Về quản lý đối tượng kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực KT ngoài quốc doanh.DOC (Trang 56 - 59)

II. Thực trạng công tác quản lí thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doan hở nước ta hiện nay

2. Tình hình thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế trong thời gian qua

2.1. Về quản lý đối tượng kinh doanh

Công tác quản lý các DNNQD đã có chuyển biến đáng kể, các cục thuế đều bám sát tiến độ cấp đăng ký kinh doanh (ĐKKD)của Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện đăng ký thuế, cấp mã số thuế đưa vào diện quản lý điển hình.

Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc thực hiện, tức là người xin thành lập DN chỉ nộp hồ sơ cho Sở KH-ĐT. Cục thuế phối hợp với Sở KH- ĐT ngay từ khi xem xét cấp đăng ký kinh doanh đảm bảo khi được cấp ĐKKD, doanh nghiệp được cấp ngay mã số thuế. Với tốc độ thành lập tương đối nhiều nhưng bằng cách này, Cục Thuế đã bám rất sát tiến độ cấp ĐKKD, đảm bảo cấp ĐKKD đến đâu là có tên ngay trong danh bạ quản lý thuế.

Nhưng cũng có nhiều địa phương chưa có điều kiện thực hiện được theo phương án trên nên các cơ quan thuế đã chủ động liên hệ với Sở KH - ĐT định kì nắm số doanh nghiệp đã được cấp ĐKKD để thông báo kịp thời cho DN đến đăng ký thuế xin cấp mã số thuế, do đó cơ sở đã được cấp ĐKKD và cơ sở được cấp mã số thuế tương đối khớp nhau. Như Hải Phòng có 1138 DN được cấp ĐKKD thì có 1132 cơ sở được cấp mã số thuế, Bến Tre có 367 DN được cấp ĐKKD thì có 366 DN được cấp mã số thuế, ngoài ra còn có Bắc Giang, Khánh Hoà, Bắc Cạn... doanh nghiệp được cấp đăng ký đến đâu thì cấp ngay mã số thuế đến đấy.

Với các biện pháp phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp ĐKKD ngay từ đầu khi DN xin cấp ĐKKD các địa phương đã phát hiện ngay nhiều trường hợp có những dấu hiệu không lành mạnh, như khai khống địa chỉ, trụ sở, người đứng tên điều hành công ty không đủ năng lực và trách nhiệm dân sự. Không đủ

trình độ quản lý để chỉ đạo tiếp các biện pháp nhằm ngăn ngừa các hành vi lợi dụng....

Cũng do thực hiện tốt việc rà soát các DN nên các cục thuế đã nắm chắc hơn số lượng DN đã giải thể, số lượng DN ngưng hoạt động, số DN đã rời địa bàn chuyển đi nơi khác kinh doanh để có các biện pháp ngăn chặn tiêu cực xảy ra, như chỉ đạo quyết toán thuế, thu hồi hoá đơn, thông báo hoá đơn bị thất thoát, thông báo DN đã chuyển địa điểm chưa tìm thấy, thông báo DN không đến cơ quan thuế để khai nộp thuế... Như cục thuế Hà Nội qua rà soát có 158 DN không tìm thấy,448 DN không hoạt động, 82 DN giải thể. Hà Tây qua rà soát có 43 DN đã bỏ kinh doanh chưa thu hồi giấy phép, 41 doanh nghiệp tạm nghỉ. Tiền Giang cũng có 22 DN đã phá sản còn ở Đồng Tháp đã phát hiện 54 doanh nghiệp giải thể, 20 doanh nghiệp không hoạt động, 6 doanh nghiệp không tìm thấy.... Qua đó Cục thuế phối hợp kịp thời với các cơ quan chức năng khác có biện pháp giải quyết như thu hồi ĐKKD, tạm đình chỉ kinh doanh....

2.1.2. Về quản lý hộ kinh doanh cá thể

Mặc dù nhà nước bảo hộ nhiều giấy phép ảnh hưởng đến quản lý của ngành thuế nhất là với một số ngành như vận tải tư nhân, khách sạn tư nhân, nhà nghỉ, thuê nhà... Nhưng do chỉ đạo tập trung rà soát lại đối tượng kinh doanh nên một số hộ quản lý thu thuế vẫn tăng hàng tháng. Nhiều địa phương có số hộ ghi thu môn bài năm 2001 tăng cao hơn so với năm 2000 và cao hơn cả số hộ điều tra thống kê. Như Hà Nam số hộ môn bài năm 2001 tăng hơn số hộ thu môn bài năm 2000 là 400 hộ, Hưng Yên là 400 hộ, Bắc Ninh 400 hộ,

Phú Thọ 800 hộ, Bến Tre 1500 hộ, Quảng Trị 1200 hộ, Phú Yên là 1600 hộ. Bạc Liêu số hộ ghi thu môn bài là 1200 hộ so với điều tra thống kê, Bắc Ninh tăng 2500 hộ, Bắc Cạn tăng 300 hộ, Quảng Bình tăng 1800 hộ...

Theo số liệu tổng hợp nhiều địa phương đã kịp thời báo cáo UBND chỉ đạo các ngành có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Thuế để quản lý đối với một số khu vực khó quản lý như: Cục thuế Nghệ An phối hợp với cơ quan đăng ký phương tiện ô tô (cơ quan đăng kiểm) ô tô nắm số lượng phương tiện ô tô, phân loại xác đinh đối tượng sử dụng, mục đích kinh doanh. Trên cơ sở đó rà soát đối chiếu với số phương tiện đang quản lý thu thuế môn bài, thuế tháng sau đó trình bày với UBND để chỉ đạo buộc phải đến trình báo với cơ quan thuế. Kết quả đã truy thu được gần 500 triệu đồng tiền thuế của các chủ phương tiện lâu nay kinh doanh không nộp thuế. Cũng tương tự việc quản lý thu thuế đối với một số khu vực khó quản lý thì Cục thuế các tỉnh như Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang... đã có văn bản hướng dẫn quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh đánh bắt thuỷ hải sản. Các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hoá, Hải Phòng... có khu du lịch cũng cần phối hợp với cơ quan thuế và các ngành chức năng để có biện pháp quản lý thu, chống thất thu đối với khu vực NQD.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực KT ngoài quốc doanh.DOC (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w