Kinh nghiệm hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tạ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ & xác định kết quả kinh doanh hàng hoá tại Xí nghiệp dịch vụ sửa chữa bảo hành (Trang 34)

nước Pháp.

1. Nguyên tắc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng.

- Giá bán dùng để hạch toán là giá ghi trên hoá đơn trừ giảm giá bớt giá mà doanh nghiệp chấp nhận cho khách hàng.

- Thuế thu được ghi bán hàng sẽ được hạch toán vào giá bán mà doanh nghiệp thu hộ Nhà nước sau này phải thanh toán.

- Phần chiết khấu dành cho khách hàng mặc dù đã trừ vào tổng số tiền trên hợp đồng nhưng vẫn được tính vào giá bán hàng và được hạch toán như một khoản chi phí tài chính.

- Chứng từ dùng để hạch toán nghiệp vụ bán hàng là các hoá đơn báo đòi, báo có.

Để hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, kế toán Pháp phân biệt thành ba loại hoạt động chính,với nguyên tắc thu nhập tương ứng với chi phí

Các tài khoản về chi phí Các tài khoản về thu nhập TK60-65; 681: Chi phí kinh doanh

thường

TK66; 686: Chi phí tài chính TK67; 687: Chi phí bất thường

TK70-75; 781: Thu nhập kinh doanh thường

TK76; 786: Thu nhập tài chính TK77; 787: Thu nhập bất thường

3. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ bán hàng:

- Khi bán hàng thu tiền ngay hoặc chưa thu tiền:

Nợ TK 530,512,514,411: Tổng giá có thuế Có TK 701: Giá chưa thuế

Có TK 4457: TVA thu hộ nhà nước - Khi hàng đã bán bị trả lại:

Nợ TK 701 : Trị giá của hàng bị trả lại theo giá không thuế. Nợ TK 4457: Thuế TVA của hàng bán bị trả lại.

Có TK 530,512... Giá có thuế của hàng bị trả lại. - Bán hàng có chiết khấu dành khách hàng:

+ CK trên hoá đơn báo đòi (CK ngay trên HĐ lần đầu): Nợ TK 665: Phần CK.

Nợ TK 530,512... Số còn phải thu. Có TK 701: Giá không thuế.

Có TK 4457: Thuế TVA thu hộ nhà nước. + CK trên hoá đơn báo đòi (sau khi lập hoá đơn): Nợ TK 665: Phần CK theo giá không thuế. Nợ TK 4457: TVA của phần CK.

Có TK 411: Giá có thuế của phần CK. - Bán hàng có giảm giá, bớt giá cho khách hàng:

Nợ TK 4457: Thuế TVA của giảm giá, bớt giá. Có TK 530,512,514,441

- Bán hàng đã giao nhưng chưa có hoá đơn: Nợ TK 418: Tổng giá có thuế. Có TK 701: Giá chưa thuế.

Có TK 4457: Thuế TVA thu hộ nhà nước.

4. Điều chỉnh chi phí và thu nhập cuối năm.

Để xác định chính xác kết quả kinh doanh cần hạch toán đúng chi phí và thu nhập, do đó cuối năm cần tiến hành điều chỉnh chi phí và thu nhập.

Do kế toán Pháp có đặc điểm là những khoản chi phí và thu nhập thuộc hoạt động của năm báo cáo nhưng chưa có chứng từ sẽ tính vào chi phí và thu nhập của năm báo cáo. Ngược lại, những khoản chi phí và thu nhập trả trướcvà nhận trước của năm sau sẽ trừ vào chi phí và thu nhập của năm báo cáo.

Cuối niên độ kế toán, phải thực hiện các bút toán chênh lệch hàng hoá để xác định giá vốn hàng tiêu thụ vì toàn bộ số tiền mua hàng hoá được tính hết vào chi phí mua hàng. Do đó, cuối kỳ cần phải xác định chênh kệch tồn kho để điều chỉnh số tiền mua hàng hoá về trị giá xuất bán.

Trị giá hàng hoá = Trị giá hàng hoá + Trị giá hàng hoá - Trị giá hàng xuất bán trong kỳ tồn đầu kỳ mua trong kỳ tồn cuối kỳ

Sơ đồ 10: Kế toán chênh lệch tồn kho hàng hoá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TK37 (Tồn kho hàng hoá ) TK6037 (CL tồn kho hàng hoá ) KC hàng hoá tồn đầu kỳ

(Kiểm kê cuối kỳ trước)

Kết chuyển hàng tồn cuối kỳ (Kiểm kê cuối kỳ này)

Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành kết chuyển các tài khoản chi phí và thu nhập vào tài khoản 12 “Xác định kết quả niên độ”

Sơ đồ 11: Kế toán xác định kết quả niên độ.

