014161

MS: 01 - 00107638 - 002 PHIẾU XUẤT KHO

(Xăng dầu) L5 - Hạch toán nội bộ Số TK: 001.1.37.0084048 Ngày 26 tháng 11 năm 2007 Hãng hàng không: Vietnamairlines Mã số thuế: 0100107518-1 Theo hợp đồng số:

Phiếu hoá nghiệm số: 138

Số hiệu máy bay: A320 - A304 Số chuyến bay: VN - 241 Tuyến bay: HUI-HAN Xe tra: 75H - 2135

STT Ký hiệu xăng dầu Số lượng lit 0C Tỷ trọng Số lượng kg Ghi chú

A B 1 2 3 4 5

1 Jet A1 6.000 19 0.753 4.698

(Tôi xác nhận về chủng loại, số lượng, chất lượng nhiên liệu là đúng yêu cầu)

(Tôi xác nhận rằng nhiên liệu nạp trên đây đúng về số lượng và phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật)

ĐẠI DIỆN BÊN MUA ĐẠI DIỆN BÊN BÁN

CƠ TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ tên) THỢ MÁY (Ký, ghi rõ họ tên) NGƯỜI GIAO HÀNG (Ký, ghi rõ họ tên) GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên)

Phụ lục II

Phụ lục III

Trần Thị Phương Thanh 88 Kế toán 46B

CÔNG TY XĂNG DẦU HK VIỆT NAM XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU HK MIỀN TRUNG

Phát hành theo Công văn Số 5502 TCT/AC Ngày 20/12/2000 Của Tổng cục Thuế Mẫu số: 01 GTKT-5LL-02 Ký hiệu: MT/2007T Số: 01523 HOÁ ĐƠN (GTGT) Ngày 26 tháng 11 năm 2007

Đơn vị bán hàng: Xí nghiệp xăng dầu Hàng không miền Trung Địa chỉ: Đà Nẵng

Số TK: 001.1.37.0084048

Hãng hàng không mua: Vietnam Airlines

Số tài khoản: 002.100.000.3161 Tại ngân hàng ngoại thương Việt nam Mã số thuế: 0100107518 1

STT Loại nhiên liệu Sân bay Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng/kg)

Thành tiền

1 Jet A1 Đà Nẵng kg 4.698 15.750 73.993.500 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cộng tiền hàng: 73.993.500 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 7.399.350 Tổng cộng tiền thanh toán: 81.392.850 Số tiền bằng chữ: tám mươi mốt triệu ba trăm chín mươi hai nghìn tám trăm năm mươi đồng

Người mua hàng (Ký ghi rõ họ tên) Chuyên viên (Ký ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký ghi rõ họ tên) Giám đốc (Ký ghi rõ họ tên)

CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM VIETNAM AIR PETROL COMPANY XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU HK MIỀN NAM SOUTHERN AIR PETROL ENTERPRISE

HOÁ ĐƠN KIÊM PHIẾU XUẤT KHO XĂNG DẦU FUEL DELIVERY BILL

L5 - Hạch toán nội bộ (For internal Acounting)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam (Trang 78 - 93)