Ch−ơng trình phát triển thuỷ điện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ và thiết bị để khai thác & sử dụng các loại năng lượng (Trang 54 - 59)

8. Hệ thống sông Đồng Nai: Là hệ thống sông lớn thứ 2 của n−ớc ta sau hệ thống sông Hồng, trữ năng thuỷ điện lý thuyết của hệ thống sông Đồng Nai chiếm khoảng

1.2. Ch−ơng trình phát triển thuỷ điện.

Qua sản l−ợng điện của các nhà máy thuỷ điện, ta nhận thấy tiềm năng phát triển thuỷ điện còn rất lớn. Hiện nay, trung bình hàng năm, toàn bộ các nhà máy thuỷ điện vừa và lớn của n−ớc ta mới chỉ khai thác đ−ợc khoảng 22% trữ năng kinh tế kỹ thuật loại vừa và lớn về điện l−ợng và khoảng 23,4% nguồn trữ năng này về công suất lắp máy. Nếu so với trữ năng lý thuyết thì các tỉ lệ khai thác còn thấp hơn rất nhiều, chỉ vào khoảng 7,4% về điện l−ợng và 14,9% về công suất. Do đó, phát triển các nhà máy thuỷ điện để tận dụng khai thác nguồn năng l−ợng sạch, giá thành rẻ vẫn tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong chiến l−ợc năng l−ợng quốc gia ít nhất cũng trong vòng hai chục năm tới.

Theo dự báo của Điện lực Việt Nam nêu trong Tổng sơ đồ 5 (đã hiệu chỉnh), nhu cầu điện của các ngành kinh tế có xét triển vọng phát triển điện đến năm 2020 đ−ợc −ớc tính nh− trong bảng 34.

Bảng 34 . Nhu cầu điện giai đoạn 2000 - 2010 - 2020 (kịch bản cơ sở)

2000 2005 2010 2020 Ngành Ngành

Gwh % Gwh % Gwh % Gwh %

Công nghiệp & XD 9088 40,6 21951 48,4 43030 51,9 113590 63,7

Nông nghiệp 428 1,9 630 1,4 910 1,1 1152 0,6

Quản lý & tiêu dùng 10986 49 18606 41,3 31982 38,5 48315 27,1

Th−ơng nghiệp 1084 4,8 2227 4,9 4308 5,2 9112 5,1

Hoạt động khác 811 3,6 1627 3,6 2754 3,3 6250 3,5

Tổng điện sản xuất 26594 53438 96125 201367

BQ đầu ng−ời (Kwh/n) 341 636 1064 1977

Nguồn : Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam, 8/2002, [3].

Bảng 35. Điện sản xuất và năng l−ợng, nhiên liệu sơ cấp giai đoạn 2001 - 2020 (Phụ tải cơ sở) TT Loại 2001 2003 2005 2008 2010 2020 Gwh 1 Thuỷ điện 18003 17883 18451 24138 32178 56511 2 Nhập khẩu 434 434 16479

3 Nhiệt điện than 3218 6520 8408 14958 21771 36015 4 Nhiệt điện khí - dầu 9382 15926 26580 36175 41742 78711

5 Điện nguyên tử 13651

Tổng 30603 40329 53438 75705 96125 201367

%

1 Thuỷ điện 58,8 44,3 34,5 31,9 33,5 28,1

2 Nhập khẩu 0,6 0,5 8,2

3 Nhiệt điện than 10,5 16,2 15,7 19,8 22,6 17,9

4 Nhiệt điện khí - dầu 30,7 39,5 49,7 47,8 43,4 39,1

5 Điện nguyên tử 6,8

Nguồn : Tổng sơ đồ phát triển Điện lực Việt Nam, 10/2002, [4].

Công suất các nguồn điện trong giai đoạn 2001 - 2020 đ−ợc trình bày trong bảng 36. Bảng 36. Công suất các nguồn điện giai đoạn 2001 - 2020 (Phụ tải cơ sở).

