Cần linh hoạt trong việc lựa chọn số gốc để xác định mức trọng yếu cần chú ý một số đặc điểm sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 70 - 75)

cần chú ý một số đặc điểm sau:

*Đối với khác hàng là một doanh nghiệp thương mại có tổng tài sản nhỏ nhưng hệ số vòng quay của hàng tồn kho lớn nên doanh thu lại lớn một cách tương đối so với tổng tài sản. khi đó , mức trọng yếu được lấy theo chỉ tiêu tổng tài sản thì sẽ rất thấp dẫn đến khối lượng công việc thực hiện nhiều đến mức không cần thiết

*Doanh nghiệp trong trường hợp lãi thấp hoặc lỗ hoặc doanh nghiệp không hoạt động vì mục đích lợi nhuận khi đó chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là không phù hợp

2.Nâng cao hiệu quả sử dụng lưu đồ trong đánh giá rủi ro kiểm soát

Việc mô tả HTKSNB được sử dụng 1 trong 3 phương pháp: bảng hỏi HTKSNB, bảng tường thuật mô tả về cơ cấu KSNB, vẽ lưu đồ. Thông thường cả các công ty Việt Nam đều sử dụng bảng hỏi để đánh giá HTKSNB, nhưng bảng này cũng có những nhược điểm nhất định khi chưa đánh giá đúng HTKSNB, việc sử dụng bảng hỏi và bảng tường thuật thường phù hợp với những HTKSNB đơn giản. Trong những trường hợp HTKSNB phức tạp thì

công ty nên sử dụng phương pháp vẽ lưu đồ để đánh giá. Vì vẽ lưu đồ là sự trình bày toàn bộ quá trình kiểm soát cũng như mô tả toàn bộ chứng từ tài liệu kế toán cùng quá trình vận động và luân chuyển chúng bằng các ký hiệu và biểu đồ nên sử dụng phương pháp này sẽ có được nhận xét chính xác hơn về thủ tục kiểm soát áp dụng với các hoạt động và doanh nghiệp có thể đưa ra những thủ tục kiểm soát bổ sung. Ngoài ra, việc sử dụng lưu đồ cũng cần được thực hiện một cách dễ dàng hơn là đọc một bảng tường thuật

3.Cần xây dựng phần mềm đánh giá rủi ro kiểm toán

Ngày nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì việc áp dụng các phần mềm tin học vào công việc là một điều tất yếu và cần thiết. Việc đánh giá rủi ro kiểm toán cần phải được hoàn thiện theo hướng có một phần mềm chung để chương trình kiểm toán được thực hiện một cách đầy đủ và chính xác với các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm giúp cho KTV đưa ra một ý kiến và xác đáng về BCTC được kiểm toán, có được phản ánh trung thực trên các khía cạnh trọng yếu hay không, có tuân thủ các quy định kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận chung, có tuân thủ pháp luật không. Từ thực trạng đánh giá rủi ro của hai công ty Deloitte Việt Nam và AASC thì ta thấy rằng việc áp dụng phần mềm tin học vào công việc kiểm toán đã được thực hiện ở Deloitte Việt Nam (phần mề AS2) còn AASC vẫn chưa áp dụng phần mềm này vào công việc.Việc xây dựng một phần mềm chuẩn để đánh giá rủi ro kiểm toán không những tiết kiệm thời gian và chi phí cho các công ty kiểm toán mà còn nâng cao năng lực của KTV.

4.đánh giá hệ thông kiểm soát nội bộ

Là quá trình đánh giá chiến lược thực hiện lâu dài của hệ thống kiểm soát nội bộ, phục vụ cho việc nâng cao độ tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ khi tiên hành kiểm toán.

Thực tế, đối với các công ty Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân chưa xây dựng cho mình được một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn chỉnh và chưa hoạt động có hiệu quả nên kiểm toán viên Deloitte Việt Nam không đặt niềm tin

vào hệ thống kiểm soát nội bộ của các khách hàng này . Do vậy, độ tin cậy kiểm toán luôn bằng 0. Vấn đề này là do nguyên nhân đặc điểm nghành kinh tế đi lên từ sản xuất nhỏ hơn nữa chưa có hệ thống chuẩn mực kế toán , kiểm toán đồng bộ.

