- Để duy trì chân không trong buồng đốt người ta thiết kế bộđiều chỉnh chân không buồng đốt.
1. Những yêu cầu đối với bộ tựđộng điều chỉnh mức nước bao hơ
Trong quá trình vận hành lò hơi mức nước bao hơi là một trong những thông số cần phải điều chỉnh ở một giá trị nhất định là 600mm tính từđáy bao hơi lên do đó bộ tựđộng điều chỉnh phải làm việc với độ tin cậy cao. Đồng thời mức nước trong bao hơi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhưáp suất trong bao hơi, lưu lượng nước vào lò, lưu lượng hơi sang tua bin.. Vì vậy yêu cầu của bộđiều chỉnh cấp nước khi làm việc trong dải điều chỉnh của phụ tải lò cần duy trì mức nước ở giới hạn sau.
- Ở chếđộ vận hành bình thường ổn định, có nghĩa là không có sự thay đổi đột ngột của phụ tải,của nhiệt độ lò lúc đó sai lệch mức nước lớn nhất cho phép không được quá± 20 mm so với mức nước “0”.
- Khi có sự thay đổi bước nhảy đột ngột của phụ tải từ 10 ÷ 50 % định mức thì sự sai lệch cho phép không được lớn hơn ± 50 mm.
- Khi ở chếđộ làm việc ổn định thì số lần tác động của bộ tựđộng trong một phút không qúa 6 lần. Như vậy ta cho bộ tựđộng điều chỉnh đảm bảo tác động khi cóđộ sai lệch về mức nước trong bao hơi là± 20 mm.
II. SƠĐỒKHỐICỦAHỆTHỐNGĐIỀUCHỈNHTỰĐỘNG
Từ yêu cầu công nghệ và nguyên lý cũ do Liên Xô thiết kế và chế tạo ta đưa ra sơđồ khối của hệ thống điều chỉnh tựđộng như sau
Sơđồ của bộđiều chỉnh có cấp nước cho bao hơi có hai mạch vòng chính là
1. Mạch vòng 1
Là mạch vòng bên trong, là mạch vòng tác động nhanh, nhằm ổn định mức nước khi lòđang vận hành với phụ tải không đổi, lúc đó lưu lượng nước và lưu lượng hơi quan hệ với nhau theo công thức Qh = 1.005*Qnđây là mạch vòng ổn định lưu lượng gồm có hai tín hiệu.
-Tín hiệu vào : Là tín hiệu lưu lượng hơi cần cấp cho tua bin để quay máy phát điện theo yêu cầu của phụ tải.
-Tín hiệu phản hồi : Là tín hiệu lưu lượng nước cần cấp vào lò. Yêu cầu điều chỉnh của mạch vòng là lượng nước cấp vào lò, tỷ lệ tương đối với lượng hơi đưa ra mà vẫn ổn định được mức nước trong bao hơi ở vị trí mức “0” quy ước nghĩa làở mức 600 mm tính từđáy bao hơi lên .
+ Giả sử lò hơi đang vận hành ở chếđộ tải nhỏ với 50% công suất lượng nước vào bao hơi rồi sang tua bin cân bằng. Khi ta tăng dầu phụ tải lên 90 % công suất thì lượng hơi yêu cầu sang tua bin phải tăng lên lúc đó lượng nước hoá hơi cũng phải tăng lên theo làm cho mức nước trong bao hơi giảm xuống, đồng thời khi lưu lượng hơi sang tua bin tăng sẽ làm cho tín hiệu sai lệch “e” thay đổi. Do tín hiệu lưu lượng hơi được so sánh với tín hiệu lưu lượng nước lúc đó khối tích phân RF sẽđưa ra tín hiệu điều chỉnh động cơđi mở thêm van cấp nước vào lò.
+Tương tự khi lòđang vận hành với công suất lớn nhưng do yêu cầu phát điện hoặc do sự cố mà công suất phải giảm xuống 50% lúc đó lưu lượng hơi sang tua bin sẽ giảm xuống, thiết bịđo đưa tín hiệu về so sánh với tín hiệu của lưu lượng nước. Lúc đó hai tín hiệu sẽ mất cân bằng dẫn đến có sai lệch e lúc đó RF sẽ tạo tín hiệu đi đóng bớt van cấp nước vào lò do động cơđảm nhiệm.
Là mạch vòng ổn định mức nước trong bao hơi, lượng đặt đầu vào là yêu cầu ổn định mức nước trong bao hơi tương ứng vơi 600mm là mức “0” quy ước, tín hiệu phảm hồi là mức nước thực tế mà thiết bịđo “đát trích” đo được.
- Khi có sự thay đổi tải đột ngột, mức nước trong bao hơi sẽ nhanh chóng tăng hoặc giảm lúc đó thiết bịđo sẽđo được vàđưa tín hiệu ra qua khâu hiệu chỉnh tín hiệu ra U1 hoặc U2 có chiều tương ứng đểđiều chỉnh động cơđi đóng hoặc mở van cấp nước đến khi mức nước ởđiểm “0” thì dừng lại.