TT Loại 2001 2003 2005 2008 2010 2020

Công suất (MW)

1 Thuỷ điện 3830 4141 4401 6069 7882 13977

2 Thuỷ điện tích năng 1000

3 Điện nhập khẩu 100 100 4000

4 Nhiệt điện than 600 1100 1900 3400 4300 6700

5 Nhiệt điện khí - dầu 2332 3905 5693 6458 7808 13768

6 Điện nguyên tử 2000

Tổng CS nguồn 6762 9146 11994 16027 20090 2000

Tỉ lệ công suất (%)

1 Thuỷ điện 56,6 45,3 36,7 37,9 39,2 33,7

2 Thuỷ điện tích năng 2,4

3 Nhập khẩu 0,6 0,5 9,7

4 Nhiệt điện than 8,9 12,0 15,8 21,2 21,4 16,2

5 Nhiệt điện khí - dầu 34,5 42,7 47,5 40,3 38,9 33,2

Để đảm bảo cung cấp đủ điện theo các dự báo nhu cầu tiêu thụ điện nh− trên, cần phải phát triển thêm nhiều nguồn điện. Nếu tính giai đoạn từ 2002 đến 2010 cần phải xây dựng mới và mở rộng 35 nhà máy điện với tổng công suất khoảng 11200 MW trong đó có 22 nhà máy thuỷ điện, tổng công suất khoảng 3800 MW.

Đến năm 2020 sẽ xây dựng thêm 16 nhà máy thuỷ điện và thuỷ điện tích năng cùng với việc hoàn thành 3 nhà máy thuỷ điện ở giai đoạn tr−ớc, tổng công suất đạt khoảng 7230 MW.

Một số nhà máy thuỷ điện chính xây dựng trong giai đoạn 2001 - 2010 đ−ợc mô tả tóm tắt nh− sau:

- Thuỷ điện Na Hang (Tuyên Quang) nằm trên sông Gâm thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang, công suất lắp máy 342 MW, sản l−ợng điện khoảng 1300Gwh/năm. Công trình do Tổng công ty sông Đà thi công, dự kiến tổ máy số 1 phát điện vào năm 2006.

- Cụm công trình Bản Chác - Huội Quảng: Thuỷ điện Huội Quảng và Bản Chác đều nằm trên dòng chính Nậm Mu của sông Đà. Huội Quảng có công suất lắp đặt 460 MW, điện năng trung bình 1700 Gwh/năm, còn Bản Chác có công suất 200 MW và điện năng trung bình 750 Gwh/năm. Thuỷ điện Huội Quảng gần nh− không có hồ điều tiết. Hồ chứa của bản Chác sẽ là hồ điều tiết chung của hai nhà máy này. Dự kiến thuỷ điện hồ Bản Chác đ−a vào vận hành năm 2010, và Huội Quảng vận hành năm 2011-2012 (theo ph−ơng án phụ tải cơ sở của tổng sơ đồ V).

- Thuỷ điện Cửa Đạt trên sông Chu, công suất lắp đặt 97 MW, điện l−ợng trung bình 391 Gwh/năm. Đây là công trình có hiệu ích tổng hợp, dự kiến hoàn thành năm 2008.

- Thuỷ điện Bản Lả trên sông Cả thuộc tỉnh Nghệ An có quy mô công suất là 300MW, điện l−ợng 1055 Gwh/năm, dự kiến đ−a vào vận hành cuối năm 2008. - Thuỷ điện Rào Quán trên sông Thạch Hãn thuộc huyện H−ớng Hoá, Quảng Trị, công suất lắp máy 70 MW, sản l−ợng điện 265 Gwh/năm. Đây cũng là một công trình có hiệu ích tổng hợp, khai thác nguồn n−ớc sông Thạch Hãn để cung cấp n−ớc t−ới và phát điện, dự kiến hoàn thành vào năm 2007.

