Về sổ kế toán chi tiết và tổng hợp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam (Trang 76 - 79)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

3.2.2.4. Về sổ kế toán chi tiết và tổng hợp

Quyển sổ đại lý màu hồng có đầy đủ chữ ký của cả nhân viên kinh doanh và đại lý nhưng lại do đại lý giữ, điều này không đảm bảo quyển sổ được lưu trữ cẩn thận và các thông tin được nguyên vẹn tới khi đại lý thanh toán tiền hàng. Trong sổ đại lý nên kèm theo phần biên bản giao nhận gồm giao nhận số lượng hàng và giao nhận hóa đơn GTGT.

Công ty nên sử dụng Sổ Cái TK 131 – Phải thu khách hàng thay vì chỉ lên báo cáo công nợ đại lý. Báo cáo công nợ đại lý nên dùng cho công tác kế toán quản trị.

3.2.2.5.Về công tác trích lập dự phòng

*Dự phòng Nợ phải thu khó đòi

- Phương pháp lập dự phòng

Theo thông tư 13/2006/TT-BTC, quy định mức trích lập cụ thể như sau : Việc xác định dự phòng phải thu khó đòi có thể theo 2 cách:

Cách 1: Số dự phòng phải lập = Doanh số phải thu * Tỷ lệ ước tính.

Cách 2: Dự phòng phải thu khó đòi cần lập = Nợ phải thu khó đòi* Số %có khả năng mất.

Mức trích lập:

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng :

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Phương pháp hạch toán:

Cuối kỳ kế toán, kế toán căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định không chắc chắn thu được, kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi:

Nợ TK 6422

Có TK 1592 – Dự phòng phải thu khó đòi.

Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 1592

Có TK 6422 ( Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi ).

Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được phép xóa nợ. Việc xóa nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xóa nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:

Nợ TK 1592 ( Nếu đã lập dự phòng ) Nợ TK 6422 ( Nếu chưa lập dự phòng ) Có TK 131

Có TK 138

Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”

Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Có TK 711

Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”

*Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Cuối kỳ khi ước tính giá trị giá trị thuần có thể thực hiện được ( có các bằng chứng tin cậy ) nhỏ hơn giá gốc, kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Nợ TK 632

Có TK 1593 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cuối kỳ kế toán tiếp theo:

+ Nếu các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn ghi:

Nợ TK 632 Có TK 1593

+ Nếu các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn ghi:

Nợ TK 1593 Có TK 632

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w