Nhu cầu phát triển thuỷ điện nhỏ ởn −ớc ta.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ và thiết bị để khai thác & sử dụng các loại năng lượng (Trang 60 - 65)

8. Hệ thống sông Đồng Nai: Là hệ thống sông lớn thứ 2 của n−ớc ta sau hệ thống sông Hồng, trữ năng thuỷ điện lý thuyết của hệ thống sông Đồng Nai chiếm khoảng

2.1. Nhu cầu phát triển thuỷ điện nhỏ ởn −ớc ta.

Miền núi Việt Nam với diện tích tự nhiên rộng lớn chiếm tới 3/4 lãnh thổ quốc gia là một địa bàn có tầm quan trọng chiến l−ợc về chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Đây là một vùng có tính đa dạng cao về địa hình và sinh thái, là nơi chứa đựng phần lớn tài nguyên lâm nghiệp, khoáng sản và năng l−ợng có giá trị nhất của đất n−ớc. Tuy có nhiều nguồn tài nguyên phong phú nh−ng miền núi n−ớc ta đặc biệt là

miền núi phía Bắc cũng là vùng gặp nhiều khó khăn về kinh tế, đời sống với mức thu nhập bình quân đầu ng−ời thấp nhất, tỉ lệ đói nghèo cao nhất so với cả n−ớc.

Phát triển kinh tế, xã hội miền núi nhằm phát huy những tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên năng l−ợng, rừng, khoáng sản và tiềm năng con ng−ời trong khu vực, từng b−ớc cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ môi tr−ờng sinh thái, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, luôn đ−ợc coi là một nhiệm vụ chiến l−ợc trong toàn bộ chính sách kinh tế, xã hội n−ớc ta.

Cho đến nay, cơ hội tiếp cận dịch vụ cấp điện còn rất hạn chế của ng−ời dân miền núi là một trở ngại trong việc thực hiện các ch−ơng trình kinh tế xã hội, nâng cao dân trí cho cộng đồng các dân tộc ít ng−ời. Vì vậy, phát triển điện khí hoá nông thôn miền núi là một nội dung quan trọng trong chiến l−ợc tổng thể của Nhà n−ớc ta để giảm đói nghèo ở nông thôn miền núi và đảm bảo sự phát triển công bằng xã hội. Các mục tiêu và tiêu chuẩn cấp điện cho nông thôn đến cuối năm 2002 đã đ−ợc quy định trong Nghị định của Thủ t−ớng Chính phủ ngày 13-2-1999, [1], theo đó 80% số xã trong đó có 60% số hộ nông dân có điện sinh hoạt và sản xuất. Nhờ nỗ lực của ngành Điện và chính quyền các địa ph−ơng trong phát triển l−ới điện quốc gia tới các vùng nông thôn, các mục tiêu của Nghị định 22 đã đ−ợc hoàn thành v−ợt mức thời gian. Theo thống kê của Điện lực Việt Nam về tình hình cấp điện cho nông thôn (xem Phụ lục 4), tính đến 12 năm 2000 đã có:

- 7320 xã trong tổng số 8930 xã đ−ợc cấp điện từ điện l−ới đạt tỉ lệ 82%, v−ợt mức kế hoạch 2%.

- 9 414 735 hộ nông dân trong tổng số 12.817.743 hộ nông thôn đã có điện từ điện l−ới, đạt tỉ lệ 73,5%, v−ợt mức của Nghị định 22 là 13,5%.

Nh−ng cũng cần l−u ý rằng số liệu thống kê ở trên là kết quả cấp điện trung bình cho toàn khu vực nông thôn trong cả n−ớc. Nó không phản ánh đ−ợc chân thật mức độ cấp điện còn rất hạn chế của khu vực nông thôn miền núi, những vùng th−ờng có các chỉ tiêu kinh tế xã hội thấp hơn nhiều so với mực trung bình. Sự chênh lệch cấp điện rất lớn giữa các vùng nông thôn khác nhau đ−ợc thể hiện qua tổng hợp tình hình cấp điện nông thôn đ−ợc phân tích theo vùng miền núi, vùng đồng bằng trình bày trong

Bảng 37. Tổng hợp cấp điện theo vùng nông thôn. Xã Hộ TT Vùng Tổng số Có điện Tỉ lệ có điện (%) Tổng số Có điện Tỉ lệ có điện (%) I Miền Bắc

Miền núi và trung du (1) 2132 1092 50,0 1458380 721778 79,9

Các tỉnh đồng bằng (2) 3098 2892 93,3 4554160 4264247 93,6 TP Hà Nội + H. Phòng 292 289 99,0 510064 503723 98,8 II Miền Trung Duyên hải (3) 1068 900 84,0 1556856 1143458 73,4 Tây Nguyên (4) 392 271 69,0 597946 269828 45,1 III Nam Bộ

Miền Đông Nam Bộ (5) 496 482 97,2 900192 5562191 61,8

Đồng bằng Cửu Long(6) 1201 1193 99,3 2715773 1558923 57,4

Đồng Nai 140 140 100 323279 211507 92,0

Cộng 8930 7320 82 12817743 9414735 73,5

Nguồn : Điện Lực Việt Nam, [14].