- Thuỷ điện A V−ơng trên địa bàn hai huyện Hiên và Giằng tỉnh Quảng Nam thuộc hệ thống sông Vũ Gia - Thu Bồn. Nhà máy có công suất khoảng 170MW, sản l−ợng điện 760 Gwh/năm, dự kiến đ−a vào vận hành năm 2007 - 2008. - Thuỷ điện Sông Kôn nằm trong cụm công trình A V−ơng-sông Kôn, công suất 70MW, sản l−ợng điện 240 Gwh/năm, dự kiến vận hành năm 2010.

- Thuỷ điện sông Tranh 2 trên sông Tranh th−ợng nguồn sông Thu Bồn trên địa bàn huyện Trà Mi, tỉnh Quảng Nam, quy mô công suất khoảng 200 MW, sản l−ợng điện 555Gwh/năm, dự kiến hoàn thành xây dựng vào cuối năm 2009. - Thuỷ điện Đak My 4 cũng nằm trên sông Tranh, công suất 200MW, sản l−ợng điện 817 Gwh/năm, dự kiến vận hành năm 2010 - 2011.

- Thuỷ điện Đak Drinh trên sông Trà Khúc, tỉnh Qủng Ngãi, công suất 97MW, sản l−ợng điện 444 Gwh/năm, dự kiến vận hành năm 2010-2011.

- Thuỷ điện Sê San 3 trên sông Sê San thuộc địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, công suất lắp máy 260MW, sản l−ợng điện khoảng 1127Gwh/năm. Hiện công trình đã đ−ợc khởi công, dự kiến đ−a vào vận hành vào các năm 2005 - 2006. - Thuỷ điện Sê San 4 nằm trên bậc thang dòng Sê San, công suất lắp máy 330 MW, sản l−ợng điện khoảng 1300 Gwh/năm. Đây là công trình liên doanh của Điện lực Việt Nam với một số công ty trong n−ớc. Công trình dự kiến đ−a tổ máy đầu vào vận hành năm 2010.

- Thuỷ điện PleiKrông nằm trên sông Krông Pô Kô là một trong hai nhánh chính của sông Sê San. Công trình có công suất lắp máy 100 MW (trong NCKT có công suất là 110 MW, nh−ng trong TKKT đã điều chỉnh lại còn 100 MW), sản l−ợng điện khoảng 510 Gwh/năm. Với dung tích hồ lớn, có khả năng điều tiết nhiều năm, công trình Plei Krông còn có hiệu ích làm tăng công suất bảo đảm và điện năng cho các công trình ở bậc thang bên d−ới nh− Yaly, Sê San 3, Sê San 4. Công trình đã đ−ợc khởi công từ tháng 10 năm 2003 và dự kiến vận hành năm 2008.

- Thuỷ điện Buôn K−ớp là một công trình của bậc thang thuỷ điện trên sông Sê rê Pôk thuộc tỉnh Đak Lắc, công suất lắp máy khoảng 280 MW, sản l−ợng điện

- Thuỷ điện An Khê - Kanak là công trình nằm ở đầu bậc thang thuỷ điện sông Ba gồm hai hồ là hồ Kanak ở phía th−ợng l−u và hồ An Khê. Nhà máy có công suất lắp máy 163 MW, sản l−ợng điện 700 Gwh/năm, dự kiến đi vào hoạt động năm 2009.

- Thuỷ điện sông Ba Hạ nằm ở phía hạ l−u sông Ba thuộc tỉnh Phú Yên, nằm giữa huyện Sông Hinh và huyện Sơn Hoà. Đây là công trình thuỷ điện cột n−ớc thấp (50 - 60)m, công suất lắp máy khoảng 250 MW, sản l−ợng điện 1044 Gwh/năm, dự kiến vận hành vào năm 2010.

- Thuỷ điện Đồng Nai 3 và 4 là một cụm công trình thuỷ điện nằm trên sông Đồng Nai thuộc bậc thang trung l−u trong sơ đồ khai thác tổng hợp sông Đồng Nai. Công trình Đồng Nai 3 nằm trên địa bàn các huyện Di Linh và Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Công trình Đồng Nai 4 thuộc huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) và huyện Đak Nông (Đak Lắc). Cụm công trình có tổng công suất lắp máy 510 MW, tổng sản l−ợng điện đạt khoảng 1700 Gwh/năm, dự kiến hoàn thành vào năm 2009.

