2.1 Ảnh hưởng của sản phẩm sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất tới kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nghệ sản xuất tới kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
Sản phẩm của một công ty có ảnh hưởng rất lớn tới phương thức tính giá thành. Sản phẩm sản xuất của công ty cổ phần Mặt Trời Vàng bao gồm: bếp ga, bếp điện từ, ấm nước điện tử, nồi cơm điện, nồi inox và một số sản phẩm nhà bếp khác bằng inox. Các sản phẩm của công ty được sản xuất bởi một dây chuyền công nghệ khép kín. Mỗi sản phẩm được sản xuất bởi một dây chuyền công nghệ riêng nhưng chúng có điểm chung là cùng trải qua các giai đoạn đột dập, lắp ráp và đánh bóng. Các sản phẩm của công ty sản xuất cùng có chung một đặc điểm là thành phần cấu tạo chủ yếu là inox, còn lại là các thành phần khác như: núm nhựa, quai nồi, vung kính, đinh tán, ốc vít, van kiềng, cao su, bu lông... Thêm vào nữa chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp chiếm khoảng gần 70% tổng chi phí, điều này ảnh hưởng tới phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và việc phân bổ chi phí sản xuất chung tại công ty, đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Vì các sản phẩm sản xuất của công ty được sản xuất theo từng dây chuyền riêng biệt và ở từng bộ phận của các phân xưởng nên công ty xác định đối tượng tính giá thành là các sản phẩm sản xuất. Với quy mô sản xuất tương đối lớn, khối lượng sản phẩm sản xuất tương đối nhiều trong mỗi tháng, do đó nhà quản trị cần nắm bắt kịp thời các thông tin về quá
trình sản xuất kịp thời điều chỉnh cho kỳ tới. Trước tình hình đó đòi hỏi kế toán phải cung cấp kịp thời các thông tin kế toán cần thiết cung cấp cho nhà quản lý để quản lý kịp thời có chiến lược sản xuất kinh doanh mới. Vì vậy, công ty cổ phần Mặt Trời Vàng xác định kỳ tính giá thành là tháng. Hàng ngày, mọi chi phí sản xuất được tập hợp từng bộ phận sản xuất và được gửi lên cho phòng kế toán.
Với quy trình công nghệ của mình được thiết kế theo 3 giai đoạn: đột dập, lắp ráp và đánh bóng, công ty cổ phần Mặt Trời Vàng đã tổ chức sản xuất thành 3 phân xưởng tương ứng: phân xưởng đột dập, phân xưởng lắp ráp và phân xưởng đánh bóng. Ở mỗi phân xưởng của công ty lại có các bộ phận sản xuất các loại sản phẩm riêng. Tại phân xưởng đột dập có các tổ bao gồm: tổ dập trục bếp gas, tổ dập vỏ bếp gas, tổ dập thân nồi, tổ dập đồ dùng nhà bếp. Tại phân xưởng lắp ráp có các tổ bao gồm: tổ lắp ráp bếp gas, tổ lắp ráp nồi, tổ cơ khí (lắp ráp các thiết bị khác). Do đó doanh nghiệp xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các sản phẩm sản xuất, đối tượng tính giá thành là các sản phẩm hoàn thành theo từng giai đoạn công nghệ.
Do nhóm sản phẩm bếp gas là sản phẩm được sản xuất với khối lượng lớn tại công ty vì vậy trong khuôn khổ bài viết của mình em xin minh hoạ tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bếp gas với kỳ kế toán là tháng 10/2008.
Sản phẩm bếp gas trải qua ba giai đoạn sản xuất: giai đoạn đột dập vỏ bếp gas từ nguyên liệu chính, giai đoạn lắp ráp bếp gas và giai đoạn đánh bóng. Tại phân xưởng đột dập, inox được sử dụng để tạo vỏ bếp rồi chuyển cho phân xưởng lắp ráp. Tuy nhiên trong kỳ, do tiến độ so với kế hoạch, để tối thiểu sản phẩm dở dang cuối kỳ ở giai đoạn cuối cùng, công ty có thể nhập vỏ bếp và xuất cho phân xưởng lắp ráp.
