Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Quảng Bình (Trang 67 - 72)

Thứ nhất, về thu tiền bán hàng từ các cửa hàng và thu hồi công nợ:

Việc vốn bằng tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng lâu sẽ dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm sút. Công ty cần đề ra chính sách cho các nhân viên cửa hàng cuối mỗi ngày phải nộp vào ngân hàng toàn bộ số tiền thu được trong ngày, cuối tháng đối chiếu số tiền đã nộp hằng ngày với bảng kê hóa đơn bán hàng trong ngày hôm đó. Thêm nữa

Đối với khách hàng, để tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng lâu, công ty nên có chính sách để khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng trước hạn bằng cách dùng chiết khấu thanh toán. Căn cứ vào quy mô nợ, tình hình thanh toán, thời gian trả nợ và lãi suất của ngân hàng kế toán ước tính tỉ lệ chiết khấu cho khách hàng. Khoản chiết khấu này được tính vào chi phí tài chính của doanh nghiệp, nếu tỉ lệ này quá lớn sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty nhưng nếu nó quá nhỏ sẽ không phát huy được tác dụng kích thích khách hàng thanh toán trước hạn, do vậy tỉ lệ này cần được ước lượng tính toán ở mức phù hợp không nên quá lớn cũng như không nên quá nhỏ. Ngoài ra, công ty cũng nên có những chính sách đối với những khách hàng nợ quá hạn như là tính lãi suất cho khoản nợ quá hạn đó tương đương với lãi suất của ngân hàng.

Thứ hai, tăng cường công tác phân tích tài chính: Phân tích các chỉ tiêu tài chính thực sự là một công cụ rất hiệu quả trong việc đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp do đó kế toán cần tăng cường việc tính toán các chỉ tiêu tài chính để giúp nhà quản lý thấy được thực trạng tài chính đơn vị mình. Cần tính toán các chỉ tiêu tài chính của ít nhất 3 năm liên tục rồi so sánh chúng với nhau để thấy được xu hướng phát triển của các chỉ tiêu, hoặc so sánh với chỉ tiêu trung bình chung của ngành để đánh giá được hiệu quả hoạt động của đơn vị mình. Đặc biệt doanh nghiệp cần phân tích thời gian thu hồi công nợ để từ đó có được chính sách tín dụng hợp lí, vừa thúc đẩy việc bán hàng mà vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán của đơn vị.

365/4 Thời gian thu hồi nợ =

Số vòng quay các khoản nợ phải thu

Tổng TSNH Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời =

Tổng nợ ngắn hạn

Tiền và các khoản tương đương Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh =

Tổng nợ ngắn hạn

Thứ ba, về tổ chức phương thức bán hàng: Hiện nay việc bán lẻ của công ty được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống các cửa hàng là các đợn vị trực thuộc của công ty. Lương của nhân viên cửa hàng được tính như sau: Mức lương tháng = (Hệ số lương bình quân x Mức lương tối thiểu x Hệ số hưởng lương) x 60% + lương khoán theo khối lượng hàng hoá bán được trong tháng.

Hình thức này bộc lộ nhiều hạn chế trong việc phê duyệt các nghiệp vụ bán hàng, trong việc theo dõi công nợ phát sinh và tình hình thanh toán, hơn nữa việc tính lương của nhân viên bán hàng căn cứ phần lớn vào hệ số hưởng lương không thể thúc đẩy tối đa động lực làm việc của nhân viên. Theo em công ty nên tổ chức các cửa hàng này thành các đại lí bán hàng của công ty hơn là các đơn vị trực thuộc như hiện nay. Công ty ấn định giá bán và các đại lí nhận được hoa hồng dựa trên doanh số hàng tiêu thụ được. Việc bán cho khách hàng nào với phương thức thanh toán ra sao và thu hồi công nợ như thế nào do đại lý tự quyết định, hàng tuần đại lý lập bảng kê số hàng bán được gửi lên công ty, công ty căn cứ vào đó để ghi nhận doanh thu bán hàng. Mỗi đại lý là một đối tượng riêng để theo dõi công nợ. Hình thức tổ chức này không những khắc phục được các hạn chế trong việc quản lý các

KẾT LUẬN

Qua thời gian 15 tuần của giai đoạn thực tập tốt nghiệp em đã có điều kiện để khảo sát các vấn đề chung về hoạt động kinh doanh và quản lý cũng như các vấn đề thuộc lĩnh vực kế toán tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Quảng Bình. Nó đã cho em hiểu biết tổng quát về tổ chức công tác kế toán tại một đơn vị cụ thể. Công tác kế toán là một hoạt động không thể thiếu được đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Để tổ chức được công tác kế toán không phải là một chuyện đơn giản vì nó bao gồm rất nhiều công việc cụ thể, bên cạnh đó doanh nghiệp vừa phải tuân thủ nhiều quy định khắt khe của Nhà nước vừa phải sáng tạo linh động để thiết kế được một cơ cấu phù hợp với đơn vị mình.

Đặc biệt, em đã được tìm hiểu trọn vẹn quá trình hạch toán một phần hành cụ thể tại công ty đó là phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ, đây là phần hành kế toán chủ yếu và rất quan trọng. Qua tìm hiểu em đã rút ra được một số nhận xét, đánh giá để từ đó đưa ra được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cho phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và phục vụ tốt hơn nhu cầu quản lí.

Em xin chân thành cảm ơn Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Quảng Bình, đặc biệt là phòng kế toán tài vụ đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong giai đoạn thực tập tốt nghiệp.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH...2

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty...2

1.2. Đặc điểm tổ chức quản lí và sản xuất kinh doanh...4

1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy...4

1.2.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh...6

1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán...8

1.3.1. Tổ chức bộ máy...8

1.3.2. Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán: ...9

1.3.3. Chính sách kế toán áp dụng...11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XĐKQ TT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ ...15

NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH...15

2.1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý hàng hóa tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Quảng Bình...15

2.2. Kế toán thu mua và nhập kho hàng hóa...16 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1. Các phương thức mua hàng và thanh toán...16

2.2.2. Chứng từ và luân chuyển chứng từ mua hàng...16

2.2.3. Phương pháp tính giá hàng mua...17

2.2.4. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng...17

2.2.4.1. Hạch toán chi tiết...19

2.2.4.2. Hạch toán tổng hợp...22

2.3.2. Hạch toán quá trình tiêu thụ hàng hóa...25

2.3.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán...28

2.3.2.2. Hạch toán doanh thu và giảm trừ doanh thu...32

2.3.3. Kế toán các khoản thanh toán trong tiêu thụ...42

2.3.3.1. Thanh toán với ngân sách...42

2.3.3.2. Thanh toán với người mua...45

2.3.4. Xác định kết quả kinh doanh...48

2.3.4.1. Xác định chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. ...48

2.3.4.2. Xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa...52

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) ...55

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG ...56

VÀ XĐKQ TT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ ...56

NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH...56

3.1. Đánh giá...56

3.1.1. Đánh giá chung...56

3.1.2. Đánh giá cụ thể về kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ. ...58

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế bán hàng và XĐKQ TT tại công ty vật tư nông nghiệp Quảng Bình...61

3.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh...67

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Quảng Bình (Trang 67 - 72)