Các mã có chiều dài thay đổi khác

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ IPTV VÀ ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI TẠI HÀ NỘI (Trang 41 - 42)

Cũng giống như mã Huffman và tựa Huffman, một số họ VLC khác cũng được ưa dùng trong các ứng dụng mã hóa video. Nhược điểm lớn nhất của mã hóa tựa Huffman đối với việc truyền dữ liệu mã hóa là chúng nhạy cảm với các lỗi đường truyền. Một lỗi trong dãy các VLC có thể làm cho bộ giải mã bị mất đồng bộ và không giải mã được các mã tiếp theo, dẫn tới việc phát tán lỗi trong một dãy giải mã.

2.3.5.3 Mã hóa số học

Các phương pháp mã hóa chiều dài thay đổi trong mục 2.3.5.2 có cùng nhược điểm là việc gán mỗi từ mã (là một tổ hợp các bít) cho mỗi ký hiệu là chưa tối ưu do số lượng bít tối ưu của một ký hiệu phụ thuộc vào lượng thông tin và thường là một số vô tỉ. Hiệu quả nén của các mã chiều dài thay đổi thấp với các ký hiệu có xác suất lớn hơn 0.5 vì hiệu suất tốt nhất đạt được bằng cách biểu diễn mỗi ký hiệu bằng một mã 1 bit.

Mã hóa số học cho phép đưa ra một phương pháp thay thế cho mã hóa Huffman mà có thể tiến tới tỉ lệ nén tối đa theo lý thuyết. Một bộ mã hóa số học chuyển một dãy các ký hiệu thành một số vô tỉ và có thể tiến tới số lượng bít tối ưu cần để biểu diễn mỗi ký hiệu.

2.3.6 Mô hình CODEC cho video lai DPCM/DCT

Các chuẩn mã hóa video cơ bản ra đời vào đầu thập niên 90 đều dựa trên cùng một thiết kế (mô hình) của 1 CODEC video, CODEC này được tích hợp một sự ước lượng chuyển động và sự bù đầu cuối (đôi khi được mô tả là DPCM), một giai đoạn biến đổi và một bộ mã hóa entropy. Mô hình này thường được coi như là một CODEC lai DPCM/DCT. Bất kỳ CODEC nào tương thích với H.261, H.263, MPEG-1, MPEG-2, MPEG-4 Visual và H.264 đều phải thực thi một tập các chức năng mã hóa và giải mã tương tự như vậy.

Hình 2.19 và hình 2.20 cho thấy một bộ mã hóa và giải mã lai DPCM/DCT. Trong bộ mã hóa, khung video n (Fn) được xử lý để sinh ra một dòng bít (được nén) và trong bộ giải mã, dòng bít được nén này (ở phần bên phải hình) được giải mã để dựng lại khung video Fn’, thường không giống hoàn toàn với khung nguồn. Các hình này đã được vẽ với mục đích nhấn mạnh các phần tử chung trong bộ mã hóa và giải mã. Phần lớn các chức năng của bộ giải mã được chứa trong bộ mã hóa (lý do của việc này sẽ được giải thích sau đây).

Hình 2.19: Bộ mã hoá video DPCM/DCT

Hình 2.20: Bộ giải mã video DPCM/DCT

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ IPTV VÀ ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI TẠI HÀ NỘI (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w