Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản
3.2.2 Về kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
các tiểu khoản như sau:
TK 6421 Chi phí nhân viên quản lý bao gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của Ban giám đốc, nhân viên quản lý các phòng ban của doanh nghiệp.
TK 6422 Chi phí vật liêu quản lý phản ánh phản ánh giá trị vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như giấy, bút mực, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa tài sản cố định, công cụ dụng cụ.
TK6423 Chi phis dồ dùng văn phòng phản ánh giá trị công cụ dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý.
TK 6424 Chi phí khấu hao tài sản cố định phản ánh chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp như nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị quản lý dùng tại văn phòng.
TK 6425 Thuế, phí và lệ phí phản ánh các khoản chi phí về thuế, phí và lệ phí như thuế môn bài, thuế nhà đất và các khoản phí lệ phí khác.
TK 6426 Chi phí dự phòng phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
TK 6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài phản ánh các khoản chi phí về dịch vụ muangoaif như tiền điện, tiền nước, tiền thuê sửa chữa tài sản cố định ở văn phòng, chi phí kiểm toán tư vấn.
TK 6428 Chi phí băng tiền khác phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp ngoài các chi phí kể trên như chi phí tàu xe, dân quân tự vệ, đào tạo cán bộ, khoản chi cho lao động nữ, trợ cấp thôi việc,
Ví dụ:
Ngày 24/04/2008, nhân viên phòng hành chính xuất trình hóa đơn mua văn phòng phẩm trị giá 451 000 VND ( Thuế GTGT 10 % ). Trong đó xuất dùng cho bộ phận bán hàng là 231 000 VND, cho bộ phận quản lý là
220 000 VND. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 6413: 210 000 Nợ TK 6423 : 200 000 Nợ TK 133 : 41 000 Có TK 111 : 451 000 3.2.3 Về kế toán giá vốn hàng bán:
Hiện nay, Công ty đang sử dụng tài khoản 641 chi phí bán hàng để hạch toán chi phí thu mua mà không sử dụng tài khoản 1562. Giá vốn của hàng hóa xuất bán ra chỉ bao gồm giá của hàng nhập về được ghi trên hóa đơn thuế GTGT phần chưa có thuế. Việc đơn vị hạch toán thế này là không đúng vì nó không phản ánh chính xác giá vốn của hàng hóa trong kỳ, đã làm cho giá vốn hàng hóa bị giảm đi và chi phí bán hàng thì tăng lên. Điều này dẫn đến hậu quả xác định giá bán của hàng hóa bị sai, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty, đồng thời gây khó khăn cho việc nghiên cứu giảm chi phí bán hàng, tăng lợi nhuận. Vì thế, Công ty nên sử dụng TK 1562 để tập hợp chi phí thu mua hàng hóa trong kỳ và đến cuối kỳ tiến hành phân bổ chi phí thu mua cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ. Việc hạch toán như vậy sẽ hạch toán chính xác hơn giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng trong kỳ.
Tài khoản 1562 có thể được sử dụng để hạch toán các chi phí như chi phí thu mua, chi phí bốc xếp, chi phí vận chuyển, hao hụt tự nhiên trong định mức,…Trong quá trình mua hàng hóa, khi phát sinh chi phí kế toán hạch toán:
Nợ TK 1562 Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331…
hóa bán ra trong kỳ theo công thức:
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa tiêu thụ trong kỳ = (Chi phí thu mua đầu kỳ + chi phí thu mua phát sinh trong kỳ)/ (Trị giá hàng hóa tiêu thụ trong kỳ + trị giá hàng hóa tồn kho cuối kỳ)* trị giá hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.
Sau khi xác định được chi phí thu mua của toàn bộ số hàng hóa bán ra, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 632
Có TK 1562
Ví dụ:
Ngày 06/04/2008 Công ty mua 1 lô phân bón Kali khối lượng 20.000 kg, đơn giá 105.000.000 VND chưa bao gồm. Chi phí vận chuyển số hàng hóa trên là: 2.800.000 VND. Chi phí thuê kho số hàng hóa trên là: 2.150.000. Ngày 09/04/2008, Công ty bán được 15.000.000 kg. Khi phát sinh chi phí thu mua hàng hóa, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 1562 : 4.500.000 Nợ TK 133 : 450.000
Có TK 112: 4.950.000
Cuối tháng, kế toán tiến hành phân bổ chi phí thu mua số phân bón Kali đã được bán trong tháng:
Chi phí thu mua phân bổ cho số Kali đã bán:
(2.000.000 + 4.500.000)/ (100.000.000 + 30.000.000)*100.000.000 = 5.000.000
Khi đó, kế toán sẽ hạch toán như sau: Nợ TK 632 : 5.000.000
KẾT LUẬN
Kế toán cho đến nay quả là một công cụ cực kỳ quan trọng trong quản lý kinh tế của doanh nghiệp. Kế toán nói chung và đặc biệt là kế toán quản trị nói riêng đang ngày càng phát huy mạnh mẽ, giúp các doanh nghiệp nắm bắt và theo kịp sự phát triển của thị trường. Với mỗi doanh nghiệp, mỗi loại hình kinh tế, kế toán đã và đang được hiện đại hoá từng bước để thúc đẩy sự phát triển trong nền kinh tế hiện đại.
Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện doanh nghiệp sử dụng máy vi tính là một xu hướng tất yếu và thực tế nó đã nâng tầm phát triển của kế toán lên một thời kỳ mới.
Tổ chức kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ là một phần hành hết sức quan trọng. Những thông tin mà nó cung cấp cho các nhà quản lý vô cùng quý giá để từ đó các nhà quản lý có thể lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
Qua một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản, em đã bước đầu làm quen với công việc của một người kế toán, tìm hiểu được các hình thức tổ chức cũng như phương pháp hạch toán của Công ty, đặc biệt đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ ở đơn vị. Có thể nói những thành tựu mà Công ty đạt được như hiện nay là phần không nhỏ của công tác kế toán tài chính. Tuy nhiên có những bước phát triển mạnh mẽ hơn đòi hỏi Công ty phải tăng cường công tác quản lý, tổ chức kịp thời công tác kế toán nhằm phục vụ có hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vì thời gian thực tập có hạn, vốn kiến thức khoa học còn ít ỏi, nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót…Kính mong được sự góp ý
của các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh tế Quốc Dân và các cán bộ trong Công ty.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Văn Công, Ban giám đốc cùng các phòng ban và các anh chị ở phòng kế toán trong Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!