Ch−ơn g
3.1.2. Nghiên cứu khả năng tạo hình các kết cấu rỗng
a) Nhóm trụ bậc:
Đây là nhóm có biên dạng đơn giản nh−ng th−ờng đòi hỏi cao về độ không lệch thành và chiều dày thành rất mỏng. Trong quá trình miết, vật liệu bị biến mỏng đồng đều trên từng đoạn nhất định do vậy mức độ biến dạng trên từng đoạn là nh− nhau.
Hình 3.2: Miết trụ bậc b) Nhóm ống có côn
Miết côn là dạng công nghệ miết t−ơng đối phức tạp kể cả về biên dạng và cơ chế biến dạng. Không giống nh− miết trụ, trong quá trình miết sản phẩm luôn áp sát vào trục miết vì vậy trạng thái ứng suất của kim loại tại vị trí miết là trạng thái ứng suất nén (ít sinh ra phế phẩm). Đối với miết côn, trong quá miết có những vị trí mà phôi ch−a tiếp xúc với trục miết, tại vị trí đó khi đầu miết tì vào rất dễ gây ra nứt, vỡ hoặc nhăn ống do các ứng suất kéo theo h−ớng kính và h−ớng trục sinh ra. Ngoài ra khi miết côn, kim loại dịch chuyển về phía côn có đ−ờng kính lớn hơn và kim loại phía dịch chuyển bị nong (dãn rộng) ra cũng rất dễ nứt vỡ, tăng trở lực biến dạng. Vì vậy khi tính toán miết ống côn cần l−u ý đến vấn đề này.
Hình 3.3: Miết ống có côn
Trên cơ sở 2 mô hình hình học, 3 loại vật liệu đã chọn, ph−ơng án thí nghiệm miết sẽ giải quyết các vấn đề sau:
- Mức độ biến dạng lớn nhất qua 1 b−ớc miết và áp lực công nghệ t−ơng ứng. - Xác định mức độ biến dạng tổng lớn nhất, mức độ biến dạng hoá bền t−ơng ứng cho 3 nhóm vật liệu.
- Xác định mức độ biến dạng cho phép sau 1 nguyên công miết và chế độ xử lý nhiệt trong quá trình tạo hình bằng miết.