1. Các sắc thuế áp dụng đối với khu vực kinh tế NQD
1.2. Thuế Giá trị gia tăng (GTGT).
Luật thuế GTGT thay thế luật doanh thu được áp dụng thống nhất kể từ 1/1/1999. Thuế GTGT tính từ trên khoản GTGT thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng nên khắc phục được nhược điểm đánh thuế trùng lặp của thuế doanh thu. Thuế được hoàn đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ phát huy hết tác dụng khi xuất khẩu, tạo điều kiện cho xuất khẩu có thể cạnh tranh trên thị truờng quốc tế. Thuế GTGT kết hợp với hàng nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, góp
phần tích cực bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước tăng cường hạch toán kế toán kinh doanh, thúc đẩy việc mua bán hàng hóa thực hiện tốt chế độ hóa đơn để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, khuyến khích hiện đại hoá, chuyên môn hóa sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ gía thành sản phẩm...
- Đối tượng đánh thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ở nước ta kể cả hàng hoá sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, hàng tiêu dùng nội bộ hay làm quà biếu, tặng, đem trao đổi trừ 26 mặt hàng được quy định trong luật thuế GTGT.
- Đối tượng nộp thuế là mọi tổ chức, cá nhân (không phân biệt thành phần kinh tế) có hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Đối tượng phải kê khai thuế GTGT từng tháng và nộp thuế theo hạn thời hạn ghi trong báo cáo nộp thuế của cơ quan thuế, chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo. Hết năm phải kê khai để quyết toán thuế.
- Giá tính thuế GTGT là giá chưa có thuế GTGT. Khi bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ trên hoá đơn phải ghi rõ giá bán hàng chưa có thuế GTGT, tiền thuế GTGT phải nộp và giá bán gồm cả thuế GTGT.
- Về thuế suất: Có 4 mức thuế suất áp dụng đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ.
+ Mức 0% áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu.
+ Mức 5% áp dụng đối với hàng hoá và dịch vụ cần khuyến khích sản xuất tiêu dùng cần thiết cho nhu cầu đời sống.
+ Mức 20% áp dụng cho các loại hàng hoá, dịch vụ không khuyến khích cần điều tiết cao
- Về phương pháp có 2 phương pháp: Khấu trừ thuế và tính trực tiếp trên GTGT:
+ Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng đối với mọi cơ sở kinh doanh phải thực hiện chế độ hoá đơn GTGT và sổ sách kinh doanh, có căn cứ xác định thuế đầu ra và thuế đầu vào để thực hiện chế độ khấu trừ thuế:
Thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
+ Phương pháp trực tiếp được thực hiện đối với các cơ sở kinh doanh không có điều kiện thực hiên chế độ sổ sách hoá đơn GTGT, chủ yếu áp dụng đối với các hộ nhỏ, thuế tính theo tỷ lệ GTGT trên doanh thu khoán trong một thời gian 6 tháng đến một năm.
Thuế GTGT = GTGT x Thuế suất.
+ Về nguyên tắc: Thuế GTGT là thuế gián thu mà cơ sở kinh doanh đã thu hộ Nhà nước khi bán hàng nên không có chế độ miễn giảm thuế cho cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên trong bước đầu chuyển từ thuế doanh thu có 11 mức thuế sang thuế GTGT có 4 thuế suất, một số cơ sở kinh doanh phải nộp thuế GTGT cao hơn thuế doanh thu trong những năm đầu bị lỗ thì được xét giảm thuế GTGT trong từng năm dương lịch. Thời gian được xét giảm thuế tối đa từ 3 năm kể từ khi luật thuế GTGT tương ứng với số lỗ của năm xét giảm thuế, nhưng tối đa không quá 50% số thuế GTGT phải nộp trong năm và theo thêm quyền xét giảm thuế GTGT được quy định cho từng cấp.