Những mặt còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 (Trang 77 - 80)

: Ghi hàng ngày Ghi cuối quý, năm

154- CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG Từ ngày 01/10/2007 đến 31/12/

2.1.2 Những mặt còn tồn tạ

Có thể nói công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là rất khó khăn, phức tạp, đặc biệt đối với đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Bên cạnh những ưu điểm kể trên, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty vẫn còn một số những hạn chế. Để hoàn thiện kế toán chi phí- giá thành Công ty cần khắc phục những điểm chưa hợp lý sau:

* Về chứng từ và kiểm tra chứng từ

Hệ thống chứng từ Công ty sử dụng chưa thống nhất, một số chứng từ đã sử dụng mẫu theo quy định kế toán mới nhất ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 như: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho… Bên cạnh đó Công ty vẫn còn sử dụng những chứng từ theo mẫu cũ như: Giấy đề nghị tạm ứng theo QĐ số 186-TC/QĐ/CĐKT ngày 14 tháng 3 năm 1995. Tuy nhiên, đây cũng là điểm tồn tại ở hầu hết các doanh nghiệp do những quy định, chế độ kế toán thường xuyên sửa đổi, bổ sung, nhiều doanh nghiệp chưa kịp thay đổi trong thời gian ngắn. Công ty nên nhanh chóng hợp thức hóa hệ thống chứng từ theo quy định hiện hành trong thời gian sớm nhất có thể.

Do Công ty giao khoán cho các đơn vị nên những chứng từ nghiệp vụ phát sinh trong quý sẽ do đơn vị kiểm soát và quản lý. Cuối quý, những chứng từ

này mới được tập hợp thành bộ theo từng đơn vị khoán và từng quý gửi lên phòng Kế toán công ty để tiến hành kiểm tra. Công tác này vừa tạo ra công việc dồn vào cuối quý cho phòng kế toán, vừa không phát hiện được ngay và xử lý kịp thời những sai sót tại các đơn vị nếu có.

* Về tài khoản, sổ sách sử dụng

Công ty không mở sổ chi tiết cho từng công trình trên các TK 621, 623, 627 mà chỉ mở trên tài khoản 154. Do đó, đối với các khoản chi phí trực tiếp phát sinh cho từng đối tượng, kế toán xử lý hạch toán chung cho các đối tượng hoặc thẳng vào TK 154 là chưa hợp lý, chưa đúng với chế độ, hơn nữa gây khó khăn cho công tác quản lý chi phí trong kỳ. Chẳng hạn như muốn xác định chi phí NVLTT đã phát sinh tại một thời điểm trong quý, kế toán phải lấy số liệu trên cả hai sổ là sổ chi tiết TK 154 và sổ chi tiết TK 621.

Để hạch toán tổng hợp, công ty sử dụng hình thức sổ Nhật ký chung. Tuy nhiên mẫu sổ NKC của công ty chưa đúng với mẫu quy định hiện hành, điều đó gây khó khăn cho công tác xử lý số liệu cũng như kiểm tra đối chiếu trong kỳ.

* Công tác hạch toán các khoản mục chi phí - Về chi phí NVLTT

Theo cơ chế khoán nội bộ của Công ty, Công ty giao cho các đơn vị tự mua sắm vật tư, thiết bị cần thiết. Nhưng việc kiểm tra, kiểm soát các hóa đơn, chứng từ lại không được thực hiện thường xuyên trong quý sẽ dễ dẫn đến những bất cập về vấn đề giá cả, nguồn cung cấp.

Những nguyên vật liệu mua về ở các đơn vị thường được kế toán hạch toán xuất dùng ngay trong kỳ thông qua Phiếu nhập kho xuất thẳng. Điều này là chưa hợp lý ở chỗ, có vật tư mua về không được sử dụng ngay mà vẫn được tạm thời nhập trong kho, vài ngày sau mới xuất ra sử dụng nhưng lại không được phản ánh trên Thẻ kho, gây khó khăn cho công tác quản lý kho

vật tư thiết bị. Mặt khác, số vật tư mua về xuất thẳng có thể cuối kỳ vẫn chưa dùng hết mà để kỳ sau tiếp tục sử dụng nhưng lại được kế toán phản ánh toàn bộ giá trị vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, dẫn tới việc tính toán chi phí sản xuất phát sinh cho những công trình trong kỳ chưa được chính xác.

Toàn bộ nguyên vật liệu xuất kho sử dụng trong kỳ, bao gồm cả vật liệu sử dụng cho máy thi công và vật liệu dùng trong sản xuất chung đều được kế toán hạch toán vào khoản mục chi phí NVLTT, điều này không làm thay đổi tổng chi phí phát sinh trong kỳ nhưng sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu các khoản mục chi phí trong chi phí sản xuất.

- Chi phí NCTT

Chi phí NCTT của Công ty ngoài việc phản ánh các khoản phải trả nhân viên trực tiếp sản xuất (trực tiếp đi khảo sát, thiết kế , giám sát thi công..), còn bao gồm cả tiền lương của công nhân sử dụng máy thi công. Theo quy định thì khoản này phải được hạch toán vào chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết TK 623xx1). Điều này làm cho chi phí NCTT tăng và chi phí sử dụng máy thi công giảm, không phản ánh đúng thực tế phát sinh của từng khoản mục.

Bên cạnh đó, trong hạch toán tiền lương, kế toán không trích trước tiền lương nghỉ phép của nhân viên, trong khi nhân viên của Công ty nghỉ phép không đều đặn, điều này dễ dẫn đến tình trạng đột biến chi phí, làm cho tổng chi phí và giá thành không chính xác.

- Chi phí sử dụng máy thi công

Hiện nay, khoản mục này chỉ được kế toán sử dụng để phản ánh khấu hao máy thi công, mà không hạch toán các khoản liên quan khác đến máy thi công như: chi phí nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sửa chữa, dịch vụ mua ngoài… Hơn nữa việc sử dụng hay không sử dụng khoản mục này cũng chưa

thống nhất toàn Công, có đơn vị không hạch toán chi chi phí khấu hao máy thi công vào TK 623, mà hạch toán vào TK 627. Điều này dẫn đến việc hạch toán lẫn chi phí sử dụng máy thi công với các khoản mục chi phí khác, gây khó khăn cho việc theo dõi tình hình sử dụng máy và công tác quản lý, việc tập hợp số liệu toàn Công ty theo từng khoản mục cũng không chính xác.

- Chi phí sản xuất chung

Như đã nói ở trên, ngoài các khoản mục Công ty hạch toán đúng vào chi phí SXC, thì có một số khoản mục chưa được phản ánh như: chi phí nguyên vật liệu, mà được hạch toán luôn vào khoản mục chi phí NVLTT, ngoài ra chi phí SXC còn bao gồm một số khoản chi phí của máy thi công (công cụ dụng cụ, sửa chữa, mua ngoài…)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w