Bài học với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 75 - 87)

IV. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc đối với Việt Nam

4.2.Bài học với các doanh nghiệp

Từ sự thành công của các doanh nghiệp Trung Quốc trong việc sản xuất và bán hàng giá rẻ, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau cho các doanh nghiệp Việt Nam.

- Một là nghiên cứu và tìm hiểu thị trường thật kỹ lưỡng trước khi tiến sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp Trung Quốc ngay từ đầu đã rất quan tâm tới công đoạn nghiên cứu và tìm hiểu thị trường. Họ nghiên cứu một thị trường trên rất nhiều khía cạnh và tiêu thức khác nhau nhằm thu được nhiều thông tin nhất có thể và tìm ra những cơ hội và xác định những thách khi gia nhập thị trường đó. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Trung Quốc thường nghiên cứu rất kỹ pháp luật nước sở tại, các đối thủ cạnh tranh và sản phẩm cạnh tranh. Họ cũng nghiên cứu và phân đoạn thị trường theo rất nhiều tiêu thức, đặc biệt là theo thu nhập và theo văn hóa, truyền thống. Sau khi xác định được các thông tin quan trọng, các doanh nghiệp sẽ xác định được lượng cầu thực sự về hàng hóa của mình và sản xuất mới hiệu quả. Tuy nhiên,không phải thị trường nào cũng chấp nhận hàng hóa giá rẻ và cũng rất nhiều người tiêu dùng luôn quan niệm hàng giá rẻ đồng nghĩa với chất lượng thấp, nên các công ty Trung Quốc biết rằng họ chỉ có thể sản xuất để bán giá rẻ ở đâu và ở đâu thì không.

Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường là khâu yếu đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nó thể hiện trình độ phát triển cũng như định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh trong dài hạn của các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam thường mắc căn bệnh là chỉ muốn sản xuất những cái hiện tại mình có thể sản xuất và chỉ bán những cái mình có, do đó khâu đầu ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là rất bấp bênh. Bên cạnh đó, sự đoàn kết giữa các doanh nghiệp trong nước là chưa chặt chẽ, sự hỗ trợ lẫn nhau chưa hiệu quả và chưa thiết thực. Đó là nguyên nhân làm cho cơ chế trao đổi hỗ trợ thông tin lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, nhất là trong việc tìm hiểu thị trường, không có tác dụng. Rất ít doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng bỏ chi phí công sức ra để nghiên cứu thị trường hay đơn giản chỉ là mua lại thông tin của các hãng điều tra thị trường. Có lẽ trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư nhiều hơn cho việc phát triển chất lượng nhân lực và thay đổi tư duy trong kinh doanh.

- Hai là xây dựng hệ thống phân phối bán hàng hiệu quả nhất cho từng loại thị trường.

Hệ thống phân phối và bán hàng là xương sống của nền ngoại thương Trung Quốc, đặc biệt là với các hoạt động buôn bán hàng hóa giá rẻ. Hàng hóa giá rẻ thường co chất lượng không cao, không có thương hiệu mạnh và không nổi tiếng nên không dễ dàng thâm nhập được vào các thị trường, nhất là các thị trường khó tính. Do đó, muốn bán được hàng giá rẻ, hoặc sản phẩm đó phải do các nhà phân phối bán lẻ có uy tín bán, hoặc các kênh phân phối phải thật hiệu quả để đưa hàng hóa tới tận tay người tiêu dùng. Đó là lý do các công ty Trung Quốc thường rất quan tâm tới các đối tác thương mại của

mình và đặc biệt quan tâm tới quyền lơi của các nhà phân phối và bán lẻ hàng hóa. Điều này không chỉ thể hiện ở chiết khấu thương mại cao mà thực tế các doanh nghiệp Trung Quốc rất thường xuyên tiến hành gặp gỡ đối tác, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của họ để khắc phục những vấn đề cản trở sự hợp tác giữa hai bên.

