1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ chức năng của kế toán là thu thập, xử lý, ghi chép thông tin và cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong và ngoài doanh
nghiệp, bộ máy kế toán của công ty được hình thành với chức năng giám sát toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh và tính toán kết quả kinh doanh, tham mưu cho Ban Giám Đốc và hội đồng quản trị về mọi mặt trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Vì vậy công ty cổ phần Mặt Trời Vàng đã rất coi trọng đến đội ngũ kế toán viên. Tất cả các kế toán viên của công ty đều có trình độ đại học và phải trải qua sát hạch trước khi vào làm việc tại công ty. Để đảm bảo hiệu quả quản lý, công ty đã có một cơ cấu bộ máy kế toán hợp lý. Với quy mô không nhỏ đồng thời có nhiều chi nhánh tại các tỉnh thành khác nhau: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, công ty đã tổ chức mô hình kế toán kiểu phân tán. Các chi nhánh của công ty hạch toán độc lập, cuối tháng gửi báo cáo về cho trụ sở chính đặt tại Từ Liêm Hà Nội. Cuối quý, các chi nhánh lên báo cáo gửi về trụ sở chính, trụ sở chính ngoài việc lập báo cáo riêng của đơn vị mình còn tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp kết quả kinh doanh toàn doanh nghiệp cho ban giám đốc và hội đồng quản trị.
Sơ đồ 1-6: Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp bộ phận sản xuất Kế toán quản trị Kế toán kho KT tiêu thụ và công nợ KT thu chi Kế toán tổng hợp bộ phận thương mại KT lương TGNHKT KT giá thành, giá HH KT giao dịch thuế
Trong đó:
Kế toán trưởng: là người nắm quyền bao quát toàn bộ hoạt động tài
chính của công ty đồng thời chỉ đạo sự hoạt động của bộ máy kế toán
Kế toán tổng hợp sản xuất: kiểm tra phần hành của các kế toán sản
xuất khác ở các phần hành, lên báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính.
Kế toán tổng hợp bộ phận thương mại: Kiểm soát giá hàng hoá, kiểm
soát và kí các chứng từ thu chi,... kiểm soát chi phí, doanh thu, chiết khấu theo kế hoạch kinh doanh, kiểm soát báo cáo thuế, lập báo cáo tình hình công nợ tổng hợp...
Kế toán quản trị: Có trách nhiệm cung cấp thông tin nội bộ về tình
hình sản xuất và kinh doanh cho Giám đốc tài chính, thiết lập các quyết toán và dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh...
Kế toán tiền gửi ngân hàng: Theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay của
ngân hàng, lập các chứng từ và giao dịch với các ngân hàng mà công ty lập tài khoản, nhập liệu các số liệu liên quan đến các tài khoản 112 trên phần mềm, lập các báo cáo liên quan.
Kế toán kho: phụ trách các nghiệp vụ liên quan đến các loại kho, kế
toán kho được chi tiết thành:
+ Kế toán kho hàng hoá, kho bảo hành,kho showroom + Kế toán kho linh kiện nồi, nguyên vật liệu phụ
+ Kế toán kho linh kiện bếp (kế toán này cũng đảm nhận luôn việc kế toán TSCĐ)
+ Kế toán kho sản phẩm dở dang, kho phế liệu
Nhiệm vụ của các kế toán trên là nhập các nghiệp vụ nhập xuất liên quan đến kho của mình vào phần mềm, kiểm tra thường xuyên tình hình hàng hoá trong kho, lập các báo cáo phân tích tốc độ chu chuyển của các vật tư, sản phẩm, hàng hoá do mình quản lý...
Kế toán tiêu thụ và công nợ: Vào phần mềm để lập các phiếu
xuất bán, tính chiết khấu và theo dõi việc thu nợ việc thu nợ cho từng đối tượng khách hàng, lập báo cáo tình hình công nợ định kỳ.
Kế toán thu chi: Kiểm soát và lập các phiếu thu, chi trên phần mềm
EFFECT đồng thời thực hiện việc cập nhật và theo dõi các khoản tiền vay các đối tượng khác. Kế toán này còn có trách nhiệm lập các báo cáo chi phí theo đối tượng và khoản mục. Kế toán thu chi đồng thời kiêm luôn việc giữ tiền cho công ty (Thủ quỹ).
Kế toán giá thành, giá hàng hoá: Tập hợp chi phí, tính giá vốn của
thành phẩm, tính giá hàng hoá đồng thời tính giá bán kế hoạch các loại sản phẩm.
Kế toán tiền lương: Tính lương và tính BHXH, BHYT, KPCĐ cho
toàn bộ cán bộ công nhân viên và công nhân sản xuất, tính toán và cập nhật số liệu các khoản thu nhập và chi phí liên quan đến tiền lương của cán bộ công nhân viên và công nhân sản xuất, lập bảng chấm công, bảng lương công nhân sản xuất.
Kế toán giao dịch thuế: đảm nhiệm việc nhập các số liệu, thường xuyên
kiểm tra số liệu thuế đầu vào, đầu ra và lập các tờ khai thuế hàng tháng.