NHỮNG CHÚ Ý TRONG KHAI THÁC BỘ PHẬN CÔNG TÁC TRÊN XE CỨU HỎA ZIL-

Một phần của tài liệu Khai thác hệ thống truyền động và bộ phận công tác trên xe cứu hỏa zil 131 phần 5 (Trang 74 - 80)

NHỮNG HƯ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CHỦ YẾU BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN XE CỨU HỎA ZIL-

NHỮNG CHÚ Ý TRONG KHAI THÁC BỘ PHẬN CÔNG TÁC TRÊN XE CỨU HỎA ZIL-

TRÊN XE CỨU HỎA ZIL-131

11.1.Bơm ly tâm:

Bánh công tác và rô to:

Bánh công tác lắp trên trục cùng với các chi tiết cố định hợp thành phần quay của bơm, gọi là rô to. Bánh công tác được đúc bằng gang theo phương pháp chính xác. Độ nhẵn tương đối của bề mặt các cánh dẫn và bánh công tác cao nhằm giảm tổn thất. Bánh công tác và rô to cần được cân bằng động để khi làm việc không cọ xác vào thân bơm.

Thân bơm:

Thân bơm đúc bằng gang.Giữa các bề mặt ghép có đệm lót kín nhằm ngăn chặn sự rò rỉ của chất lỏng. Bộ phận lót kín thứ nhất gồm hai vành lót kín gắn trên bánh công tác và thân bơm để ngăn chất lỏng từ lối ra của bánh trở về lối vào. Khe hở cho phép giữa hai vành lót rất nhỏ ( 0,1 – 0,5 mm ) để bánh công tác không cọ vào thân bơm khi làm việc. Bộ phận lót kín thứ hai ở giữa thân bơm và trục ngăn ngừa không cho chất lỏng trong bơm chảy ra ngoài và ngược lại không cho không khí ở ngoài lọt vào bơm. Để lót kín không bị cháy do cọ xác với trục và không khí ở ngoài không lọt vào bơm,dẫn chất lỏng từ buồng xoắn ốc (buồng đẩy) đến đệm lót để làm ướt và kín đệm lót. Điều chỉnh nhỏ giọt 20 -60 giọt/phút.

Ổ đỡ:

Ổ đỡ trục phải đựoc lắp ghép cẩn thận. Khi dổ đỡ mòn thì điều chỉnh khe hở trong ổ, để đảm bảo rôto quay không bị đảo và các vành lót kín không bị cọ xác. Chú ý đổ dầu đầ đủ, thay dầu thường xuyên và có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ dầu.

Ống hút và ống đẩy:

Ống hút đúc bằng gang và làm bằng cao su, khi đặt ống hút cần chú ý: khoảng cách đặt ống hút ngắn và đường ống ít quanh co để giảm tổn thất năng lượng. Các mối ghép trên ống hút và ống đẩy phải kín ,nhất là trên ống hút. Nếu ống hút bị hở ,khi nơm làm việc, hông khí lọt vào làm mất khả năng hút và bơm.

Nên kiểm tra các thiết bị và đồng hồ đo áp suất, đo chân không, đo điện trước khi vận hành.Trước khi cho bơm làm việc phải mồi bơm bằng cách tạo chân không trong bơm.Trước kkhi khởi đông bơm cần kiểm tra dầu mở trong bơm,các mối ghép bu lông…

Khi khởi động bơm, cho động cơ quay ổn định rồi mới từ mở khóa ở ống đẩy.

Trong khi bơm làm việc cần theo dõi thường xuyên đồng hồ đo để kịp thời phát hiện những bất thường.

Khi chuẩn bị tắt máy, làm ngược với khi khởi động: đóng van ở ống đẩy trước rồi tắt máy sau.

Khi bơm làm việc, chất lỏng không lên hoặc lên ít, cần dừng máy và kiểm tra lại :các van và khóa ở ống đẩy và ống hút , lưới chắn và độ sâu cần thiết của ống hút.

11.2 Hộp trích công suất:

Hộp trích công suất trên xe cứu hỏa Zil-131 đồng thời cũng là nắp của hộp số nên việc bôi trơn các chi tiết trên hộp trích công suất được thực hiện do sự vung té từ dầu của hộp số nên phải thường xuyên kiểm tra mực dầu trong hộp số.

Những hư hỏng thường gặp ở hộp trích công suất như mòn bánh răng trung gian, bánh răng chủ động. Vì các bánh răng không đồng trục nên khi hộp trích công suất làm việc thường xuyên sẽ dẫn đến nhanh hư, mòn ổ bi trên trục chủ động của hộp số.