2.2 Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Mặt Trời Vàng Trời Vàng
2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.2.1.1 Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhiệm vụ kế toán
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty cổ phần Mặt Trời Vàng chiếm khoảng gần 70% giá trị sản phẩm, do đó Công ty cổ phần Mặt Trời Vàng cũng xác định việc kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải chính xác và đầy đủ, kịp thời phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm của công ty. Nguyên vật liệu có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, tuy nhiên công ty cổ phần Mặt Trời Vàng phân loại chi phí nguyên vật liệu theo công dụng của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất bao gồm: nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Nguyên vật liệu chính tại công ty chỉ có inox, nguyên vật liệu phụ bao gồm: quai nồi, vung kính, đinh tán, ốc vít, van kiềng, núm nhựa, cao su, sắt thanh đỗ, bu lông, phấn màu, túi bảo hành, bao bì đóng gói... Trong đó nguyên vật liệu phụ để sản xuất nồi là quai nồi, vung kính, đinh tán, ốc vít, phấn màu, túi ni lông, phiếu bảo hành, bao bì đóng gói, ...Nguyên vật liệu phụ sản xuất bếp gas bao gồm van kiềng, pép, núm nhựa, cao su, sắt thanh đỗ, bulông, bao bì đóng gói. Nguồn nguyên vật liệu này công ty mua từ nhiều nhà cung cấp khác nhau cả trong nước và ngoài nước.
Chi phí nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nên công ty phải có kế hoạch về nguyên vật liệu cụ thể cho mỗi đợt sản xuất, định mức nguyên vật liệu xuất dùng cho sản phẩm. Đồng thời trước khi quyết định mua nguyên vật liệu công ty cũng phải tính toán lượng nguyên vật liệu cần cho kỳ sản xuất tiếp theo, và xem xét việc chọn lựa nhà cung
cấp và tiến hành đặt hàng. Điều này làm cho việc quản lý chi phí có hiệu quả hơn.
Nguyên vật liệu sau khi về nhập kho được tính giá theo giá thực tế bao gồm: giá mua chưa VAT, chi phí thu mua, chi phí vận chuyển bốc dỡ, thuế nhập khẩu (đối với các nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài).
Nguyên vật liệu được xuất cho từng phân xưởng và từng bộ phận, đối với các loại nguyên vật liệu phụ xuất cho phân xưởng nhưng có thể dùng cho các bộ phận ở phân xưởng để xản xuất các loại sản phẩm thì không được tập hợp vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nó được tập hợp vào chi phí sản xuất chung. Giá xuất kho vật liệu được tính theo giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ.
2.2.1.2 Chứng từ, tài khoản và sổ sách sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 621 để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tuy nhiên tài khoản này được chi tiết theo các đối tượng cụ thể. Vì công ty tập hợp chi phí sản xuất theo sản phẩm sản xuất. Theo đó, tài khoản 621 được chi tiết thành:
6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ sản xuất bếp gas. 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ sản xuât nồi inox. 6213: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ sản xuất bếp điện từ. 6214: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ sản xuất nồi cơm điện.
6215: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ sản xuất các sản phẩm nhà bếp khác.
Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng các chứng từ là phiếu yêu cầu vật tư, phiếu xuất kho, sổ chi tiết tài khoản 621, sổ cái tài khoản 621 và một số chứng từ khác.
Khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, nhân viên của bộ phận sử dụng sẽ viết phiếu yêu cầu vật tư trong đó ghi rõ danh mục vật tư cần lĩnh với yêu cầu về quy cách chất lượng (dựa trên kế hoạch sản xuất mà phân xưởng, bộ phận được giao). Quản đốc phân xưởng kí vào phiếu yêu cầu và chuyển lên phòng kỹ thuật duyệt.
Sau đó phiếu yêu cầu được chuyển lên phòng kế toán, dựa vào số lượng nguyên vật liệu được duyệt, kế toán kho nhập dữ liệu vào máy tính rồi in ra 3 liên phiếu xuất kho: một liên chuyển cho giám đốc ký rồi đưa cho người lĩnh mang xuống kho để lĩnh vật tư, một liên lưu tại phòng kế toán, một liên thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho rồi chuyển cho phòng kế toán ghi sổ.
Căn cứ vào phiếu xuất kho thủ kho xuất vật tư, ghi số lượng thực xuất vào phiếu xuất kho và cùng người nhận ký vào.
Sau khi kế toán cập nhật số liệu từ phiếu yêu cầu vật tư để lập phiếu xuất kho trên máy, máy tính in ra phiếu xuất kho (về chỉ tiêu số lượng) và tự động cập nhật số liệu vào các sổ chi tiết tài khoản 621, cuối tháng máy tính tự động tính đơn giá xuất kho và in ra bảng kê phiếu xuất vật tư. Do công ty tính giá xuất kho theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ, khi kế toán lập phiếu xuất kho trên máy chỉ có cột số lượng, cột đơn giá và cột thành tiền được tính vào cuối kỳ và được thể hiện trên bảng kê phiếu xuất.