Đối với phía chính phủ

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 68 - 75)

IV. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc đối với Việt Nam

4.1. Đối với phía chính phủ

Thành công của nền ngoại thương Trung Quốc nói chung và sản xuất bán hàng giá rẻ nói riêng đều có những đóng góp hết sức to lớn từ phía chính phủ. Dưới đây là một số bài học của Trung Quốc có thể áp dụng được cho Việt Nam:

- Một là, phải có chiến lược phát triển sản xuất rõ ràng, chặt chẽ và phù hợp với điều kiện của quốc giá.

Chính phủ Trung Quốc ngay từ đầu đã đề ra chiến lược sản xuất phục vụ xuất khẩu rất chi tiết và hoàn chỉnh. Chiến lược đó ngay từ đầu đã được thực thi rất nghiêm túc và tỏ ra rất hiệu quả với nền kinh tế. Chính phủ Trung Quốc từ những năm 70 của thế kỷ trước đã rất chú trọng tới nền sản xuất công nghiệp hàng loạt trên quy mô lớn, đặc biệt là với giá sản phẩm rẻ. Từ khi Trung Quốc mở cửa kinh tế, bước đầu tiên chính phủ nước này đã xác định đất nước mình đầu tiên phải tập trung vào sản xuất các sản phẩm giá rẻ với quy mô lớn nhằm phục vụ cho việc xuất khẩu để có tích lũy cho nền kinh tế. Bước hai, ngay khi có tích lũy, Trung Quốc một mặt tiến hành việc đầu tư ngay cho các tập đoàn kinh tế lớn sản xuất các sản phẩm giá rẻ với chất lượng tốt để cạnh tranh được trên thị trường thế giới nhất là thị trường các nước phát triển ( khu vực sản xuất trung ương ); mặt khác tiếp tục phát triển khu vực sản xuất địa phương với hàng giá rẻ chất lượng thấp hơn nhằm xâm chiếm thị trường các nước đang phát triển. Bước ba, khi đã có đủ tích lũy, Trung Quốc sẽ tiến hành hiện đại hóa toàn bộ nền sản xuất và đưa Trung Quốc trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Chiến lược phát triển trên cũng đã quyết định toàn bộ các quy hoạch phát triển và chi phối các chính sách của chính phủ Trung Quốc sau này.

Việt Nam với nhiều điều kiện tương đồng, hoàn toàn có thể học tập chiến lược này của Trung Quốc. Việt Nam cũng như Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển và mang những đặc trưng của một nước đang phát triển. Hai nước có cùng mô hình nhà nước và chế độ chính trị; hệ thống luật pháp cũng khá tương đồng với nhau. Bên cạnh đó, cả hai nước có nhiều điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội tương đồng. Cùng chung một mục tiêu là công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi và áp

dụng các chiến lược của Trung Quốc vào thực tiễn của mình. Hiện nay,Việt Nam đang tiến hành đi tắt đón đầu ở nhiều lĩnh vực sản xuất nhưng xem ra hiệu quả không được như mong đợi. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa khai thác được tiềm năng của thị trường các nước đang phát triển. Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước phát triển cũng gặp những rào cản rất lớn, nhất là các rào cản kỹ thuật. Vì thế, đối với Việt Nam việc chuyển hướng sản xuất và xuất khẩu là khó tránh khỏi. Việt Nam trước hết có thể hướng mũi nhọn xuất khẩu sang các nước đang phát triển và chiếm lĩnh các thị trường này. Đồng thời với việc chuyển hướng xuất khẩu, Việt Nam nên tiến hành tăng xuất khẩu nhằm xuất siêu và tăng tích lũy vốn. Tích lũy thu được từ các xuất siêu sẽ được dùng vào đầu tư đổi mới sản xuất. Khi trình độ sản xuất đã phát triển tới mức độ nhất định, Việt Nam có thể chuyển hướng xuất khẩu dần sang thị trường các nước trung bình và phát triển. Tuy nhiên, muốn làm được điều đó, trước hết Việt Nam phải sản xuất được các loại hàng hóa giá rẻ, nhất là các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Để sản xuất được các loại hàng hóa giá rẻ, Việt Nam cần phải xây dựng được lợi thế cạnh tranh quốc gia trên các lĩnh vực mình quan tâm. Nếu Việt Nam vận dụng và áp dụng lý thuyết Lợi thế cạnh tranh Quốc gia của M.Porter một cách thành công thì các bước trên sẽ trở nên dễ thực hiện.

