3. NGUYÊN LIỆU DÙNG TRONG SẢN XUẤT 1 Nguyên vật liệu cho tất cả các bán thành phẩm.
3.1.2. Cao su Butyl.
Cao su Butyl là sản phẩm đồng trùng hợp của isoButylen với cacbuahydro
loại dien (thường dùng isopenten) có mặt xúc tác AlCl3 và các hợp chất cation
Cao su Butyl công nghiệp chứa 1 ÷ 5%mol các mắt xích izopenten (có liên kết đôi), mạch phân tử có cấu trúc thẳng, khối lượng phân tử khoảng 30.000 đơn vị cacbon (đ.v.C).
Tính chất cơ lý, tính chất công nghệ cao su Butyl phụ thuộc vào khối lượng phân tử và hàm lượng các mắt xích không no có trong mạch đại phân tử, cao su Butyl có khối lựng phân tử lớn hơn 40.000 đ.v.C có tính chất cơ lý có thể sử dụng được.
Cao su Butyl có thể lưu hoá bằng lưu huỳnh và xúc tiến lưu hoá thông dụng vì trong mạch đại phân tử tồn tại các mắt xích không no. Tuy nhiên vì hàm lượng các mắt xích không no thấp nên mật độ mạng lưới không gian được hình thành trong quá trình lưu hoá không đảm bảo được các tính năng cơ lý của vật liệu.
Ngoài lưu huỳnh, cao su Butyl còn được lưu hoá bằng các polysunfit hữu cơ, các hợp chất dinitro và nhựa phenol formandehyt. Các chất độn tăng cường góp phần làm tăng mạnh tính năng cơ lý của vật liệu.
Tuỳ theo yêu cầu tính năng sử dụng, tính công nghệ mà người ta chọn nguyên vật liệu theo các ký hiệu của nhà sản xuất cho phù hợp, các chỉ tiêu được chọn là độ nhớt Muni và hàm lượng các mắt xích không no.
H3C H3C + C = CH2 CH 2 = CH − C = CH2 CH3 Trùng hợp n CH3 C − CH2− CH2− CH = C − CH2 CH3 CH3
Ví dụ: cao su Butyl của Liên Xô cũ có ký hiệu BK 0865 có hàm lượng mắt xích không no là 0,8% và độ nhớt Muni là 65.