Đây cũng là điểm yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ trừ một số ít công ty như Kinh Đô hay Vinamilk, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất đều có hệ thống phân phối bán hàng rất kém hiệu quả. Hệ thống phân phối bán hàng của các công ty Việt Nam thường cồng kềnh và bất hợp lý. Nhiều công ty muốn bán sản phẩm phải qua bốn, năm khâu phân phối, gây lãng phí to lớn về thời gian và chi phí. Sự gắn bó giữa các khâu cũng rất lỏng lẻo mà nguyên nhân chính do lợi nhuận thu được từ việc phân phối và bán hàng không cao. Bên cạnh đó, sự cồng kềnh của các khâu này cũng làm cho tính liên kết của toàn hệ thống trở nên kém chặt chẽ. Để hạn chế vấn đề trên,có công ty lại thiết lập hệ thống phân phối bán hàng quá quá đơn giản tới mức bị phụ thuộc rất lớn vào một hay một số kênh, gây nên tình trạng bị động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để khắc phục những vấn đề trên, giải pháp tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam có lẽ là tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ làm công tác thị trường và bán hàng. Một đội ngũ nhân viên làm tốt công tác bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống phân phối bán hàng hiệu quả nhất và phù hợp nhất với điều kiện của mình.

- Ba là xây dựng cơ cấu doanh nghiệp hợp lý, tiết kiệm triệt để chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đã tìm mọi cách giảm giá thành sản phẩm. Trong đó, có một số cách các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi được như cắt giảm tối đã các khoản chi phí phụ trong sản xuất, tiêt kiệm nguyên nhiên liệu, tìm kiếm các nguồn đầu vào sản xuất giá rẻ… tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý rằng giảm giá thành sản phẩm không đồng nghĩa với việc tạo ra các sản phẩm kém chất lượng mà phải là sự cắt giảm chi phí một cách hợp lý.

- Bốn là chú trọng đầu tư cho máy móc và khoa học công nghệ kỹ thuật cũng như đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.

Rất nhiều công ty Trung Quốc hiện đang sản xuất bằng công nghệ mới hiên đại. Họ không ngại khi phải đầu tư một lượng tư bản lớn cho máy móc thiết bị vì họ nhìn trước rằng doanh thu và lợi nhuận sẽ gia tăng khi họ sản xuất được nhiều sản phâm hơn với giá thành hạ hơn.Hiện nay nhiều người Việt Nam vẫn lầm tưởng rằng, lao động Trung Quốc phần lớn không có trình độ chuyên môn và chỉ là lao động phổ thông. Điều này đã thực sự thay đổi trong những năm gần đây, nhiều lao đông Trung Quốc đã được đào tạo lại hoặc tiếp cân với máy móc và khoa học kỹ thuật mới nên trình độ của họ đã tăng nhanh. Trung Quốc chính là một trong 3 nước có năng suất là động tăng cao nhất thế giới trong những năm qua.

Trong điều kiện của mình, các doanh nghiệp Việt Nam khó có khả năng đầu tư cho máy móc và kỹ thuật hiện đại, cũng như không có khả năng tự đào tạo cho nguồn nhân. Giải pháp tốt nhất là tiến hành góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài. Sau một thời gian liên doanh, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tự tách ra sản xuất kinh doanh độc lập. Trường hợp

như các doanh nghiệp của Malaysia là bài học rất thiết thực đối với các công ty Việt Nam.

- Năm là tăng cường hợp tác với các đối tác lớn trong và ngoài nước.

Các sản phẩm giá rẻ thực sự rất khó vươn ra tầm quốc tế vì vấp phải vấn đề thương hiệu và chất lượng, do đó nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã tiến hành hợp tác với các đối tác lớn có tên tuổi ở nước ngoài để dựa vào thương hiệu của họ để dễ tiếp cận khách hàng hơn. Trong những năm gần đây, tình trạng các doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc mua lại hay xin được nhương quyền thương hiệu trở nên rất phổ biến và bằng cách này hàng giá rẻ của Trung Quốc dưới nhiều tên gọi và thương hiệu khác nhau đã dễ dàng được thị trường chấp nhận, nhất là ở thị trường các nước phát triển.

KẾT LUÂ

KẾT LUẬṆN

Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, nền sản xuất Trung Quốc đã thực sự trưởng thành và có những bước phát triển cả về lượng và chất. Hiện nay, lợi thế cạnh tranh lớn nhất của hàng hóa Trung Quốc vẫn là yếu tố giá rẻ và tương lai các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ vấn duy trì lợi thế đó. Chúng ta không thể phủ nhận