- Hai là, phải xác định trước được các tiềm năng và nguồn lực của đất nước cho phát triển sản xuất.

Chính phủ Trung Quốc ngay từ đầu đã xác định được tiềm năng của đất nước mình và nguồn lực cho phát triển đất nước. Nguồn lực về con người, đất đai, tài nguyên thiên nhiên cũng như vị trí của mình trên thế giới. Trung

Quốc cũng biết biến điểm yếu thành điểm mạnh. Điển hình là vấn đề dân số. Trung Quốc có hơn 1,3 tỷ dân và có thời kỳ, nhiều đánh giá cho rằng quy mô dân số quá tải của Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế của nước này. Tuy nhiên, Trung Quốc đã biến những điểm yếu đó thành điểm mạnh như xây dựng thị trường tiêu thụ hàng hóa khổng lồ dựa trên quy mô dân sô, nguồn lao động giá rẻ gần như vô tận. Đó quả thực là lợi thế rất lớn cho sản xuất hàng giá rẻ và tiêu thụ hàng hóa chỉ riêng trong thị trường nội địa.

Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều tiềm năng và nguồn lực phát triển. Các tiềm năng về điều kiện tự nhiên và nguồn lực con người của Việt Nam hoàn toàn có thể bảo đảm cho khả năng sản xuất hàng hóa giá rẻ của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có một tiềm năng nữa chưa được khai phá hết là vị trí của Việt Nam đối với các nước lớn. Điều này được nhìn nhận như là một thách thức lớn nhưng thực tế nó cũng là tiềm ẩn nhiều cơ hội cho phát triển. Nếu khéo léo tận dụng những mâu thuẫn trong quan hệ giữa các nước lớn, Việt Nam có thê mở rộng ảnh hưởng của mình, tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu, phục vụ cho sự phát triển của nền sản xuất. Bài học từ Đài Loan, Hàn Quốc có thể minh chứng cho điều đó.

- Ba là, phải có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp một cách đồng bộ. hiệu quả và kiên định với mục tiêu đã đề ra.

Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ sản xuất cho doanh nghiệp một cách hợp lý với mục tiêu giúp doanh nghiệp giảm thiểu giá thành

sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh cho hàng hóa Trung Quốc trên thị trường nội đia và quốc tế.

Chính phủ Trung Quốc đã chính sách thuế rất tích cực để giúp đỡ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tỷ lệ hoàn thuế cho xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu các yếu tố đàu vào sản xuất… Đồng thời, cung cấp tín dụng giá rẻ cho doanh nghiệp, miễn giảm các khoản lệ phí hải quan, thực hiện khấu hao nhanh ở một số ngành sản xuất và nhiều chính sách khác.

Việt Nam cũng đã thực hiện hầu hết các biện pháp trên, tuy nhiên điểm yếu kém nhất của Việt Nam chính là sự mâu thuẫn và bất hợp lý khi áp dụng các biện pháp hỗ trợ. Nhiều biện pháp hỗ trợ tỏ ra không có hiệu quả chính vì lẽ trên. Ngoài ra, do chưa có nguồn tích lũy dồi dào, chính phủ Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là hỗ trợ tín dụng xuất khẩu. Do đó, cách tốt nhất với Việt Nam hiện nay chính là việc thống nhất mục tiêu khi đề ra các chính sách, trong đó có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

- Bốn là, tăng cường thu hút đầu tư và thi hành khéo léo chính sách bảo hộ thương mại đông thời thúc đẩy xuất khẩu.

Có thể nói, Trung Quốc thực thi một chính sách thương mại và đầu tư hết sức khéo léo và kiên quyết.

o Trung Quốc đã thi hành rất nhiều chính sách hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Các luồng vốn đầu tư khổng lồ đổ vào nước này trong suốt hơn 30 năm qua đã giúp nền kinh tế được trang bị thêm các máy móc thiết bị công nghệ hiện đại và xây dựng được một

nền sản xuất lớn. Các ngành công nghiệp phụ trợ cũng được chính phủ định hướng xây dựng từ rất sớm và thường sử dụng các nguồn vồn đầu tư trong nước. Kết quả là Trung Quốc đã có một nền sản xuất lớn, hiện đại và khá hoàn chỉnh ở nhiều ngành sản xuất.