TK loại 6 TK12 (kết quả niên độ) TK loại 7 KC chi phí cuối kỳ KC thu nhập cuối kỳ

TK120 (lãi) TK129 (lỗ)

KC lãi cuối kỳ KC lỗ cuối kỳ

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của nước Pháp trong việc hạch toán tiêu thụ, ta thấy chế độ kế toán Việt Nam đã phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường và hoà nhập dần vào thông lệ kế toán quốc tế. Việc tìm hiểu về chế độ kế toán của các nước trên thế giới là hết sức cần thiết khi mà nền kinh tế Việt Nam đang hướng về hội nhập thế giới, đang ngày càng mở rộng cơ chế để thu hút đầu tư nước ngoài thì việc ban hành hay hoàn thiện hệ thống kế toán Doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam, với thông lệ và chuẩn mực kế toán là điều tối quan trọng góp phần rút ngắn khoảng cách về sự phát triển của Việt Nam so với thế giới.

CHƯƠNG II

THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH HÀNG HOÁ TẠI XÍ

NGHIỆP DỊCH VỤ SỬA CHỮA BẢO HÀNH. I. Khái quát chung về Xí nghiệp dịch vụ sử chữa bảo hành.

1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp.

Xí nghiệp dịch vụ sửa chữa bảo hành trực thuộc Công Ty Điện Tử Giảng Võ – Hà Nội. Công ty điện tử Giảng Võ tiền thân là xí nghiệp sửa chữa

máy thu thanh, thu hình Hà Nội được thành lập ngày 21/07/1978, hoạt động dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và sở lao động thương binh xã hội Hà Nội. Xí nghiệp ra đời với nhiệm vụ chính trị ban đầu của nó là thu thập thương binh, người tàn tật, con liệt sĩ không nơi nương tựa ở Hà Nội để giải quyết công ăn việc làm nhằm đảm bảo cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cho họ. Những sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp lúc bấy giờ là các loại máy biến thế, máy điện châm, máy thu, máy hàn.

Sau sáu năm hoạt động với những khó khăn ban đầu, Xí nghiệp đã từng bước khắc phục khó khăn đưa Xí nghiệp đi lên. Ngày 10/10/1984 Xí nghiệp đổi tên thành Công Ty Điện Tử Giảng Võ Hà Nội viết tắt là GVECO.

Trải qua các bước thăng trầm cùng với sự phát triển của nền kinh tế về các chính sách của nhà nước trong thời kỳ đó, Công Ty đã không ngừng vận động phát triển mở rộng và ngày 05/12/1994 theo quyết định thành lập số 3354/QĐ - UB của Uỷ ban nhân thành phố Hà Nội Công ty đã quyết định thành lập 4 Xí nghiệp trực thuộc doanh nghiệp:

1. Xí nghiệp điện tử 15.

2. Xí nghiệp điện tử I.

3. Xí nghiệp dịch vụ sửa chữa bảo hành.

4. Xí nghiệp điện tử II.

Sản phẩm chính của Công Ty là sản xuất lắp ráp ti vi màu, casette, đầu video… với dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại. Hiện nay, cũng như nhiều nhà doanh nghiệp khác hoạt động trong cơ chế thị trường Công ty điện tử Giảng Võ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường để có thể tồn tại và phát triển. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong nước. Công ty đã mạnh dạn thay đổi, mua mới trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ lành nghề của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Chính những sự đầu tư cơ sở vật chất như điều hoà, máy vi tính…. đã giúp cán bộ, nhân viên Công ty tích cực và hăng hái hơn trong công việc của mình được giao. Ngoài ra còn có sự giúp đỡ của các cơ quan cấp trên, sản phẩm của

Công Ty điện tử Giảng Võ luôn nâng cao chất lượng chủ động sáng tạo trong kinh doanh nên sản phẩm của Công Ty không ngừng vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Để gặt hái được những thành tựu to lớn kể trên cũng không thể không kể đến vai trò của các Xí nghiệp đặc biệt là Xí nghiệp dịch vụ sửa chữa bảo hành có trụ sở giao dịch tại 121 Phủ Doãn – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Trong 10 năm hình thành và phát triển, Xí nghiệp đã mở rộng quan hệ với mọi thành phần kinh tế, mở rộng các hình thức mua bán hàng hoá, ngoài hình thức mua đứt bán đoạn, Xí nghiệp còn nhận làm đại lý, nhận gửi hàng bán cho các đơn vị khác. Ngoài ra Xí nghiệp còn không ngừng nghiên cứu thị trường. Đẩy mạnh công tác bán hàng, liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế khác.