(1):Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hoà Bình, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn.

(2):Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, H−ng Yên, Hà Tây, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

(3): TP Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà.

(4):Gia Lai, Đak Lắc, Kon Tum.

(5):Ninh Thuận, Bình Định, Lâm Đồng, Bình D−ơng, Bình Ph−ớc, Tây Ninh, Bà Rịa, Vũng Tầu.

(6):Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

Bảng thống kê trên cho thấy trong các tỉnh miền núi phía Bắc, số xã có điện l−ới chỉ đạt tỉ lệ 50% so với tỉ lệ 93,3% của nông thôn vùng đồng bằng. Tình hình cũng t−ơng tự đối với Tây Nguyên và khu vực miền núi Bắc Trung Bộ. Đặc biệt một số tỉnh miền núi có tỉ lệ cấp điện rất thấp, nh− ở tỉnh Lai Châu số xã có điện l−ới chỉ đạt 12%. Tỉ lệ này là 25% ở Hà Giang, và 32% ở các tỉnh Sơn La, Lào Cai (Phụ lục 4).

Tuy ngành điện đã thực hiện thành công các mục tiêu cấp điện từ l−ới điện quốc gia của đề án điện nông thôn đ−ợc quy định trong Nghị định 22 của Thủ t−ớng Chính phủ nh−ng vẫn còn 1610 xã và hơn 3,4 triệu hộ nông dân không có điện ít nhất cho đến sau năm 2005. Các xã, các hộ ch−a đ−ợc h−ởng l−ới điện quốc gia lại tập trung chủ yếu trong các vùng miền núi, vùng xa, địa hình hiểm trở, cơ sở hạ tầng thấp kém, dân c−

th−a thớt, phân tán. Nh− Nghị Định 22 đã chỉ rõ, việc cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa, miền núi không thể chỉ dựa đơn thuần vào l−ới điện quốc gia mà phải kết hợp phát triển các nguồn điện tại chỗ từ năng l−ợng tái tạo đặc biệt là nguồn thuỷ điện nhỏ. Cần phải thực hiện tốt ph−ơng châm Nhà n−ớc và nhân dân, Trung −ơng và địa ph−ơng cùng làm để huy động và kết hợp đ−ợc nhiều nguồn vốn.

Với sự giúp đỡ của các Tổ chức quốc tế nh− Ngân hàng thế giới (WB) và Cơ Quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Điện Lực Việt Nam đã xây dựng Dự án cấp điện từ nguồn năng l−ợng tái tạo ch7320 xã nằm ngoài điện l−ới quốc gia trong giai đoạn 2000 - 2005 và 2005 - 2010. Phân bố các xã thuộc phạm vi Dự án trong các tỉnh đ−ợc tóm tắt trong bảng 38.

Bảng 38. Tổng hợp các xã thuộc Dự án cấp điện bằng năng l−ợng tái tạo

Số xã thuộc Dự án STT Tỉnh Tổng số Số xã thuộc CT 135 Số hộ Số ng−ời 1 Hà Giang 32 30 14769 91264 2 Cao Bằng 27 25 72302 11498 3 Lào Cai 20 20 5951 40768 4 Lạng Sơn 14 14 5152 32556 5 Tuyên Quang 4 4 964 6174 6 Yên Bái 11 10 3621 22942 7 Thái Nguyên 1 1 609 2325 8 Quảng Ninh 27 12 8443 44534 9 Lai Châu 49 46 22003 137058 10 Sơn La 30 20 14356 100210 11 Thanh Hoá 32 29 19059 103715 12 Nghệ An 37 37 14607 101077 13 Quảng Bình 2 2 1373 7933 14 Quảng Trị 10 10 2631 14963 15 Quảng Nam 11 10 3372 19470 16 Kon Tum 7 2 3225 15383 17 Gia Lai 6 5 5595 31583 Cộng 320 284 140114 861164

Nguồn: -Viện Năng L−ợng (Điện Lực Việt Nam), [14]. - Ngân hàng Thế Giới (cơ sở số liệu REAP), [24]. - Tổ chức JICA, [30].

