Đánh giá rủi ro trên phương diện BCTC a Thiết lập mức rủi ro kiểm toán mong muốn.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 36)

Rủi ro kiểm toán mong muốn sẽ được thiết lập dựa trên hai khía cạnh cơ bản là: mức độ mà theo đó người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào BCTC của khách hàng và khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố.

Trên thực tế AASC và một số công ty khác như A&C, AFC xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn dựa trên các yếu tố sau:

+ Quy mô của khách hàng; + Số công nợ ;

+ Khả năng thanh toán; + Tốc độ tăng doanh thu ; + Năng lực của Ban quản trị; + Kinh nghiệm của KTV.

Quy mô khách hàng và số lượng người sử dụng BCTC được xác định dựa trên các chỉ tiêu trên BCTC như tổng vốn đầu tư ban đầu, tổng tài sản. KTV cũng thực hiên xem xét, phân tích sơ bộ các chỉ tiêu tài chính trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh của năm kiểm toán hiện hành và so sánh với số liệu của năm trước để đánh giá quy mô công nợ, khả năng thanh toán, doanh thu, lợi nhuận và tình hình biến động của các chỉ tiêu này. Thông thường với khách hàng có quy mô lớn thì KTV sẽ xác định có nhiều người quan tâm tới các chỉ tiêu trên BCTC.

Mặc dù có phân tích sơ bộ BCTC nhưng các công ty kiểm toán Việt Nam chưa chú trọng tới vấn đề thiết lập mức rủi ro kiểm toán mong muốn này. Trong mỗi cuộc kiểm toán, các công ty đều xác định mức rủi ro kiểm toán chung chung và áp dụng cho hầu hết cuộc kiểm toán. Chẳng hạn, với Deloitte VN, ACCA, CPA Việt Nam,… luôn ấn định mức rủi ro kiểm toán mong muốn cho

mỗi cuộc kiểm toán là thấp để đạt được dộ tin cậy kiểm toán ở mức tối đa (khoảng trên 95%).

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 36)