2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp.

Đặc điểm chung của Xí nghiệp:

- Nguồn vốn kinh doanh của Xí nghiệp: 36.000.000đ - Hình thức hoạt động: Bán buôn, bán lẻ và dịch vụ. - Tổng số nhân viên: 30 người.

Ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của Xí nghiệp là: tổ chức và quản lý mạng lưới dịch vụ sửa chữa bảo hành sản phẩm của Công Ty, ký hợp đồng với các điểm bảo hành về sửa chữa bảo hành các sản phẩm của Công ty bán ra.

- Bán các sản phẩm điện tử do Công ty sản xuất, sản phẩm liên doanh và quảng cáo, tiếp thị, phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm của Công Ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông qua đó:

- Góp phần thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển. - Đảm bảo đời sống cho người lao động.

- Tăng thu nhập cho Ngân sách Nhà nước.

Trên cơ sở chức năng chủ yếu đó, Xí nghiệp dịch vụ sửa chữa bảo hành có những nhiệm vụ chính sau:

+ Mua, bán buôn, bán lẻ các sản phẩm điện, điện tử dân dụng. + Làm đại lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. + Kinh doanh gốm sứ, vật liệu phục vụ xây dựng.

+ Kinh doanh dịch vụ đại lý hàng gia dụng, điện lạnh, bếp ga. + Kinh doanh và dịch vụ khách sạn.

+ Kinh doanh các loại vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành cơ khí nông nghiệp, xây dựng.

+ Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng kinh doanh, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước thông qua việc giao nộp ngân sách hàng năm.

+ Tuân thủ các chế độ, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước.

3. Các nhân tố, điều kiện ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Xí nghiệp.

Xí nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có tài khoản tiền Việt nam và ngoại tệ ở ngân hàng nhà nước. Xí nghiệp hoạt động có con dấu riêng để giao dịch với tên gọi “ Xí nghiệp dịch vụ sửa chữa bảo hành”.Hàng năm, Xí nghiệp cung cấp mặt hàng tivi, tủ lạnh, máy giặt… cho nhân dân cả nước dưới hình thức gửi bán đại lý cho các đơn vị và các tổ chức cá nhân kinh doanh ở các tỉnh, bán buôn và bán lẻ cho các tổ chức cá nhân khác. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, Xí nghiệp còn có cửa hàng bán trả góp số 8 Ngọc Khánh, cửa hàng sửa chữa và bảo hành ở số 121 Phủ Doãn.

Ngoài ra, Xí nghiệp còn đang nghiên cứu thị trường và có kế hoạch xuất khẩu mặt hàng Tivi màu Samsung sang Nga. Đây là một kế hoạch tốt để Xí nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, từ đó có hướng để nâng cao doanh thu.

Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm, có thể phân tích theo chỉ tiêu: STT Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh(%) 2001 so 2002 so với 2002 với 2003 1 Doanh thu 84.845.255.332 61.398.227.618 61.604.391.830 72,36 100,335 2 GVHB 83.757.978.831 60.179.352.562 63.094.156.178 71,48 104,84 3 Nộp ngân sách 8.159.599.150 5.993.932.281 6.009.919.786 73,45 100,26 4 Lãi chưa 56.208.044 71.530.163 92.525.470 127,25 129,35 40

Qua bảng trên ta thấy:

Doanh thu năm 2001 so với năm 2002 giảm 27,64% tức là giảm 23.447.027.714Đ. Còn doanh thu năm 2002 so với năm 2003 tăng hơn 0,335% tức là tăng 206.164.212Đ.

Giá vốn hàng bán( GVHB) năm 2001 so với năm 2002 giảm 28,16% tức là giảm 23.578.626.269Đ. Giá vốn hàng bán năm 2002 so với năm 2003 tăng 4,84% tức là tăng 2.914.803.616Đ.

