Ảnh hưởng pH của dung dịch đệm điện d

Một phần của tài liệu Tách và xác định β-Lactam trong đối tượng sinh học bằng phương pháp điện di mao quản (Trang 31 - 34)

µEOF = (L.l)/ t0 V= 64 5 56/ t0

3.1.5.Ảnh hưởng pH của dung dịch đệm điện d

Ảnh hưởng pH trong dung dịch đệm điện di được khảo sát với dung dịch điện di chứa:

- 7 chất kháng sinh β-Lactam cùng nồng độ 5 mg/l, 25 mM đệm Borat + 100 mM SDS - Thế điện di 20kV, bơm mẫu áp suất 50mbar, thời gian bơm mẫu 8s, nhiệt độ mao quản

280C

Hình 3.2 Sắc đồ điện di của β-Lactamở pH 8.25; 8.0; 7.75; 7.5

Bảng 3.1 Khảo sát ảnh hưởng của pH đến thời gian di chuyển của β-Lactam

pH Thời gian di chuyển của β-Lactam (phút)

t0 AMO CEP AMP PENG OXA CEF CLO

8.25 5.47 8.38 9.37 9.48 10.83 11.78 12.404 13.44

8.0 5.58 8.35 9.95 10.12 11.11 12.09 12.74 13.08

7.75 5.67 8.34 10.62 10.88 11.41 12.37 12.84 13.32

7.5 5.83 8.41 11.43 11.87 12.36 13.05 14.11 14.43

Hình 3.3. Ảnh hưởng pH dung dịch đệm điện di đến độ điện di hiệu dụng của β-Lactam

1 1.5 2 2.5 3 3.5 7.5 7.75 8 8.25 pH AMO CEP AMP PENG OXA CEF CLO

Vì mao quản được sử dụng là mao quản thủy tinh silic. Khi cho mao quản silic không phủ tiếp xúc với dung dịch đệm có pH từ 7.5 đến 8.25 (>4), bề mặt mao quản tích điện âm nguyên nhân là do các nhóm silanol trên bề mặt mao quản phân ly proton, làm

bề mặt mao quản mang tính âm điện (anionic), thì dòng EOF thường hướng theo phương từ anốt (cực dương) về phía catốt (cực âm). Khi có thêm chất hoạt động bề mặt SDS – dạng anionic, hình thành các Mixen. Các Mixen sẽ di chuyển về phía anốt (cực dương) nghĩa là ngược chiều với hướng của dòng EOF. Do từng tính chất riêng của các β- Lactam chúng phân bố vào Mixen khác nhau với hệ số phân bố khác nhau. Khi chất phân tích bám vào Mixen, chúng di chuyển cùng tốc độ Mixen, khi không bám vào Mixen, chúng di chuyển cùng tốc độ dòng điện di thẩm thấu. Kết quả là trong dòng EOF về phía cực âm là các phân tử trung hòa và các ion mang điện tích âm. Mixen và dòng EOF di chuyển khác tốc độ. Do hệ số phân bố vào Mixen khác nhau dẫn tới di chuyển tới cực âm với tốc độ khác nhau, tách khỏi nhau.

Khi điện di ở pH từ 7.5 đến 8.25 làm cho dòng EOF và độ điện di µef của chất

tan bị thay đổi theo. Trong dung dịch với gía trị pH cao hơn hay thấp hơn giá trị pI ( độ ion hóa) sẽ làm thay đổi điện tích của các chất tan. Nghĩa là khi thay đổi pH sẽ làm thay đổi chất tan bị dương điện hơn hay âm điện hơn hoặc ngược lại. Kết quả sẽ làm cho

dòng EOF và độ điện di µef của chất tan cũng bị thay đổi theo. Điện di ở pH cao hơn giá

trị pI (pI = -log I và I: độ ion hóa) làm cho chất tan có điện tích âm và nó sẽ di chuyển về phía anốt (đầu cực dương) chậm hơn dòng EOF. Như vậy cùng với tác dụng làm thay đổi điện tích của chất tan, sự thay đổi pH của dung dịch đệm điện di cũng làm thay đổi cả tốc độ của dòng EOF.

Hơn nữa khi pH thay đổi nó cũng sẽ làm thay đổi sự tích điện của thành mao quản. Vì khi pH của pha động điện di thay đổi, sẽ làm thay đổi quá trình de-hydro, tách ion H trong nhóm –OH trên thành mao quản. Tức là làm thay đối lớp điện kép và thế Zêta. Qua đó mà tác động hay làm ảnh hưởng đến sự điện di của chất.

Từ hình 3.3, ở pH =7.5 đến 8.25 độ điện di của PENG, OXA, CEF hầu như không bị ảnh hưởng. Đối với CLO độ điện di ko đổi pH 7.5 đến 8, đến pH 8.25 độ điện di cao hơn.

Với CEP, AMP độ điện di thấp dần khi tăng dần gía trị pH, tại pH = 8.25 và 8.0 chân pic của CEP và AMP chưa tách ra được khỏi nhau.

Nhận thấy càng tăng pH thì khả năng tách càng kém, thời gian di chuyển ngắn hơn và pic nhọn hơn. Ảnh hưởng này thể hiện rõ nhất ở AMP và CEP. Từ nghiên cứu, chũng tôi chọn pH =7.75 tốt nhất để tách các β-Lactam trong những nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Tách và xác định β-Lactam trong đối tượng sinh học bằng phương pháp điện di mao quản (Trang 31 - 34)