Việc ra và vào số ở hộp trích công suất là do hư hỏng ở khớp gài, trục trượt và càng gài của bộ phân công tác.

Một số hư hỏng khác như ổ lăn của các trục bị mòn. Nguyên nhân là tiếu dầu bôi trơn hoặc do hộp trích công suất làm việc quá nhiều.

11.3 Trạng thái sẵn sàng chữa cháy:

Sau khi hoàn thành đợt chữa cháy gần nhất, xe trở về trạm phải chuẩn bị sẵn sàng trạng thái sẵn sàng chữa cháy. Công việc kiểm tra gồm:

Mức nhiên liệu đủ.

Mức nhớt bôi trơn hệ thống truyền lực đủ. Nước làm mát đủ.

Dầu bôi trơn bơm công tác. Sạc điện bình accu đầy.

Tình trạng lốp xe và áp suất lốp vừa phải. Bồn nước chữa cháy đầy.

Bình tạo bọt đầy.

Đường châm nước vào bồn bằng bơm đóng. Van xả bồn nước đóng.

Van xả bơm đóng.

11.4 Vận hành bơm:

Việc vận hành bơm phải tuân thủ nguyên tắc nhất định của nó để khỏi ây nên những hư hỏng cho bơm và hệ thống truyền lưc trên xe.

Trường hợp khi xe đang đứng yên: Cắt ly hợp.

Kéo cần gạt hộp trích công suất. Khi xe đang chạy:

Đưa cần số của hộp số chính về vị trí trung gian. Cắt ly hợp.

Gài số hộp trích công suất rồi nhả bàn đạp ly hợp. Tăng ga.

Cắt ly hợp và gài số I hoặc số II.

11.5 Một số chú ý khác trong khai thác bộ phận công tác.

*Chú ý trước khi châm nước lại cần mở nắp miệng của khoang chứa nước. Nếu châm nước dưới áp lực bên ngoài thì dùng ống mềm giữa nguồn cung cấp và khớp nối để châm nước áp lực.

Châm nước ở áp lực vừa phải và phải giám sát mức nước bằng cái chỉ thị mức nước. Khi nào bồn đầy, đóng vòi nước cứu hỏa lại.

Đóng nắp miệng bồn và siết vô lăng mà không cần dùng lực thái quá. Nếu châm nước bằng bơm:

Với bơm nước đang vận hành ,động cơ chạy không, cần mở van châm nước bồn, tăng tốc độ động cơ để có áp suất châm nước tối đa, giám sát việc châm nước bồn, đóng van châm nước lại.

Điều cần thiết là van châm nước lại từ bơm vần đóng lại ở mọi lúc, ngoại trừ để châm nước lại này. Nếu van này để mở hoặc không được đóng kỹ sau khi sử dụng, một ít dung dịch được trộn lẫn từ nước sẽ được xả vào trong khoang chứa nước trong suốt quá trình sử dụng foam sau đó.

*Bơm nước hút từ bồn: Đóng các van hút nước bên ngoài. Mở hút nước từ van của bồn. Khởi động bơm nước.

Tiến hành mồi nước.

*Bơm nước hút từ nguồn nước mở: Đóng van hút bồn nước.

Chiều cao giữa đầu máy bơm và nguồn nước mở không quá 7,5 m.

Lái xe càng gần nước càng tốt và hướng về đó sao cho đầu hút vào đối mặt với nguồn nước.

Bộ lọc phải ngập hoàn toàn, nhưng không được chìm trong bùn sình hay trong bất kỳ chất lắng đọng nào, trường hợp cần thiết thì gắn phao nổi.

Trong các trường hợp đặc biệt như bến cảng,cầu tàu, giếng thì giữ bộ lọc lại và treo ống hút , dùng dây thừng để làm nhẹ bớt trọng lượng xe mà đường ống chịu. Đảm bảo tất cả các đường ống hút đều kín.

Kích hoạt bơm nước.

*Bơm nước cung cấp từ vòi:

Nối các đường ống cung cấp của vòi nước tới các khớp nối cung cấp bơm nước. Kích hoạt bơm.

Mở các van cung cấp bơm nước. *Bảo dưỡng đường ống:

Các ống với vách bên trong trơn láng. Làm sạch chúng nếu bị vấy bẩn. Xối rửa chúng nếu dùng với foam. Để chúng chảy nhỏ giọt.

Xoay chúng ra sao cho cả hai bề mặt khô thích hợp.

Khi đã khô ,quấn lại thành cuộn, xếp vào kệ gọn gàng trong các ngăn khóa.