Nộp ngân sách năm 2001 so với năm 2002 giảm 26,55% tức là giảm 2.165.666.869Đ. Nộp ngân sách năm 2002 so với năm 2003 tăng 0,26% tức là tăng 15.987.515Đ.

Lãi chưa phân phối năm 2001 so với năm 2002 tăng 27,25% tức là tăng 15.322.119Đ. Lãi chưa phân phối năm 2002 so với năm 2003 tăng 29,35% tức là tăng 20.995.307Đ.

Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm gần đây cũng đã có sự chuyển biến. Lãi qua các năm cũng tăng dần. Lãi từ năm 2001 đến năm 2003 tăng hơn 5.000.000Đ. Điều đó chứng tỏ Xí nghiệp cũng đã chú trọng hơn đến tiêu thụ sản phẩm, hạ thấp giá thành và đã dần dần thu hồi đủ số vốn ban đầu.

Hàng năm, Xí nghiệp nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng mặt hàng điện tử của khách hàng để lập kế hoạch nhập hàng sao cho kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất.

4. Đặc điểm, bộ máy tổ chức quản lý của Xí nghiệp.

Bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp được thể hiện khái quát qua sơ đồ sau:

Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Xí nghiệp đồng thời cũng là người đại diện cho quyền lợi của toàn bộ công nhân viên theo luật định. Giám đốc phụ trách chung, là đại diện hợp pháp của Xí nghiệp.

Các phòng ban chức năng thực hiện nhiệm vụ là tham mưu cho ban giám đốc trong hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp, chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của ban Giám đốc:

* Phòng kế hoạch thị trường, xuất nhập khẩu: Giúp giám đốc Xí nghiệp tổ chức việc xuất khẩu hàng hoá do Công Ty điện tử Giảng Võ lắp ráp và tìm hiểu thị trường, tìm các nguồn hàng thích hợp sao cho kinh doanh có lãi đúng pháp luật. Phòng còn có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc tiến hành đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức các hoạt động xuất khẩu như: Giao nhận hàng hoá đúng thời hạn, thanh toán các hợp đồng kinh tế về hàng hoá, giúp phòng tài vụ của Xí nghiệp quyết toán các hợp đồng về tài chính…. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường để xây dựng kế hoạch nhập khẩu, giúp Xí nghiệp chọn phương án kinh doanh tốt nhất.

* Phòng tổ chức hành hành chính, lao động, tiền lương và bảo vệ:

+ Phòng tổ chức lao động có nhiệm vụ tham mưu đề xuất việc tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu kinh doanh của Xí nghiệp, cơ cấu sản xuất kinh doanh của các Xí nghiệp phụ thuộc khác…. Quản lý cán bộ công nhân viên trong toàn Xí nghiệp. Lập kế hoạch, dự án bố trí sử dụng lao động, xây dựng và thực hiện các loại tiêu chuẩn thuộc loại nghiệp vụ lao động và tiền lương. + Phòng hành chính: Tổ chức thực hiện công tác hành chính của Xí nghiệp, quản lý và sử dụng hợp cách các chứng chỉ của nhà nước( con dấu và chức danh của Xí nghiệp). Quản lý hồ sơ, tài liệu của nhà nước và Xí nghiệp, các thông tin, báo chí…

+ Phòng bảo vệ: Giúp giám đốc bảo vệ trật tự an toàn trong Xí nghiệp đồng thời có nhiệm vụ bảo vệ an toàn phòng cháy và chữa cháy.

* Phòng kế toán của Xí nghiệp có nhiệm vụ:

- Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính có liên quan đến hoạt động chung của Xí nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tập hợp các số liệu kế toán của các bộ phận để lập báo cáo tài chính.

- Tham mưu cho ban giám đốc về mặt tài chính giúp Giám đốc Xí nghiệp chỉ đạo thúc đẩy kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử đồng vốn.

- Ngăn ngừa các vi phạm luật kinh tế tài chính, các hành động tham ô lãng phí xảy ra trong toàn Xí nghiệp.

Sơ đồ 12: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ SỬA CHỮA BẢO HÀNH

5. Tổ chức kế toán của Xí nghiệp.

5.1. Bộ máy kế toán của Xí nghiệp.

Xuất phát từ những đặc điểm và nhiệm vụ kinh doanh trên, Xí nghiệp đã áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Xí nghiệp : Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung, một

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ & xác định kết quả kinh doanh hàng hoá tại Xí nghiệp dịch vụ sửa chữa bảo hành (Trang 34)