Mạch điều khiển mở thyzistor

Một phần của tài liệu Hệ thống điều khiển mức nước bao hơi (Trang 149 - 155)

IV. TÍNHCHỌNMẠCHTHAYTHẾCÁCSƠ ĐỒCŨ

b) Mạch điều khiển mở thyzistor

*Nguyên lý làm việc mạch điều khiển mở, khoá Thyzistor

+Khi có tín hiệu mở van UT ở trạng thái “1” thì UN ở trạng thái “0”, mạch điều khiển sẽ đưa xung tới để mở các cặp Thyzistor T1,T2,T3,T4,T5, T6 ( Theo chiều thuận là chiều mở van tăng nước cấp vào bao hơi).

+ Khi có tín hiệu đống van từ khâu đặc tính đưa sang thì UN ở trạng thái “1” và UT ở trạng thái “0” mạch điều khiển đưa xung tới mở các cặp Thyzistor (T5÷ T6) ; (T7÷ T8); (T9÷ T10) cấp điện cho động cơ quay theo chiều ngược đóng bớt van cấp nước vào bao hơi.

+ Khi UN≡ 0; UT≡ 0 lúc đó không có xung điều khiển, động cơ dừng tương ứng với hệ ổn định mức nước ở trạng thái cân bằng và lưu lượng hơi và nước ở tỉ lệ cân bằng.

Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển logic mở khoá các Thyzistor (Hình III.14)

*Nguyên lý làm việc như sau:

Xung chùm để điều khiển mở Thyzistor được tạo ra nhờ mạch phát xung sử dụng IC NE555 với tần số xung được tính chọn có f=10Hz độ rộng của xung mở > 50 ms. Theo công thức:

f=1.44/(R1+R2) . C

t1=(R1+R2).C.ln2 (Độ rộng xung mở )

t2=R2.C.ln2

Ở trạng thái UT ≡1 ; UN ≡ 0 là tín hiệu mở van lúc đó X2 =X; X5 =X; X4 =0 Tranzistor Tr1,Tr3

được điều khiển mở bởi xung chùm X gửi xung đến mở các cặp Thyzistor (T1÷ T2) ; (T3÷

T4); (T5÷ T6) cấp điện cho động cơ quay theo chiều thuận lợi để mở thêm van cấp nước cho lò.

- Khi UT= 0 , 5N=5V là tín hiệu đóng bớt van có thể nghép nối với tín hiệu logíc 5V ta dùng mạch đảo để tín hiệu 5N có giá trị từ 0÷5V như hình vẽ (Hình III.14) Ở trạng thái UT ≡0 ; UN ≡ 1 khi đó X2 =0; X5 =X; X4 =X Tranzistor Tr2vàTr3 được điều khiển mở bởi xung chùm X gửi xung chùm đến mở Thyzistor (T5÷ T6); (T7÷ T8); (T9÷ T10) cấp điện cho động cơ quay theo chiều ngược đi đóng bởt nước cấp cho bao hơi đảm bảo mức nước ở vị trí “0” quy ước.

150

Hình III.14

b) Mạch động lực nguyên lý làm việc

Trong quá trình vận hành lò hơi, mức nước bao hơi luôn luôn thay đổi quanh mức “0” nên lượng nước cấp vào bao hơi cũng phải thay đổi theo để duy trì mức nước trong bao hơi ở điểm “0”. Chính vì thế độ đóng, mở của van phải luôn thay đổi để lưu lượng nước cấp vào lò thay đổi đảm bảo mức nước trong bao hơi. Do đó các khởi động từ luôn phải làm việc để cấp điện cho động cơ quay thuận hay ngược để mở thêm hoặc đóng bớt van. Trong quá trình đóng mở liên tục và có tải nên các tiếp điểm bị phát nhiệt do ma sát, do hồ quang sinh ra ở hai má của tiếp điểm làm ăn mòn các bề mặt tiếp xúc của tiếp điểm, gây hư hỏng cho các tiếp điểm. Nên khởi động từ có độ tin cậy thấp dẫn đến ha phải thay thế và sửa chữa làm ảnh hưởng tới dây truyền gây thiệt hại về kinh tế.

Để khắc phục các nhược điểm của khởi động từ có tiếp điểm ta áp dụng phương án thay thế việc đóng ngắt bằng phi tiếp điểm dùng Thyzistor để cấp điện cho mạch động lực. Nhằm tạo độ tin cậy cao trong dây truyền sản xuất đồng thời giảm thời gian tác động do khâu quám tính ở khởi động từ có tiếp điểm

*Phương án thay thế dùng Thyzistor.

Động cơ dùng để đóng mở van cấp nước, nước cấp vào bao hơi nhà máy điện Phả Lại là loại động cơ xoay chiều không đồng bộ ba pha Roto lồng sóc có các thông số kỹ thuật sau:

Uđm=380V: Iđm=380V: nđm=1480v/p: cosϕ= 0.82: η=68.5%

(T5+T6); (T7+T8), (T9+T10).

- Cụ thể là 3 cặp Thyzistor (T1+T2); (T3+T4); (T5+T6) cấp điện cho động cơ quay thuận (Kéo cơ cấu truyền động để mở van nước cấp). Thứ tự pha như sau : A→1;B→2;C→3.

- Còn cặp Thyzistor(T5+T6); (T7+T8) ;(T9+T10) cấp điện cho động cơ quay ngược (kéo cơ cấu truyền động để đóng van nước cấp ) Theo thứ tự pha như sau: A→3;B→2;C→1 các cặp Thyzistor được mở bằng các xung chùm X từ máy phat xung IC NE555 đưa sang.

Trong đó các cặp (T1+T2 );(T3+T4) được mở khoá bằng Tranzistor Tr1 được điều khiển mở bởi các xung chùm X gửi xung đến mở các cặp Thyzistor. Tranzistor Tr2 được điều khiển bởi xung chùm X gửi xung đến mở các cặp Thyzistor (T7+T8), (T9+T10). Tranzistor Tr3 được điều khiển bởi các xung chùm X gửi xung đến mở cặp Thyzistor (T5+T6).

Hình III.15

Khi đầu 1 được nối vào một pha của lưới điện xoay chiều (380V) còn đầu 2 được nối với một pha của động cơ thì ở hai đầu 1 và 2 sẽ xuất hiện một hiệu điện thế. Muốn mở Thyzistor thì Tranzistor gửi xung đến các cổng G của haivế Thyzistor. Các xung này gọi là xung điều khiển kích mở dưới tác động của các xung điện điều khiển thì các van sẽ mở dòng động lực được dẫn qua 2 điểm 1→2 dễ dàng cả hai chiều dòng điện.

Dòng điện điều khiển chỉ có tác động ở đầu các chu kỳ dòng điện động lực, còn khi các van đã thông dòng điện Anot sẽ tự duy trì trong suốt bán kỳ đó. Khi hai van đã thông thì hiệu điện thế giữa hai điểm 1-2 sẽ còn rất nhỏ từ (0.9 ÷ 2 )V.

- Phương pháp khoá Thyzistor :

Tranzistor ngừng không cấp xung kết thúc bán kỳ động lực, dòng điện Anot của các Thyzistor lần lượt giảm về 0. Các chu kỳ tiếp theo không có các xung điện điều khiển gửi tới các cực G nữa. Mạch động lực được khoá hẳn không có điện chảy qua điểm 1-2.

Hình III.16: Sơ đồ nguyên lý mở khoá thyristor

155 B2 D2 T2 T1 D1 B1 1 2 G G C1 R1

Một phần của tài liệu Hệ thống điều khiển mức nước bao hơi (Trang 149 - 155)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w