Trường hợp ly hợp bị trượ t:

Một phần của tài liệu Khai thác hệ thống truyền động và bộ phận công tác trên xe cứu hỏa zil 131 phần 5 (Trang 66 - 67)

NHỮNG HƯ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CHỦ YẾU BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN XE CỨU HỎA ZIL-

10.1.1Trường hợp ly hợp bị trượ t:

Có những những nguyên nhân hư hỏng sau: a) Bàn đạp ly hợp không có hành trình tự do:

Hành trình tự do của bàn đạp là 35 – 50 mm. Đo hành trình tự do bằng thước đo chiều dài.

Hình 49: Động tác đo hành trình tự do.

Điều chỉnh hành trình tự do:

Tháo lò xo (1) khỏi càng (4). Khi vặn êcu (3) xoay vào thì hành trình tự do giảm và ngược lại.

Khi bàn đạp không có hành trình tự do thì tuyệt đối không cho ly hợp hoạt động, nếu không tấm ma sát có thể bị cháy, ổ bi đổ bạc ép bị hỏng.

b) Các lò xo ép của ly hợp bị yếu:

Các lò xo ép tạo áp lực quy định trên đĩa bị động của ly hợp. Áp lực giảm dẫn đến ly hợp bị trượt.

Do làm việc lâu ngày, lò xo giảm khả năng đàn hồi do nhiệt độ của ly hợp tăng lên dẫn đến cần thay mới.

c)Các tấm ma sát bị dính dầu:

Ly hợp là việc theo nguyên lý ma sát khô. Dầu rơi vào các đĩa ma sát làm giảm ma sát, khiến cho ly hợp bị trượt.

Dầu rơi vào là vì việc bôi trơn ổ bi đỡ đằng trước của trục sơ cấp không cẩn thận và còn do mức dầu trong hộp số quá cao, lỗ thoát dầu ở bánh đà bị tắc.

Cần thông lỗ thoát dầu của bánh đà, kiểm tra mức dầu hộp số. d) Các vòng ma sát bị mòn:

Cũng là nguyên nhân trượt ly hợp. Đĩa chủ động bị mòn cũng có thể làm cho ly hợp bị trượt dù cho vòng ma sát còn mới.

 Thay vòng ma sát phải thay luôn đĩa chủ động hoặc láng lại bề mặt

đĩa chủ động.

Hình 50: Kiểm tra độ đảo của đĩa ma sát

Một phần của tài liệu Khai thác hệ thống truyền động và bộ phận công tác trên xe cứu hỏa zil 131 phần 5 (Trang 66 - 67)