được những măt tích cực của hàng giá rẻ như tạo công ăn việc làm chon người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng áp lực buộc các nhà sản xuất khác phải hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa của một bộ phận không nhỏ người dân có thu nhập thấp… Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đang ngày càng vấp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng: chất lượng hàng hóa không bảo đảm, tình trạng bảo hộ thương mại gia tăng ở các nước đối tác với Trung Quốc, và nghiêm trọng nhất là tình trạng tẩy chay và mất niềm tin ở người tiêu dùng. Đó sẽ là những thách thức rất lớn của Trung Quốc trong tiến trình phát triển sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đối với Việt Nam, chúng ta vẫn đang ở trong gia đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đai hóa đất nước. Nhu cầu về vốn cho phát triển là rất lớn và chắc chắn rằng, với tình trạng nền ngoại thương như hiện nay, chúng ta khó mà có thể có những khoản tích lũy lớn cho phát triển kinh tế. Trong khi đó, nền sản xuất nước ta vẫn còn đang trong tình trạng nhỏ bé và lạc hậu về công nghệ. Thiết nghĩ, mô hình sản xuất và bán hàng giá rẻ của Trung Quốc cũng là một hướng đi khả thi mà Việt Nam nên cân nhắc trong những bước đi tới.

***********************************

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS.Đỗ Đức Bình, PGS.TS.Nguyễn Thường Lạng: Giáo trình Kinh tế Quốc tế. Nhà xuất bản Đại Học Kinh tê Quốc dân 2008

2. Amita Batra,Zeba Khan.Revealed comparativeness advantage:An analysis for India and China

3. Brad Setser.The problem with relying on the dollar to produce a real

appreciation in China .July 27, 2009

4. Ben-David, D., H.Nordstrom, and L. Alan Winters, Trade, Income Disparity and Poverty WTO Special Study May.2000.

5. Cheng Zhenghua. Towards the Garment Market of 2000, A Collection of Treatises on Clothing and Accessories in China, 1985-1995, Shanghai Fashion & Accessories Society, Shanghai, April, 1995.

6. Dornbusch, R., S. Fisher, and P. Samuelson (1977), “Comparative

Advantage, Trade, and Payments in a Ricardian Model with a Continuum of Goods,” American Economic Review (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Françoise Lemoine,Deniz Ünal-Kesenci.China in the International Segmentation of Production Processes.2002

8. F. Gerard Adams.Why Is China So Competitive? Measuring and Explaining China’s Competitivenes s. 2004

9. Freese, R. 2001. China’s Construction Market: A New Star in the East.

AgExporter

10. Feenstra R.C., G.H. Hanson.Globalization, Outsourcing, and Wage Inequaliy.1996.

11. Michael Porter. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia. Nhà xuất bản trẻ.2006

12. James Harrigan,Haiyan Deng.China's local comparative advantage. Oct.2008

14. Hans- Rimbert Hemmer, K. Bubl, R. Kruege, H. Marienburg Toàn cầu hóa với các nước đang phát. Bản dịch.Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội, 2002

15. Hildegunn Kyvik Nordås. The Global Textile and Clothing Industry post the Agreement on Textiles and Clothing. World Trade Organization.Geneva, Switzerland

16. Heston, Alan and Summers, Robert. (1996). “International Price and Quantity Comparisons: Potentials and Pitfalls”. American Economic Review,

17. Paul Bingham.Principal, Global Trade and Transportation Practice.Long Beach,Califonia June 2006.

18. Philip Kotler.Bàn về tiếp thị.Nhà xuất bản trẻ 2005

19.Song-Yi Kim,Louis Kuijs.R aw material prices, wages and profitability in China industry.World Bank China Research paper No.8.October 2007

20. SUNG Yun-Wing.Costs and Benefits of Exports-oriented Foreign Investment: The Case of China. Asian Economic Journal2000

21. Rajivnayan R Bajaj. Why Chinese goods are so cheap .Sep.2003

22. Xi Yujun, The Information of Textile Foreign Trade, China Textile News

Publishing House, Sep.2000

23. Ying Fan.The globalisation of Chinese brands.Brunel University, London, UK 2006.

24. Yu Chen.Foreign Direct Investment and Manufacturing Productivity in China.CERDI – Université d’Auvergne.

25.Autralian Industry Report: Car Cost Struture .Dec 2009

26. China’s Productivity Performance and its Impact on Poverty in the Transition Period. CSLS Research Report 2003-07

27. CHINA EU BILATERAL TRADE AND TRADE WITH THE WORLD . EU report Sep.2009

28. Bài giảng chương trình kinh tế Fulbright niên khóa 2006-2008

29. The Development of the China apparel Industry.China Textile University & Harvard Center of Textile and Apparel Research.November 1999