PHẦN 5:

KẾT LUẬN

Sau khi hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này, em nhận thấy việc khai thác hệ thống truyền lực và bộ phận công tác trên xe cứu hỏa là rất cần thiết và hữu ích, không những là tạo cho em sự hiểu biết thêm về hệ thống truyền lực trên xe cứu hỏa Zil-131 mà còn từ đó, có thể dùng nó làm cơ sở cho việc khai thác hệ thống truyền lực trên các xe tải, xe chuyên dùng và đặc biệt là xe chữa cháy khác.

Về mặt cơ bản, em đã hiểu rõ hệ thống truyền lực trên xe cơ sở Zil-131 hơn sau khi làm luận văn tốt nghiệp. Các cụm chi tiết của hệ thống truyền lực trên xe như ly hợp, hộp số, hộp phân phối, truyền động các đăng, cầu chủ động dẫn hướng, cầu chủ động có truyền lực chính là vi sai kép, xe có tất cả các cầu là cầu chủ động, các đăng đồng tốc…đã quen thuộc càng trở nên quen thuộc hơn. Các bài học về từng hệ thống trên xe trong quá trình học tập tại trường ngày nào còn mơ hồ, chưa hiểu nhiều thì sau đề tài luận văn này, tất cả những điều đó đã được cụ thể hóa.

Việc hiểu vấn đề chuyên môn về ôtô là rất cần thiết cho một người kỹ sư ôtô, trong quá trình làm luận văn, việc đó đã góp phần giải quyết phần nào, nhưng quan trọng hơn là em đã học được cách làm việc như một người kỹ sư tập sự ,đã được làm việc dưới sự hướng dẫn của thầy hướng dẫn, luôn đặt mình trong áp lực phải hoàn thành công việc trong thời gian cho phép cũng như phải có trách nhiệm giải trình vấn đề mình tìm hiểu và nghiên cứu trước hội đồng tốt nghiệp.

Bên cạnh về kiến thức chuyên môn ôtô, sau khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp em đã có thêm kiến thức về xe chuyên dùng, đó là hộp trích công suất, là bộ phận công tác trên xe, tất cả các xe chuyên dùng đều sử dụng hộp trích công suất để làm nguồn động lực để dẫn động hệ thống công tác. Hệ thống công tác trên mỗi loại xe chuyên dùng thì khác nhau nhưng đều sử dụng nguồn động lực từ xe cơ sở, và công suất được trích ra từ các cụm chi tiết trên hệ thống truyền lực của xe. Trên bộ phận công tác của xe chuyên dùng phục vụ cứu hỏa đối với loại xe có xitec có nhiều cụm chi tiết nhưng bộ phận chính vẫn là bơm nước, được dẫn động bằng mô men từ hộp trích công suất thông qua bộ truyền các đăng. Và kèm theo là bồn chứa nước, các hệ thống phụ để giúp bơm làm việc được tối ưu nhất như hệ thống hút chân không, hệ thống điện, hệ thống khí nén, thiết bị tạo bọt…và phần lớn chúng cũng lấy từ xe cơ sở.

Sau luận văn tốt nghiệp về đề tài khai thác hệ thống truyền lực và bộ phận

bộ môn cơ khí động lực phát triển đề tài cho các khóa học tiếp theo. Em nghĩ đề tài thiết kế xe chữa cháy trên xe cơ sở nhập từ nước ngoài là phù hợp hơn với tình hình thực tế, với đề tài này có thể được từ 3 đến 4 sinh viên thực hiện. Nếu thực hiện được đề tài như trên không những sinh viên hiểu rõ hơn về nguyên lý và kết cấu chi tiết mà còn phát huy thế mạnh thiết kế nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập góp phần vào sự nghiệp đào tạo Đại học và phục vụ lợi ích Quốc gia, gia tăng tiếng vang cho trường Đại học giao thông vận tải tp HCM.

Hiện nay, hầu hết các xe phục vụ cho việc chữa cháy hoàn toàn được nhập từ nước ngoài, vì vậy chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác, bảo trì và bảo dưỡng cũng như chi phí mua xe rất cao, vì vậy qua luận văn tốt nghiệp này em muốn gửi thông điệp tới các tổ chức có liên quan rằng ngoài việc đầu tư mua sắm trang thiết bị, các tổ chức nhà nước cũng nên dành một khoảng chi phí nhất định cho việc khuyến khích các cơ sở, các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và sản xuất các phương tiện và xe chữa cháy phục vụ lợi ích đất nước.

Cuối cùng, một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa, và quý thầy cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng như giúp đỡ em hoàn thành chương trình học tập tại trường và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Khai thác hệ thống truyền động và bộ phận công tác trên xe cứu hỏa zil 131 phần 5 (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w