Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội (Trang 65 - 67)

3. 2 Sự cần thiết, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nộ

3.3.1.Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp.

Thứ nhất, hiện nay Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội đang tính giá nguyên, vật liệu xuất kho theo phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước. Phương pháp này tuy có ưu điểm là công tác kế toán nhẹ nhưng không phản ánh được độ biến động của giá nguyên vật liệu xuất. Do vậy việc hạch toán chi phí nguyên, vật liệu và tính giá thành sản phẩm không được chính xác lắm. Để hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, đơn vị nên áp dụng phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập. Theo phương pháp này cứ sau mỗi lần có biến động nguyên, vật liệu do nhập kho kế toán phải tính lại giá đơn vị bình quân sau mỗi lần

nhập để làm căn cứ xác định giá trị của nguyên, vật liệu xuất kho cho lần xuất tới. Cách tính giá xuất nguyên, vật liệu theo phương pháp này như sau:

=

= x

Ví dụ: Ngày 05/02/2008, Số lượng giấy Bãi Bằng 60K70 tồn trong kho là 235864 kg có giá trị là 271.974.553. Trong ngày chỉ có 1 nghiệp vụ nhập kho NVL với số lượng : 40000 kg có giá là :46.237.353 đồng. Đầu ngày 06/02/2008, đơn vị tiến hành xuất kho NVL cho sản xuất 49.972 kg có giá được tính như sau:

271.974.553 + 46.237.353

Giá đơn vị bình quân = = 1.153,640584 ( đ) 235.864 + 40.000

Giá thực tế vật tư xuất kho cho sản xuất ngày 06/02/2008 là :

49.972 x 1.153,640584 = 57.649.727,25 ( đ)

Theo cách tính này thì giá xuất của nguyên vật liệu sẽ là rất chính xác. Đây là phương pháp rất phù hợp với đơn vị vì hiện tại đơn vị đang dung phần mềm kế toán máy, phần mềm sẽ tự chạy chứ không mất nhiều công sức cho việc tính toán.

Thứ hai, hiện nay tại đơn vị các chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp phát sinh trong giai đoạn Chế bản và Thiết kế mỹ thuật được hạch toán vào TK 15481 và TK 15482 rồi cuối kỳ tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm sách. Đây là một đặc thù trong cách hạch toán chi phí sản xuất ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội, tuy nhiên không phù hợp với quy định hiện nay của Bộ Tài chính là hạch toán các chi phí sản xuất chung vào TK 627 do đó đơn vị nên xem xét lại quy trình hạch toán đối với khâu Chế bản và Thiết kế mỹ thuật cho phù hợp với Chế độ kế toán đã ban hành.

Thực ra với một số nguyên, vật liệu của khâu Chế bản và Thiết kế mỹ thuật đơn vị có thể tiến hành xác định các chi phí nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho từng loại sản phẩm và tập hợp trực tiếp trên TK 62111của sản phẩm đó chứ không Giá đơn vị bình quân

sau lần nhập n

Giá trị NVL tồn trước lần n + Giá trị NVL nhập lần n

Số lượng NVL tồn trước lần n + Số lượng NVL nhập lần n Giá thực tế vật

cần thông qua TK 15481 và 15482 như trước nữa. Trước đây chi phí này sẽ được hạch toán như sau:

Nợ TK 15481 : Giá trị NVL trực tiếp dùng trong khâu Thiết kế mỹ thuật Nợ TK 15482 : Giá trị NVL trực tiếp dùng trong khâu Chế bản

Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ Có TK 152 : Giá trị NVL xuất kho Có TK 1111, 1121, 3311 …

Còn theo bây giờ sẽ hạch toán như sau:

Nợ TK 62111 : Giá trị NVL trực tiếp dùng trong khâu Chế bản và Thiết kế mỹ thuật

Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ Có TK 152: Giá trị NVL xuất kho

Có TK 3311, 1111, 1121... Số tiền phải trả người bán hoặc đã thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng …

Còn với các chi phí nguyên, vật liệu sử dụng chung cho hoạt động Chế bản và Thiết kế mỹ thuật của nhiều loại sản phẩm mà đơn vị không thể tập hợp chi tiết cho từng loại sản phẩm thì đơn vị nên đưa vào TK 627 “Chi phí sản xuất chung” để tập hợp các chi phí này và cuối kỳ tiến hành phân bổ cho các sản phẩm. Đơn vị sẽ hạch toán như sau:

Nợ TK 627 : Giá trị NVL khâu Chế bản và Thiết kế mỹ thuật dùng chung Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ

Có TK 152: Giá trị NVL xuất kho

Có TK 3311, 1111, 1121... Số tiền phải trả người bán hoặc đã thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng .. .

Như vậy với việc thay đổi cách hạch toán này thì việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sẽ chính xác hơn, thuận tiện và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội (Trang 65 - 67)