30. Consumer Perception Survey “MADE IN CHINA” May.2007

Một số website

http://www.lantabrand.com http://www.economist.com http://vietchinabusiness.vn http://www.cia.gov http://www.businessweek.com www.economywatch.com http://en.wikipedia.org www.chinaeconomicreview.com www.china-window.com http://www.stats.gov.cn

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ... 1

1/Tính cấp thiết của đề tài ... 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2/Mục đích nghiên cứu đề tài ... 3

3/Đối tượng phạm vi nghiên cứu ... 3

4/Phương pháp nghiên cứu ... 3

5/Kết cấu bài viết ... 3

NỘI DUNG CHÍNH ... 6

I. Tổng quan về thương mại quốc tế và lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia ... 6

1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế ... 6

1.1.1. Khái quát chung về thương mại quốc tế ... 6

Hình 1.1.1.1: Tỷ lệ phần trăm hàng hóa xuất khẩu trong GNP của Hoa kỳ và Thế giới ... 7

Hình1.1.1.2:Tương quan giũa kim ngach xuất nhập khẩu so với GDP Trung Quốc giai đoạn 1978 tới 2006

... 9

Hình 1.1.1.3: Tỷ trọng tổng kim ngạch thương mại một số quốc gia trong thương mại thế giới ... 10

1.1.2. Thương mại đối với các nước đang phát triển ... 11

1.1.3. Thương mại đối với sự phát triển của Trung Quốc ... 13

1.2. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia và áp dụng với trường hợp Trung Quốc ... 17

II. Nguyên nhân giá rẻ của hàng hóa Trung Quốc ... 21

2.1. Mô hình phân tích ... 21

2.2. Nguyên nhân do các yếu tố đầu vào ... 22

2.2.1. Lao động ... 22

Bảng 2.2.1.1: Lương của người lao động trong lĩnh vực sản xuất một số quốc gia năm 2001. ... 25

Đồ thị 2.2.1.2: Lương và năng suất lao động tại một số quốc gia ... 27

Bảng 2.2.1.3 Chi phí nhân công/giờ trong ngành dệt may ở một số quốc gia ... 29

2.2.2. Vốn ... 32

2.2.3. Tài nguyên và các nguyên nhiên vật liệu, phụ kiện đầu vào cho sản xuất ... 34

2.2.4. Công nghệ, kỹ thuật và các yếu tố khác ... 36

2.3. Quá trình sản xuất ... 39

2.4. Quá trình phân phối và bán hàng ... 43

2.5. Tỷ giá ... 45

Hình 2.5.2.Kim nghạch xuất khẩu và thặng dư thương mại Trung Quốc với Hoa Kỳ và tỷ giá CNY/USD

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

... 49

III. Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc ... 50

3.1. Kinh nghiệm tìm kiếm và phân loại thị trường ... 50

3.2. Kinh nghiệm xây dựng hệ thống phân phối bán hàng ... 59

3.3. Kinh nghiệm đối phó với các rào cản thương mại và giải quyết các tranh chấp thương mại ... 64

IV. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc đối với Việt Nam ... 68

4.1. Đối với phía chính phủ ... 68

4.2. Bài học với các doanh nghiệp ... 75

KẾT LUẬN ... 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 80

3.Brad Setser.The problem with relying on the dollar to produce a real appreciation in China .July 27, 2009 ... 81

DANH MỤC ĐỒ THỊ BẢNG BIỂU

LỜI NÓI ĐẦU ... 1

NỘI DUNG CHÍNH ... 6

I. Tổng quan về thương mại quốc tế và lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia ... 6

Hình 1.1.1.1: Tỷ lệ phần trăm hàng hóa xuất khẩu trong GNP của Hoa kỳ và Thế giới ... 7

Hình1.1.1.2:Tương quan giũa kim ngach xuất nhập khẩu so với GDP Trung Quốc giai đoạn 1978 tới 2006

... 9

Hình 1.1.1.3: Tỷ trọng tổng kim ngạch thương mại một số quốc gia trong thương mại thế giới ... 10

II. Nguyên nhân giá rẻ của hàng hóa Trung Quốc ... 21

Bảng 2.2.1.1: Lương của người lao động trong lĩnh vực sản xuất một số quốc gia năm 2001. ... 25

Đồ thị 2.2.1.2: Lương và năng suất lao động tại một số quốc gia ... 27

Bảng 2.2.1.3 Chi phí nhân công/giờ trong ngành dệt may ở một số quốc gia ... 29

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 75 - 87)