Phân tích môi trường bên ngoài 1 Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH vận tải và thương mại Đại Bảo Nga giai đoạn 2011 2015 (Trang 31)

10 Vốn kinh doanh, trong đó Vốn vay ngân hàng

3.3.Phân tích môi trường bên ngoài 1 Môi trường vĩ mô

Do tác động của khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay đang chậm lại, tăng trưởng GDP đang ở mức trên 8%/ năm, 2008 đạt 6,3% và đến năm 2009 chỉ đạt khoảng 5,32%, là mức thấp nhất trong trong 10 năm qua. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngân hàng ACB, GDP của Việt Nam năm 2010 đạt khoảng 6,7%. Đây là mức tăng tương đối cao so với sự tăng trưởng của các nền kinh tế khác trên thế giới. Giá trị tăng thêm của nhiều ngành thấp hơn nhiều so với những năm trước. Nhiều cân đối vĩ mô của nền kinh tế chưa thật sự vững chắc. Bội chi ngân sách nhà nước ở mức cao nhất trong hàng chục năm qua (6,9%/GDP) và chính sách tiền tệ nới lỏng là nguy cơ lạm phát cao trở lại. Giá cả vẫn biến động phức tạp, chỉ số giá tiêu dùng tăng 12,63% năm 2007, 19,8% năm 2008 và 6,88% năm 2009. Đó là chưa nói tới sự tăng giá xăng dầu rất đáng được quan tâm. Do hoạt động kinh tế toàn cầu tăng, do nhu cầu xăng dầu năm 2010, đặc biệt ở các nước đang phát triển và một số nguyên nhân kinh tế - chính trị khác, theo dự báo giá dầu thế giới sẽ tăng cao hơn năm 2009 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của công ty khi nguyên liệu đầu vào chủ yếu của công ty là xăng dầu, mặt hàng luôn biến động theo thế giới.

Hơn thế, do đòi hỏi của hạch toán kinh tế, của yêu cầu kinh tế thị trường, một số sản phẩm và một số ngành lâu nay bị kìm giữ giá phục vụ cho chính sách điều tiết vĩ mô của nền kinh tế, đến lúc đòi hỏi tính đủ chi phí và tất yếu là tăng giá sẽ ảnh hưởng dây truyền tới hàng loạt ngành kinh tế khác và cả nền kinh tế như giá điện, giá than, giá nước sinh hoạt, giá vận tải, dịch vụ.…Giá than tăng sẽ kéo theo giá điện và nhiều mặt hàng, dịch vụ tăng sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng. Các chính sách ưu đãi về phí và thuế giá trị gia tăng với nhiều nhóm mặt hàng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân áp dụng trong năm 2009 sẽ không còn được áp dụng trong năm 2010 sẽ là những chi phí tăng thêm trong chi phí vật tư, chi phí lao động của các doanh nghiệp cũng như làm giảm khả năng tích lũy.

Nhà nước bỏ hỗ trợ lãi suất vay ngắn hạn (4%) duy trì gói kích cầu qua lãi suất vay vốn trung hạn, dài hạn và lưu động với mức hỗ trợ lãi suất chỉ 2%, giảm một nửa so với năm 2009. Điều đó chắc chắn sẽ làm tăng chi phí vốn của những doanh nghiệp cần đến vốn vay và vốn huy động dưới mọi hình thức. Bên cạnh đó lãi suất huy động và lãi suất cho vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng mặc dù được kìm giữ bởi lãi suất cơ bản và một số biện pháp mang tính hành chính của ngân hàng nhà nước (về mức tăng tín dụng và trần lãi suất huy động) nhưng chắc chắn chi phí về vốn của các doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể vì nhiều lý do, trong đó có lý do về khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi và các chính sách tín dụng của ngân hàng nhà nước, phương thức huy động , cho vay của ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH vận tải và thương mại Đại Bảo Nga giai đoạn 2011 2015 (Trang 31)