o Về thương mại, Trung Quốc kiên định với chính sách bảo hộ thị trường nội địa và thúc đẩy xuất khẩu. Trung Quốc khéo léo dựng các hàng rào bảo hộ vô hình như hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng…và tinh vi hơn cả là kích thích tinh thần dân tộc với việc bảo hộ sản xuất trong nước. Trong suốt hơn 30 năm đổi mới, Trung Quốc đã kiên trì mở rộng và phát triển quan hệ thương mại với hầu hết các quốc gia trên thế giới nhằm tìm kiếm và mở cửa các thị trường cho hàng hóa của mình. Trung Quốc đã ký kết rất nhiều các hiệp định thương mại, tham gia các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế. Khi các doanh nghiệp gặp các xung đột, tranh chấp trong thương mại, chính phủ Trung Quốc bao giời cũng đứng ra giải quyết giúp bằng những biện từ mềm mỏng cho tới kiên quyết như thương lượng, tham gia các vụ kiện, trả đũa… qua đó liên tục mở rộng và duy trì thị trường cho hàng hóa của nước mình.

Việt Nam đang thực hiện khá hiệu quả việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên đa phần các dự án đầu tư vào Việt Nam tập trung vào các ngành sản xuất cần nhiều lao động phổ thông giản đơn. Các máy móc công nghệ nhập về Việt Nam phần nhiều còn lạc hậu. Các dự án đầu tư cho các ngành công nghiệp phụ trợ có rất ít. Do đó rất nhiều nghành sản xuất của Việt Nam sẽ khó mà có được lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác. Vê thương mại,

Việt Nam chưa có hàng rào bảo hộ hữu hiệu để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh từ bên ngoài. Việt Nam đã có quan hệ thương mại với phần lớn các quốc gia trên thế giới và cũng thường xuyên đối mặt với các tranh chấp thương mại. Trong trường hợp các tranh chấp thương mại nảy sinh, Việt Nam khó mà có thể áp dụng các biện pháp can thiệp như chính phủ Trung Quốc có thể làm. Do đó, biện pháp tốt nhất mà Việt Nam có thể thực hiện là ngăn chặn trước các tranh chấp thương mại có thể xảy ra, đồng thời liên kết chặt chẽ về mặt lợi ích với các đối tác ở nước nhập khẩu nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ ở ngay nước nhập khẩu khi xảy ra tranh chấp.

- Năm là, duy trì ổn định tiền tệ và duy trì tỷ giá có lợi cho xuất khẩu.

Trung Quốc đã duy trì ổn định tỷ giá đồng Nhân dân tệ trong thời gia rất dài, kìm hãm sự tăng giá đồng tiền của mình và biến CNY thành một đồng tiền mạnh. Sở dĩ Trung Quốc giữ giá đồng tiền thấp như vậy là do có lượng dự trữ ngoại tệ và vàng khổng lồ, cộng với tài sản quốc gia không ngừng tăng. Việc neo giữ tỷ giá thấp đã làm hàng hóa Trung Quốc rất có lợi thế về giá khi quy đổi sang ngoại tệ khác. Chính sách tỷ giá của chính phủ Trung Quốc đã giữ vai trò quyết định trong sự thành công của chính sách khuyến khích xuất khẩu trong suốt những năm qua.

Việc ấn định tỷ giá thấp nhằm thúc xuất khẩu đối với Việt Nam là điều không dễ dàng. Trước hết, Việt Nam là nước nhập siêu rất lớn, do đó tỷ giá thấp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhập khẩu nhất là đối với các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Thứ hai, Việt Nam hiện tại chưa có nguồn dự trữ ngoại tệ đủ mạnh để có thể duy trì tỷ giá thấp, chứ chưa nói đếnviệc phá giá đồng nội tệ. Đó là chưa kể tới việc Việt Nam có thể bị trả đũa từ các quốc

gia khác nếu hạ thấp tỷ giá hoặc phá giá đồng tiền. Cách tốt nhất hiện nay là duy trì ổn định tỷ giá Việt Nam đồng và kìm chế lạm phát ở mức vừa phải. Nếu có duy trì tỷ giá thấp để thúc đẩy xuất khẩu, Việt Nam cần cân nhắc kỹ lượng biên độ dao động tỷ giá và thời điểm. Biên độ dao động tỷ giá nên được duy trì vừa phải và chỉ nên duy trì tỷ giá thấp trong ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w