Phần lớn các xã thuộc Dự án đều có điều kiện thuận lợi phát triển các nguồn thuỷ điện nhỏ và các nguồn năng l−ợng tái tạo khác sẵn có tại địa ph−ơng để cấp điện cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Những tiềm năng này nếu đ−ợc khai thác sử dụng tốt để kết hợp hỗ trợ cho l−ới điện quốc gia sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời góp phần nhanh chóng cải thiện đời sống của nhân dân trong khu vực Dự án.

Nhu cầu phát triển TĐN cũng nh− lợi ích kinh tế xã hội và bảo vệ môi tr−ờng sinh thái mà nguồn năng l−ợng tái tạo này đem lại cho ng−ời dân miền núi, vùng sâu, vùng xa đã đ−ợc khẳng định một cách thuyết phục qua những kinh nghiệm và thành công nổi bật của nhiều n−ớc trên thế giới.

Trung Quốc: Trung Quốc có một lịch sử lâu đời trong việc sử dụng năng

l−ợng tái tạo phục vụ cho phát triển nông thôn miền núi và đ−ợc đánh giá là một n−ớc có thành tựu nổi bật nhất về xây dựng thuỷ điện nhỏ. Theo số liệu tổng hợp của Ngân hàng thế giới, [24], tổng công suất lắp đặt của hơn 60 000 trạm TĐN n−ớc này đã đạt hơn 23.000 MW cấp điện cho trên 800 huyện miền núi trong tổng số 1800 huyện của Trung Quốc bao gồm khoảng 200000 xã với 300 triệu ng−ời dân đ−ợc h−ởng điện. Nguồn điện từ TĐN đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của các ngành công nghiệp trong khu vực nông thôn miền núi và cấp n−ớc t−ới bằng động lực cho nông nghiệp. Trong thành phần điện năng tiêu thụ ở nông thôn Trung Quốc, các ngành công nghiệp địa ph−ơng tiêu thụ 67%, hệ thống t−ới tiêu chiếm 11,3%. Tr−ớc đây, phần lớn các trạm TĐN của Trung Quốc làm việc trong l−ới điện độc lập. Hiện nay 64% số trạm đã đ−ợc nối với l−ới điện cấp tỉnh. Chính phủ Trung Quốc cũng đã hỗ trợ cho TĐN bằng biện pháp miễn trừ thuế thu nhập và giảm thuế giá trị gia tăng từ 17% xuống 6%

ấn Độ: T−ơng tự nh− Trung Quốc, ấn Độ đã có một quá trình nhiều năm sử dụng các nguồn năng l−ợng tái tạo với thành tựu nổi bật trong lĩnh vực phát triển phong điện và đã trở thành một trong bốn quốc gia đứng đầu thế giới về khai thác sử dụng phong điện. ấn Độ cũng đã có nhiều thành công trong xây dựng TĐN với tổng công suất lắp đặt khoảng 1160MW cung cấp điện có hiệu quả cho nhiều vùng đồi núi. Phát triển thuỷ điện nhỏ còn giúp ích ngăn chặn việc chặt phá rừng góp phần bảo vệ môi tr−ờng sinh thái. Theo kinh nghiệm của ấn Độ, qua việc thực hiện Dự án phát triển

thuỷ điện nhỏ trong khu vực rừng núi Himalaya nổi tiếng, [37], ng−ời ta −ớc tính rằng chỉ cần xây dựng một số nhà máy TĐN với tổng công suất khoảng 300 MW thì có thể giảm l−ợng phát thải khí cácbon khoảng 189 000T/năm, tiết kiệm khoảng 420 000 tấn than dầu/năm, và điều quan trọng hơn là bảo vệ đ−ợc cảnh quan và hệ sinh thái của vùng Himalaya rộng lớn. Tuy đã đạt đ−ợc nhiều thành tựu, ấn Độ vẫn xúc tiến phát triển ch−ơng trình phát triển điện nông thôn miền núi dựa vào nguồn thuỷ điện nhỏ và các nguồn năng l−ợng tái tạo khác, tạo thêm đ−ợc công suất lắp đặt điện tái tạo 12000 MW vào năm 2012 để cấp điện cho 4500 xã vùng hẻo lánh và khoảng 2 triệu hộ vùng xa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ và thiết bị để khai thác & sử dụng các loại năng lượng (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)