Khi kiểm toán không tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng thì độ tin cậy kiểm tra chi tiết luôn cao hơn. Điều này sẽ làm chi phí kiểm toán tăng cao. Vì vậy , để giảm chi phí kiểm toán xuống mức thích hợp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán, kiểm toán viên Deloitte Việt Nam nên đánh giá xác đáng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và thiết lập độ tin cậy kiểm soát thích hợp

Việc nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro kiểm soát là công việc mà công ty cần hết sức lưu ý. Công ty cần tìm hiểu thông tin về khách hàng một cách kỹ lưỡng và trong khi thực hiện hợp đồng kiểm toán do sức ép về mặt thời gian, việc tìm hiểu khách hàng thường không như mong muốn của các kiểm toán viên. Vì vậy, trưởng nhóm kiểm toán cần phải xem xét và có sự phân chia công việc cũng như phân bổ về mặt thời gian hợp lý nhằm hạn chế những thiếu sót do không nắm đầy đủ thông tin về khách hàng.

5.Sử dụng tài liệu của chuyên gia

Việc sử dụng tài liệu của các chuyên gia trong quy trình kiểm toán nói chung và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán nói riêng là vấn đề cần thiết vì xét trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó, kiểm toán viên không có đủ kinh nghiệm và hiểu biết bằng các chuyên gia về lĩnh vực đó. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi thế giới ngày càng chuyên môn hóa cao và hợp tác hóa thì tính chuyên biệt của một lĩnh vực nào đó càng quan trọng và cần thiết.

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam hiện nay trong mỗi cuộc kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các kết luận sau này của KTV. Trong tiến trình hội nhập và sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu hiện nay thì yêu cầu về tính trung thực trên BCTC của các công ty càng được người sử dụng yêu cầu ngày càng khắt khe. Chính vì vậy, nhiệm vụ của các công ty kiểm toán là phải không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán để cung cấp ngày càng tốt hơn dịch vụ của công ty mình. Trong đó, yêu cầu về việc hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán BCTC là một điều không thể tránh khỏi. Chính việc hoàn thiện này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả về tính chính xác được xác minh trên mỗi BCTC vì việc đánh giá rủi ro kiềm toán ở giai đoạn chuẩn bị kiểm toán có phù hợp hay không sẽ liên quan trực tiếp đến việc thu thập số lượng, chất lượng bằng chứng kiểm toán của KTV, từ đó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết luận được đưa ra của KTV. Việc đánh giá chính xác rủi ro kiểm toán ngay ở giai đoạn chuẩn bị kiểm toán cũng sẽ làm giảm những rủi ro mà KTV sẽ gặp phải sau khi kết thúc cuộc kiểm toán. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam hiện nay, đã giúp chúng em hiểu được hơn về vai trò của đánh giá rủi ro trong một cuộc kiểm toán, những phương pháp đánh giá rủi ro và thực tế đánh giá rủi ro kiểm toán tại Việt Nam hiện nay. Bằng kiến thức thu được qua bài giảng, qua quá trình nghiên cứu, trên cơ sở những mặt còn tồn tại chúng em cũng đề ra những giải pháp để góp phần hoàn thiện hơn vấn đề đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn giảng viên Nguyễn Thị Mỹ đã giúp đỡ chúng em thực hiện đề tài nghiên cứu này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “ Lý thuyết kiểm toán – GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, TS. Nguyễn Thị Hoa – NXB tài chính.

2. Giáo trình “ Kiểm toán tài chính” – GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, TS. Ngô Trí Tuệ - NXB Đại học kinh tế Quốc dân.

3. Giáo trình “ Kiểm toán” – (Alvin A.Arens – Jame K. Loebbecke; Đặng Kim Cương & Phạm Văn Dược dịch)

4. Giáo trình “ Kiểm toán” – GS.TS. Vương Đình Huệ - NXB tài chính.

5. “Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam” – Nhà xuất bản Tài chính.

6. Luận văn tốt nghiệp khóa 46 7. Luận văn bảo vệ thạc sỹ

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w