- Thuỷ điện Sơn La: Đây là công trình thuỷ điện có tầm quan trọng đặc biệt trong cán cân năng l−ợng n−ớc ta. Công trình có hiệu quả kinh tế tổng hợp cao không những về phát điện mà còn góp phần phòng lũ chủ động cho hạ du nhất là thủ đô Hà Nội. Đến nay, Quốc hội và Chính phủ đã quyết định quy mô của công trình ở mực n−ớc dâng bình th−ờng 215m, công suất lắp máy 2400 MW, sản l−ợng điện khoảng 9300Gwh/năm. Công trình có thể khởi công xây dựng vào năm 2005, tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2012.

Danh mục đầy đủ các công trình thuỷ điện dự kiến xây dựng theo tổng sơ đồ V trong các giai đoạn 2001 - 2020 và tiến độ xây dựng đ−ợc tập hợp trong Phụ Lục 2.

Sau khi xem xét thẩm định Qui hoạch phát triển Điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 có xét triển vọng đến năm 2020 do Bộ Công Nghiệp đề nghị nh− đã tóm tắt ở trên, Thủ t−ớng Chính phủ trong quyết định số 40/2003/QĐ-TTG, ngày 21/3/2003 đã hiệu chỉnh một số nội dung quan trọng của Quy hoạch phát triển Điện lực (gọi tắt là quy hoạch điện V hiệu chỉnh), [5]:

-Về nhu cầu phụ tải : Điện l−ợng cần đạt năm 2005 là 48500 ữ53000 Gwh/năm, năm 2010 là 88500 ữ93000 Gwh/năm, có thấp hơn so với dự kiến nhu cầu phụ tải của Bộ Công Nghiệp nh− đã nêu ở bảng 34 (năm 2005 là 53438 Gwh, năm 2010 là 96125 Gwh).

- Về phát triển nguồn điện : đã hiệu chỉnh lại số l−ợng và danh mục các công trình nguồn điện với tổng số các nhà máy điện (thuỷ điện và nhiệt điện) cần hoàn thành đ−a vào giai đoạn 2001 - 2010 là 62 công trình, tổng công suất lắp máy là 13229 MW, trong đó số công trình thuỷ điện là 44 nhà máy (so với 22 nhà máy theo Tổng sơ đồ V), tổng công suất của các nguồn thuỷ điện mới sẽ đạt tới là 5149 MW. Danh mục đầy đủ các công trình nguồn thuỷ điện cần phát triển trong giai đoạn 2001- 2010 theo Quyết định 40/2003/TTG của Thủ t−ớng Chính phủ đ−ợc nêu trong Phụ Lục 1.

Một đổi mới quan trọng trong chính sách đầu t− điện lực của n−ớc ta hiện nay là chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng các công trình nguồn điện và l−ới điện phân phối theo nhiều hình thức đầu t− đa dạng nh− nhà máy điện độc lập (IPP), hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), liên doanh, công ty cổ phần trong đó Tổng công ty nhà n−ớc giữ cổ phần chi phối đối với các dự án thuỷ điện có công suất khoảng 100 MW, [5]. Với sự đổi mới này, nguồn vốn đầu t− của các doanh nghiệp ngoài Tổng công ty Điện Lực Việt Nam (EVN) đã chiếm một thành phần quan trọng : trong số 44 nhà máy thuỷ điện dự kiến xây dựng trong giai đoạn 2001 - 2010, đã có tới 24 công trình do các doanh nghiệp ngoài EVN làm chủ đầu t−, chiếm tỉ trọng 54,5% với tổng công suất 1001 MW chiếm 19,4% tổng công suất của toàn bộ các nhà máy thuỷ điện dự kiến.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ và thiết bị để khai thác & sử dụng các loại năng lượng (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)