IPTV – cơ hội dòng lợi tức mới cho các công ty viễn thông

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ IPTV VÀ ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI TẠI HÀ NỘI (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI DỊCH VỤ IPTV TẠI HÀ NỘ

3.1.2 IPTV – cơ hội dòng lợi tức mới cho các công ty viễn thông

Hiện nay, khái niệm "ngôi nhà số" (digital home) không còn là viễn cảnh nữa mà đang trở thành thực tế. Các thiết bị dân dụng trong gia đình hầu như là số: MP3 player, Set-top-box (STB), đầu ghi video cá nhân (Personal Video Recorder – PVR), camera số, các thiết bị giải trí số khác. Bổ sung vào đó là máy tính cá nhân (PC) - một thiết bị hầu như không thể thiếu. Trong nhiều gia đình, thiết bị để nối đến Internet nhằm chia xẻ các bức ảnh, nạp âm nhạc và video MPEG-4, giữ mối liên lạc với gia đình, bạn bè… chính là thiết bị dựa trên công nghệ DSL. Với H.264/AVC, IPTV chính là sự tiến triển tiếp theo cho ngôi nhà số.

a) Thị trường dịch vụ video IP đang nóng dần.

IP video, có thể xem trên truyền hình, STB, PC… được kỳ vọng trở thành phần chủ yếu của dòng giải trí của một gia đình bất kỳ. Theo nhóm nghiên cứu Multimedia (Multimedia Research Group, Inc – MRG, Inc.) số thuê bao dịch vụ video IP trên thế giới được kỳ vọng tăng 4 lần trong 2 năm, từ 2 triệu thuê bao năm 2004 lên 8 triệu trong năm 2006 (hình 3.1). Đồng thời, dự đoán lợi tức thị trường tăng từ 1 tỷ USD lên gần 6 tỷ USD. Đây chính là cơ hội để các công ty Viễn thông sẵn sàng đầu tư trong tương lai khi dùng H.264/AVC.

Hình 3.1: Thị trường dịch vụ IPTV

H.264/AVC giảm một nửa băng thông cần thiết để phân phối video số chất lượng DVB đầy màn hình (full – sreen) đến khách hàng, và giảm yêu cầu băng thông truyền dẫn truyền hình số chất lượng chuẩn (SDTV) xuống 700 kbps (kb/s) - cả hai nằm trong giới hạn của vòng DSL 1.5 Mb/s. Khi dùng phương thức phân phối H.264/AVC với các PC hoặc STB chuẩn, các công ty Viễn thông có thể cung cấp các dịch vụ IP thú vị - Video On Demand (VOD), các chương trình truyền hình địa phương, toàn quốc, trò chơi, âm nhạc, thậm chí truyền hình tương tác - đến các hộ gia đình hoặc khách hàng thương mại qua cơ sở hạ tầng thương mại bằng dây đồng hiện có.

Với công nghệ DSL, các công ty Viễn thông duy trì được ưu điểm đáng kể bởi phân phối IPTV tới nhiều khách hàng hơn các nhà điều hành cáp. Trong khi truy nhập Internet vệ tinh và cáp xâm nhập vào những "vùng" vốn là đặc quyền từ lâu của các công ty Viễn thông, DSL vẫn là công nghệ băng rộng hàng đầu mà khách hàng thuê bao trên toàn thế giới.

Theo DSL Forum (www.dslforum.org) năm 2003 có 55 triệu khách hàng Internet trên thế giới dùng DSL; trong đó 25 triệu thuê bao mới đã được bổ sung từ tháng 09/2002 đến 09/2003. Xu hướng phát triển như vậy vẫn kỳ vọng được tiếp tục, với số thuê bao đạt đựoc khoảng 100 triệu vào năm 2006 (hình 3.2). H.264/AVC giảm các rào chắn truy nhập cho các công ty Viễn thông, và họ có thể chào hàng nhiều dịch vụ hơn các nhà điều hành cáp

Hình 3.2: Số người sử dụng DSL

Tương tự với MPEG-2, H.264/AVC yêu cầu công nghệ mã hoá và giải mã để chuẩn bị tín hiệu video cho truyền dẫn và sau đó đọc nó ở máy thu của khách hàng (STB và TV/monitor hoặc PC). Trong thực tế H.264/AVC có thể dùng công nghệ truyền tải tương thích với MPEG-2, làm đơn giản hoá việc nâng cấp từ MPEG-2 lên H.264/AVC để giúp đỡ việc bảo vệ đầu tư vào MPEG-2 mà một số công ty đã làm, trong khi cho phép truyền tải trên TCP/IP và vô tuyến (wireless). Tuy nhiên có sự khác nhau đáng kể là H.264/AVC không yêu cầu phần cứng mã hóa và giải mã sở hữu riêng, đắt như MPEG-2. Điều này làm cho việc áp dụng các giải pháp H.264/AVC cho các hệ thống, các server, các STB nhanh hơn và dễ dàng hơn. Nó cũng cho phép các nhà cung cấp dịch vụ phân phối nội dung tới các thiết bị như PDA (Personal Digital Asset) và các điện thoại di động số. H.264/AVC là lý tưởng, nhưng không bị giới hạn ở đó, cho các dịch vụ video qua DSL. Nó làm tăng nền tảng các ứng dụng dựa trên định dạng video chung.

Hệ thống bộ mã hoá H.264/AVC trong trạm phân phối trung tâm (Main office) (hình 3.3) biến đổi các tín hiệu video gốc (raw) thu được từ các nhà cung cấp nội dung thành các dòng video (video stream) H.264/AVC. Các stream có thể được nhận (capture) và lưu ở video server ở headend, hoặc được gửi đến video server (edge server) ở trạm phân phối trung tâm (CO – Central Office) hoặc trụ sở vùng (Regional Office) để dùng cho các dịch vụ video theo yêu cầu (VOD). Việc dùng thông minh cấu trúc phục vụ phân bố ở các địa điểm cần thiết để đẩy nội dung video tới các edge server cho phép tránh hiện tượng thắt nút cổ chai (boltleneck) và cho phép co dãn nhiều hơn (greater scability), và thời gian đáp ứng được cải thiện. Dữ liệu video cũng có thể được gửi như một chương trình trực tiếp qua mạng. Thiết bị mạng và thiết bị chuyển mạch chuẩn định tuyến (route) dòng video, đóng gói nó trong giao thức truyền tải mạng chuẩn như ATM. Một phần đặc biệt của H.264/AVC, gọi là lớp trừu tượng mạng (Network Abstraction Layer – NAL), cho phép gói gọn stream để truyền dẫn qua mạng TCP/IP như mạng dịch vụ truy cập Internet DSL của các công ty Viễn thông.

Hình 3.3: Cấu trúc IP Video qua DSL

Khi dữ liệu video đến được phía khách hàng, nó được định tuyến tới thiết bị của họ qua modem DSL và mạng sở tại của khách hàng (hữu tuyến hay vô tuyến). STB của khách hàng giải mã stream để hiển thị trên TV hoặc monitor, trong khi PC của khách hàng giải mã dữ liệu khi dùng phần mềm đã có sẵn cho việc xem video (Real Player, Window Media Player...).

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ IPTV VÀ ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI TẠI HÀ NỘI (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w